Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Sản xuất giống hoa hồng (phần 4-1)

Sản xuất giống hoa hồng (phần 4-1)

Sản xuất giống hoa hồng là phần thứ 4 trong series bài viết về kỹ thuật trồng hoa hồng . Trong phần này sẽ được trình bày về các phương pháp sản xuất giống hoa hồng  trong đó bao gồm nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép và nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành. Tuy nhiên do phần này rất dài nên xin phép được chia ra làm 2 chủ đề chính:

4.1 Giới thiệu sơ lược về các phương pháp nhân giống hoa hồng và trình bày nhân giống hoa hồng bằng phương ghép

4.2 Phương pháp nhân giống hoa hồng bằng giâm cành và các phương pháp khác

Nếu độc giả chưa xem các phần trước thì vui lòng tham khảo tại đây :
1. Kỹ thuật trồng hoa hồng : hiểu biết chung về hoa hồng (Phần 1)
2. Kỹ thuật trồng hoa hồng : Điều kiện sinh thái của cây hoa hồng (Phần 2)
3. Kỹ thuật trồng hoa hồng : Giới thiệu về các giống, cách chọn và tạo giống hoa hồng (phần 3)

4.1 Giới thiệu sơ lược về các phương pháp nhân giống hoa hồng và trình bày nhân giống hoa hồng bằng phương ghép

I. Các phương pháp nhân giống hoa hồng

Tuy hoa hồng là cây lâu năm, thân gỗ nhưng cây càng lâu năm sức sinh trưởng sẽ ảnh hưởng mạnh tới tuổi thọ của cây. Vì vậy, để đạt mục đích sản xuất hàng hoá thì khoảng 3-5 năm lại phải trồng thay thế. Ngoài ra, do có nhiều giống mới với màu sắc, mùi thơm mới lạ xuất hiện cũng đòi hỏi người sản xuất phải thay thế kịp thời, do đó việc trồng thay thế là một khâu quan trọng, ở các nước tiên tiến đã có pháp luật bảo hộ cho ngươi chuyên sản xuất cây giống.
Hoa hồng có thể phân ra: Cây chiết cành, cây giâm cành (giâm trong bầu hoặc giâm trên nền giá thể), và cây ghép.
• Loại chiết cành: Chiết từ cây mẹ thành thục, ưu điểm dễ làm nhưng có nhược điểm hệ số nhân giống thấp cây sinh trưởng yếu. Hiện nay ít được áp dụng.
– Loại giâm cành: Là cắm cành bánh tẻ, cành cứng. Đặc điểm của cây con loại này là không phát sinh biến dị và sức sống khoẻ tạo được nhiều “mầm măng”.
– Loại cành ghép: Gốc ghép và cành ghép không cùng một cơ sở di truyền nên chúng tương tác ảnh hưởng lẫn nhau. Có 2 cách ghép: ghép mắt và ghép cành. Có loại gốc ghép: gốc ghép là cây thân sinh và gốc ghép trên cành cắm, có loại mắt ghép là cành sinh trưởng, có loại là cành ngủ.
ở các nước trồng hoa lâu đời (Pháp, Hà Lan,Trung Quốc…) cây giống chủ yếu được nhân theo phương pháp giâm cành, cây ghép trên cành cắm và ghép trên gốc cây thực sinh. Các giống nhập khẩu chủ yếu là cây giâm cành và cây ghép.

II. Nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép

Ghép là phương pháp nhân giống chủ yếu của hoa hồng ỏ Việt Nam. So với cắm cành và nuôi cấy mô thì giá thành thấp hơn, hệ số nhân cao hơn, ít tốn kém vật liệu. Quan trọng hơn là rất nhiều giống hoa hồng khả năng sinh rễ bất định kém, cắm cành khó sống. Hơn nữa, phần lớn các giống hoa hồng rễ phát triển yếu, sức hút nước kém, kháng bệnh yếu. Khi cắt hoa liên tục rễ không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây.*. Nhưng tầm xụân là cây có bộ rễ phát triển, sức hút lớn, khả năng chống bệnh mạnh, sau khi ghép sẽ nâng cao được sản lượng và chất lượng hoa. Vấn đề lựa chọn gốc ghép là một khâu có tính then chốt.

1. Mục tiêu của việc tạo gốc ghép

Tuy việc tạo giống hoa hồng đã được triển khai mấy trăm năm nay nhưng việc tạo gốc ghép chưa được nghiên cứu kỹ, bởi vì việc chọn gốc ghép mất rất nhiêu thời gian và sức lực. Từ thế kỷ XIX đã có những vườn ươm tạo gốc ghép nhằm tạo ra những giống, những loại hình dễ ra rễ, phương pháp tạo giống truyền thông là tuyển chọn những đặc chủng hình thái bên ngoài. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: chọn từ các cây thực sinh có đốt dài, lá nhỏ, ít nhánh và khả năng ra rễ nhanh phù hợp hơn cả.
Năm 1984, Tây Ban Nha và Đức liên kết triển khai công tác tuyển chọn gốc ghép chống mặn, họ dùng tầm xuân nhiều hoa và hoa hồng thơm lai với nhau, dùng dung dịch muối NaHCO3 để xử lý gốc ghép, để ghép lên giống Ilaseta. Kết quả cho thây là sản lượng và khả năng tiếp hợp đều tốt. Ngoài ra, sử dụng kỹ thuật sinh học để tạo giống cũng đã được triển khai. Năm 1992, Haiken đã tạo ra giống thích hợp cho vùng á nhiệt đỏi và nhiệt đới của Ân Độ. Nhật Bản cũng tạo ra hai giống K và K2 chống được bệnh u rễ. Trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã tuyển chọn và bồi dục được một loạt giống hoa hồng không gai làm gốc ghép, tính kháng bệnh và đặc tính ra rễ của các giống này có sự sai khác, chứng minh rằng sự tuyển chọn cây thực sinh trong giống này là có hiệu quả.

2. Nguồn gốc ghép

Bộ tầm xuân có 150 giống, chủ yếu nguyên sản ở vùng á nhiệt đổi, Bắc bán cầu. ó Việt Nam có trên 10 giống. Hiện nay, đa số hoa hồng đểu là sẳn phẩm tạp giao với tầm xuân nên không còn loại tầm xuân thuần. Vì vậy, vể lý thuyết có thể dùng bất kỳ loại tầm xuân nào làm gốc ghép cũng được. Nhưng một gốc ghép tốt cần có các đặc điểm sau: tiếp hợp tốt, tuổi thọ cây giống dài, rễ phát triển tốt, sức hút lớn, chống đổ tốt, sản lượng và chất lượng hoa cao, dễ trồng, dễ ghép… Gốc ghép chủ yếu được dùng hiện nay đềú được chọn từ 3 loại: cẩu tầm xuân, nguyệt quý hoa và tầm xuân nhiều hoa.

a) Nguyệt quý hoa (Rosa inđica):

Nguyên sản ở vùng núi phía Bắc, là cây thân bụi lâu năm, xanh quanh năm, có 3-5 chùm lá nhỏ, hình trứng, hoa thường là một chùm, màu tráng hồng, cành hoa nhỏ, ra hoa quanh năm.

b) Tầm xuân nhiều hoa (Rosa myltiflora):

Nguyên sản ở vùng Hoa Bắc, Hoa Đồng, Hoa Trung, Hoa Nam-Trung Quốc, được trồng ở nước ta từ lâu là cây bụi rụng lá, hoa nhỏ có từ 5-9 chùm, hình bầu dục hoặc quả trứng lộn ngược, hoa thường chụm lại như hình cái ô, màu trắng hoặc màu phấn hồng hoa ra một lần vào mùa xuân.

c) Cẩu Tầm xuân (Rosa Canina):

Nguồn gốc ỏ châu Âu, cây có từ 5-7 chùm lá, lá rộng hình kim màu sắc đậm ra hoa một lần vào vụ xuân. Ngoài ra, có một số giống khác nữa cũng được dùng làm gốc ghép nhưng chủ yếu là các loại tầm xuân trên.

3. Tiêu chuẩn gốc ghép

a) Khả năng tiếp hợp tốt:

Khả năng tiếp hợp là điều kiện quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến tỷ lệ ghép sống, đến sự sinh trưởng của cây sau này, đến chất lượng và sản lượng hoa và tuổi thọ của cây. Hiện nay, gốc ghép là hoa hồng dại có nguồn gốc rất gần vối hồng cắt hoa nên khả năng tiếp hợp tốt, có thể ghép với tất cả các giống trồng thương phẩm, cẩu tầm xuân và tầm xuân dại khả năng tiếp hợp kém, tuổi thọ cây con ngắn, dễ bị thoái hoá, nhưng có thể sử dụng cả ba loại này làm gốc ghép.

b) Sức sinh trưởng và khả năng nhân giống cao:

Nói chung sức sinh trưởng của tầm xuân nhiều hoa (Rosa Muỉtirora) mạnh hơn Rosa Indica và Rosa Canina. Giống Thunb cửa Rosa Multifrora có lượng sinh trưởng gấp 3 lần Rosa Canina.

c) Cách nhân gốc ghép:

Gồm có 2 phương pháp: trồng bằng hạt và cắm cành. Rosa Multifrora có rất nhiều hạt, dễ ra rễ, có thể nhân bằng hạt hoặc cắm cành đều được. Nhưng ở Nhật chủ yếu nhân bằng hạt, ở Mỹ thì lại chủ yếu dùng phương pháp cắm cành. Rosa Indica nói chung không có hạt, chỉ có thể nhân giống bằng cách cắm cành, nhân giống bằng hạt giá thành hạ, cây có bộ rễ khoẻ, sức sống và sức chống chịu mạnh, sau khi ghép không ra mầm ỏ gốc ghép nhưng thường có sự sai khác giữa các cá thể. Ngoài ra, hạt tầm xuân thường có hiện tượng ngủ nghỉ, có một sổ- giống rất dễ nảy mầm, nhưng có gíôhg như Inermis, Superba, hạt giống ngủ rất sâu sau 1 năm mới nảy mầm. Hạt Rosa Multifrora ngủ nghỉ ngắn, dễ nảy mầm có thể dùng hoá chất phá ngủ cho hạt nảy mầm nhanh hoặc dùng tia ánh sáng đỏ phá ngủ cũng tốt.

Gốc ghép tạo bằng giâm cành có bộ rễ phát triển không bằng gốc ghép mọc từ hạt. Mặt khác, gốc ghép từ cành giâm sau khi ghép dễ mọc chồi “dại” ở gốc ghép. Tuy nhiên, khi bật mầm, các mầm phát triển rất đều đặn, thời gian từ giâm cẩnh đến lúc ghép ngắn hơn so với gieo hạt.

d) Không ảnh hưởng tới sản lượng hoa:

Sản lượng hoa là yếu tố đánh giá quan trọng đối vói gốc ghép. Có thể nói không có một loại gốc ghép nào thông dụng cho tất cả các nước mà tuỳ theo điều kiện sản xuất, ở mỗi nơi phải tự chọn ra một gốc ghép tốt cho vùng mình. Hầu hết các tác giả đều cho rằng gốc ghép ảnh hưởng đến sản lượng là do ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, đến tần suất xuất hiện cành mù, nhưng cơ chế ảnh hưởng còn chưa rõ.

e) Không làm thay đổi đến chất lượng hoa:

Hoa hồng là cây thưởng ngoạn nên yêu cầu chất lượng rất cao, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu là độ dài cành hoa, dáng hoa và màu sắc hoa. Một số kết quả cho thây: các gốc ghép khác nhau không có ảnh hưởng rõ tới chất lượng hoa, nhưng cũng có một số kết quả nghiên cứu khác lại cho cho rằng gốc ghép ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Ví dụ: với giốhg Madelon, Alsinecer Gold Tineke ghép trên một số loại gốc ghép, kết quả sau 2 năm cho thấy ghép trên gốc ghép giống Mantti thì cành hoa dài trên 50cm, Burr cũng có kết quả cho biết giống Motrea trồng bằng cành giâm, cho tửơng đối nhiều hoa dị dạng, nhưng khi ghép trên Major tỷ lệ hoa dị dạng giảm bớt và ghép trên Inermis thì ít nhất. Một thí nghiệm khác cho thấy giống Sonina khi ghép trên các loại gốc ghép khác nhau Moneywa, Manetti, Multic, Marleed, Indica đều có 1 số biến đổi nhẹ về màu sắc.

f) Có khả năng kháng nhiều, loại bệnh:

Sử dụng gốc ghép chủ yếu là sử dụng bộ rễ của nó, vì vậy có nhiều nghiên cứu về sâu bệnh hại vói rễ chủ yếu là bệnh u sùi rễ và tuyến trùng. Các kết quả nghiên cứu đều thông nhất ràng: Rosa Canina có tính kháng mạnh, Rosa Indica yếu nhất. Có kết quả cho biết giống Major, rất dễ nhiễm tuyến trùng, giống Maneti có khả năng kháng tuyến trùng mạnh hơn Major. Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo cho biết các giống Europe, Burr, Chilewonye đều dễ nhiễm tuyến trùng.
Giống Inermis, Fander, Noisettiana có tính chống bệnh rất mạnh. Tài liệu nghiên cứu của Nhật Bản cho biết Rosa Multiflora, các giống K-l, K-2, chống được bệnh u sùi rễ, giống Pfander Laxa dễ cảm nhiễm bệnh sương mai, có kết quả cho thấy sự nhiễm bệnh ở các lá (lá biến hình) ở giống Motrea có liên quan đến gốc ghép. Bệnh phát triển mạnh trên cành giâm nhưng ghép trên Major thì sẽ bớt đi, ghép trên Inermìs là nhẹ nhất. Có thể nói rằng tính kháng bệnh có liên quan đến gốc ghép. Một số bệnh cũng được truyền qua gốc ghép.

g) Dễ dàng và thuận lợi cho thao tác ghép:

Gốc ghép phải đạt yêu cầu dễ ghép ví dụ: gốc ghép bằng cây thực sinh đòi hỏi cổ rễ phải dài.Trên thân cây ghép không có gai hoặc ít gai, các đốt dài, tượng tầng hoạt động mạnh, việc ghép sẽ dễ dàng, tỷ tệ sống cao..

h) Quan hệ giữa gốc ghép và cành ghép:

Hiện nay, quan hệ giữa gốc ghép và cành ghép chưa được nghiên cứu, xác định rõ ràng và cũng chưa có nhiều nghiên cứu về mặt này. Một số kết quả nghiên cứu ban đầu cho biết sức sôhg của gốc ghép có thể ảnh hưởng tới cành ghép. Tác dụng chủ yếu của gốc ghép là ảnh hưởng đến sự nảy mầm của cành ghép hoặc sự sinh trưởng của giai đoạn đầu, ngoài ra còn có thể phá vỡ sự ngủ nghỉ cửa mầm nách thân ghép và ảnh hưỏng tới sự sinh ra cành mù khác. Ngược lại cành ghép cũng ảnh hưởng tới sự phát triển rễ của gốc ghép. Ớ phương thức giâm cành, loại hình thân ghép ảnh hưởng rất lớn đến sức sống của rễ gốc ghép, Cơ chế ảnh hưởng trước hết là tới sự phân phối chất đồng hoá làm cho chất đồng hoá tích luỹ vào đỉnh ngọn, kích thích sự phát dục cửa hoa, sau đó có sự thay đổi mạch dẫn sau khi tiếp hợp, đồng thời gốc ghép làm tăng lượng axit gây rụng (axit Absisic – ABA), làm giảm sự thoát hơi qua khí khống. Mặt khác sự tích luỹ axit ABA ở rễ của gốc ghép cũng có lợi cho sự hình thành mầm hoa, .Gần đây người ta còn phát hiện thấy giống Iseta, Mercedes ghép trên các gốc ghép khác nhau, hoạt lực của men Nitrat dehydrogenaza và men tổng hợp axit glutamic ở nơi tiếp hợp có sự thay đổi và thay đổi tuỳ theo gốc ghép, nói chung là lớn hơn ở cây cắm cành. Khi phân tích quá trình tiếp hợp còn cho thấy nồng độ ion N03 thay đổi trong cây phù hợp với sự thay đổi nồng độ men Nitrat dehydrogenaza. Nếu ghép trên cây già thì hoạt lực của 2 loại men này cũng thay đổi. Từ đó có thể là hai loại men Nitricdehydrogenaza và men tổng hợp Acid glutamic có tác dụng quan trọng trong quan hệ gốc ghép trên cành ghép. Ngoài ra, phương pháp ghép trên cành ghép còn tồn tại vấn để tiếp hợp, vấn đề nảy mầm dễ hay khó và tốn công.

4. Kỹ thuật ghép

Ghép mắt là dùng một mắt để sản xuất một cây giống, hệ số nhân giống cao, tiếp hợp tốt. Đây là phương pháp thương dùng nhất hiện nay.

a) Sản xuất gốc ghép:

– Sản xuất tầm xuân nhiều hoa (fìosa multifrorå) bằng hạt làm gốc ghép.
+ Thu hái và bảo quản: Các giống làm gốc ghép rất khác nhau nên thời gian quả chín không giống nhau. Nói chung mùa thu hoạch quả từ giữa tháng 10 đến cuôì tháng 11 người ta hái quả bỏ vào túi nilông, bảo quản trong kho lạnh ở 5°c cho đến lúc đem gieo, cũng có thể hong khô rồi đưa vào kho lạnh. Trước khi gieo phải xử lý (từ 30-60 phút) hạt ở nhiệt độ 5°c. Thời gian xử lý tuỳ thuộc vào giống và mùa vụ gieo trồng. Khi có 1/3 hạt nảy mầm thì có thể đem gieo.
+ Gieo hạt: Khi gieo trên luống, cần căn cứ vào độ tròn hạt, sức nảy mầm của hạt để tính lượng gieo, mật độ gieo. Diện tích vườn ươm bằng khoảng 2,5% diện tích trồng. Vườn ươm tốt nhất là trong nhà che nilông hoặc có thể gieo trên khay. Gieo trên khay cây mọc đều hơn, nhanh hơn, rút ngắn được thòi gian ươm cây. Gieo trên nền đất ngoài trời thì phải đưa ra trồng sớm hơn vì sau khi trồng phải mất khoảng 1 tháng cây mới phục hồi sinh trưởng.
Trồng ngoài ruộng: Trước khi trồng cần xủ lý tiêu độc đất vườn ươm. Nếu như vụ trước trồng các cây lương thực thì ruộng trồng không cần tiêu độc. Đất được cày sâu lật đất, bừa kỹ, bón lót rồi mới lên luống. Luống rộng 60cm, cao 30cm, mỗi luống trồng 2 hàng, hàng cách hàng 25- 30cm, cây cách cây 15-20cm, mỗi m2 trung bình 12-15 cây.
+ Chăm sóc: Tầm xuân dại đòi hỏi nhiều phân, nước, ổ vùng lạnh quá hoặc nóng quá cây sinh trưởng chậm. Nên trồng cây vào nơi có nhiều ánh sáng, trên đất thịt pha cát, đảm bảo tưới tiêu tốt, tốt nhất là tưới phun. Trên đất ướt, cây sinh trưởng nhanh nhưng rễ kém phát triển, rễ cọc to, sâu, nhưng rễ phụ ít, khi bứng trồng, cây hồi phục chậm. Ngoài ra, nhiều giống dễ nhiễm bệnh phân trắng và gỉ sắt và thường bị rệp, nhện đồ, ong gây hại cần quan tâm phòng trừ kịp thời. Giống tầm xuân phấn hồng và giổhg tầm xuân không gai có sức chống sâu bệnh tốt, sinh trưỏng khoẻ, dễ trồng.
– Sản xuất gốc ghép bằng cách giâm cành: Có thể sử dụng cành ngủ khi cắt sửa cây vào vụ thu, vụ xuân để dùng làm cành giâm.
Để ghép vào vụ thu, có thể sử dụng cành bánh tẻ và giâm cành từ vụ xuân, Độ dài cành cắm 15-20cm, cắt bỏ những lá gần gốc và xử lý kích thích ra rễ. Có thể dùng NAA 500 mg/1 ngâm cành khoảng 10 giây cho hiệu quả tốt. Sau khi xử lý thuốc cắm cành trên luống cao tưởi đủ nước và giữ ẩm. Tỷ lệ sống của cành giâm phụ thuộc vào giống. Sau khi cây sống ngắt bỏ những mầm ở gần gốc, đến vụ thu thì cây giâm sinh trưởng mạnh, đủ độ lớn có thể tiến hành ghép. Gốc ghép bằng cành giâm thường có vỏ dày cứng không tốt bằng gốc ghép bằng cây thực sinh nên khó ghép và tỷ lệ sống thấp. Khi ghép cần chọn mắt ghép có độ thuần thục cao. Ngoài ra, gốc ghép có thể giâm trong bầu để dễ cho việc chàm sóc và vận chuyển. Một gõc ghép có thể ghép nhiều mắt, sau khi ghép sống 15-20 ngày cắt phần ngọn trên để mầm ghép phát triển thành chồi.

b) Chuẩn bị mắt ghép:

Chọn mắt ghép tốt là khâu đầu tiên để có cây giống tốt. Nói chung chọn cành đã ra hoa, dùng mắt ở đoạn giữa cành làm mắt ghép. Những mắt ghép gần gốc cành hình thành ở giai đoạn phát dục sớm của cành, khi đó cành còn non, quang hợp yếu, chất dinh dưỡng ít, mầm phát triển kém, sau khi ghép cây ghép sẽ yếu. Các mắt gần ngọn cành ra hình thành khi cành đã phân hoá hoa, thường không to mập, tượng tầng chưa ổn định, tỷ lệ sống thấp,
Sau khi cắt cành ghép, cắt bỏ gai, cắt bỏ lá và giữ lại cuống lá, ngâm ngay vào nước sạch (không được để cạn nưóc). Tốt nhất là sau khi cắt khỏi cây nên ghép ngay khồng để lâu, ỏ nhiệt độ 5°c đảm bảo đủ ẩm có thể bảo quản mắt ghép được 1-2 tuần.
* Chuẩn bị gốc ghép: Gốc ghép có thể là cây thực sinh hoặc giâm cành, khi đạt độ lớn nhất định có thể ghép.
* Công cụ ghép: dao ghép phải thật sắc, cắt một lần là được, trơn, nhẵn phẳng để tiếp hợp được nhanh. Dao phải sạch, dây buộc phải mềm, có độ đàn hồi nhất định.

c) Phương pháp và kỹ thuật ghép:

Gồm bóc vỏ và không bóc vỏ. mắt ghép không dính gỗ. Có rất nhiều phương pháp mở miệng vết ghép: chử T, cửa sổ.
* Phương pháp ghép không bóc vỏ: tức là không bóc vỏ ở chỗ ghép, chỉ tách một phần gỗ có vỏ vừa vói độ lớn của mắt ghép, mắt ghép cũng dùng dao lách nhẹ ra, mang cả phần gỗ. Có những cách làm cụ thể như sau:
– Dán mắt ghép: Dùng dao mở một miệng hình thuôn ở gốc ghép từ trên xuống có mang một phiến nhỏ gỗ dài 2cm, sau đó rạch một đường ngang ỏ vị trí khoảng l,5cm, bóc vỏ phần gỗ và vỏ ở gốc ghép. Dùng dao cắt mắt ghép thành hình thuôn dài chừng 2cm mỏng, có mang một phần gỗ, lắp vào miệng ghép trên thân ghép làm sao cho tượng tầng 2 bên khít nhau dùng vỏ còn lại của gốc ghép bao kín lại, sau đó dùng dây nilông buộc lại.
Phương pháp này không cần bóc vỏ của gốc ghép và mắt ghép, thời gian ghép dài, thao tác nhanh. Nhưng giữa gốc ghép và cành ghép còn một phần gỗ, tượng tầng tiếp xúc ít vì vậy tiếp hợp không hoàn toàn, miệng ghép không chắc.
– Cách ghép dán mới: Là kết hợp giữa cách ghép cửa sổ và ghép dán. Gốc ghép thì dùng phương pháp ghép dán. còn mật ghép thì theo phương pháp cửa sổ.
Ở chỗ ghép cua gốc ghép dùng dao cắt một miệng dài 2cm. (ó dính một phần gỗ, cắt ngang ơ dưới miệng ghép 0,5cm. bóc vỏ phần gỗ và vỏ của nửa trên gốc ghép. Phía trên mặt ghép 0,5cm, bóc xuống chừng 0,5-l,5cm sâu vào đến gỗ, sau đó cắt ngang chỗ dưới mát 0,5-l,5cm, lấy mắt ra bóc vỏ phần gỗ, cắm mắt ghép vào miệng ghép, sao cho tượng tầng 2 bên khít nhau, dùng vỏ của gốc ghép bao lại và dùng dây nilông buộc vào.
* Thời vụ ghép: Trước khi ghép cần cắt bỏ cành và lá ở gần mat ghép, gốc ghép trồng trên luông cao cần phải gạt bớt đất ỏ phần gốc trưóc 1 tuần, đồng thời tưới một lượt nước phân hoà loãng để dễ ghép và tăng tỷ lệ sống. Thời gian ghép trong tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 8 đến đầu tháng 10, (khi nhiệt độ trung bình từ 20-25°C), những ngày ghép cần tránh mưa. Trước khi đem trồng cần cắt sửa cây.

d) Kỹ thuật ghép đoạn cành:

Cành ghép là 1 đoạn cành nhỏ, ghép lên gốc ghép. Chủ yếu là các phương pháp: ghép nối tiếp, ghép bên, ghép lưỡi… nhưng sử dụng phương phấp ghép bẽn, tiện lợi hơn cả. Cụ thể như sau:
– Sử dụng cành ghép: Dùng cành có sức sinh trưởng khoẻ làm cành ghép, mỗi cành ghép có hai mắt là vừa. Sau khi cắt nêu chưa có điểu kiện ghép ngay, đưa vào bảo quản lạnh có thể dùng được thời gian dài (5- 7 ngày).
– Thao tác ghép: Gốc ghép phải to hơn cành ghép, cắt bỏ gốc ghép ỏ vị trí định ghép từ mặt cắt ngang dùng dao chẻ thành 1 đường làm miệng cát, mang theo 1 phần gỗ. Cành ghép là một đoạn cành nhỏ gồm 2-3 mắt. dùng dao cắt ở gốc cành ghép tạo thành một mạt nghiêng 45 độ từ phía đối diện mặt nghiêng có độ dài cách 2-2,5cm. độ sâu vết cắt vừa bằng một lớp gỗ mỏng và phần vỏ bị cắt, khi cắt trước tiên là cắt vào phần vỏ, sau đó cắt xuống phía dưới. Mặt cắt của cành ghép và mắt ghép phải nhẵn phẳng, Sau khi ghép dùng dây nilông buộc lại, cách ghép này có thể tiến hành trong vụ đông xuân nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao. Khi mắt nảy mầm thì cho tiếp xúc ánh nắng dần dần, Sau 40 ngày có thể đem ra ruộng trồng, Nếu muốn có cây con to hơn thì phải trồng trong vườn ươm, đợi khi mắt ghép cao khoảng 20cm ngắt ngọn 1 lần để tạo tán mới có thể đem trồng.
Ngoài ra, trong vụ xuân sớm, có thể ghép trong nhà che phủ nilông tránh được mưa phùn, sương muối, nâng cao được nhiệt độ không khí so vối ngoài trời.
– Ghép bên: Ghép bên có thể dùng những cành mù và cành đã ra hoa, khi cây có nụ, bắt đầu nở hoa để làm cành ghép, độ dài cành ghép thường mang 1-2 mắt phía trên mắt ghép để dễ cầm nắm, Vì cành ghép là cành bánh tẻ nên nếu có gốc ghép được bảo quản tốt có thể ghép bất cứ lúc nào, cây con sinh trưởng nhanh. Ghép vào tháng 4-6 thì sau 35- 40 ngày có thể đem đi trồng.
Dưới đây là một số ảnh minh hoạ các phương pháp ghép điển hình:

hồng giâm cành qua các giai đoạn 5, 10, 15, 20 ngày
Hồng giâm cành 25 ngày tuổi đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất
Hồng giâm cành 25 ngày tuổi đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất
Trồng hoa hồng trên giá thể trong nhà lưới (không cần đất)
Trồng hoa hồng trên giá thể trong nhà lưới (không cần đất)
Vườn nhân giống hoa hồng bằng giâm cành
Vườn nhân giống hoa hồng bằng giâm cành

Xem thêm

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trong quá trình trồng hoa hồng sâu rệp hại hoa hồng là một trong những tác nhân thường xuyên xuất hiện gây khó khăn cho người trồng. Vì vậy trong phần bài viết này TRLV sẽ trình bày về các loại côn trùng gây hại này và biện pháp phòng trừ .