Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Kỹ thuật trồng hoa hồng : Điều kiện sinh thái của cây hoa hồng (Phần 2)

Kỹ thuật trồng hoa hồng : Điều kiện sinh thái của cây hoa hồng (Phần 2)

Xem lại phần trước
Kỹ thuật trồng hoa hồng : hiểu biết chung về hoa hồng (Phần 1 )

Trong kỹ thuật trồng hoa hồng : Điều kiện sinh thái của cây hoa hồng (Phần 2) sẽ có nội dung nói về nghiên cứu các điệu kiện môi trường sinh thái sống của cây hoa hồng bao gồm: ánh sáng, nhiệt độ, CO2 , độ ẩm và tính đất đai.

Hoa hồng ưa chiếu sáng đầy đủ, thoát nưóc tốt, không khí lưu thông và không có bão. Nhiệt độ ban ngày thích hợp nhất là 22-27°C, ban đêm từ 12-18°c. Nhiệt độ thấp hdn 8°c thì sinh trưởng chậm, cây dần dần ở vào trạng thái ngủ nghỉ. Khi ở trạng thái ngủ nghỉ cây có thể chịu được ở nhiệt độ -15°c. Nhiệt độ trên 30°C kéo dài liên tục, tròi khô nóng cây sẽ ở trạng thái nửa ngủ nghỉ. Cây có thể chịu được nhiệt độ cao tới 35-38°C. Tuy nhiên để duy trì sự sinh trưởng tốt của cây trong mùa hè cần che bớt ánh sáng. Ngoài ra,cây hoa hồng đòi hỏi nhiều nước , nhiều phân và điều kiện thoáng khí trong đất.

I-Ánh sáng

Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và ra hoa của hoa hồng, ánh sáng chẳng những có tác động trực tiếp với cây mà còn làm thay đổi một loạt các nhân tố ngoại cảnh khác. Ví dụ: làm tăng nhiệt độ, tăng sự tiêu hao nước. Do thời tiết thay đổi hoặc do sự che bớt ánh sáng dẫn đến giảm cường độ và thời gian chiếu sáng đều làm giảm lượng chất khô tích lũy và khả năng sinh trưởng. Sự phân hoá hoa, sự phát dục của hoa, thời gian giãn cách giữa 2 lần cắt hoa, độ lớn của cành hoa, trọng lượng và chiều dài cành, diện tích lá, màu sắc của cành hoa đều chịu ảnh hưởng của ánh sáng.

1.Cường độ chiếu sáng
Cường độ chiếu sáng ánh hưởng rất rõ đến sản lượng hoa hồng. Có rất nhiều tài liệu nói tới sự phát dục hoa vói cường độ chiếu sáng. Che bớt ánh sáng sẽ làm giảm sự phát triển của mầm hoa. Trước khi hoa phát dục (sau khi ngắt bỏ đỉnh sinh trưởng từ 10-20 ngày), sự phát dục của hoa có tương quan chặt chẽ vối cường độ chiếu sáng (cũng có khi liên quan tói thời gian chiếu sáng). Trong nhà kính cây ở các vị trí khác nhau, các hướng khác nhau, cho số lượng hoa cũng khác nhau, phần giáp biên lượng hoa nhiều hơn ở giữa, hướng phía Nam nhiều hơn hưởng phía Bắc. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy ở phía Bắc bán cầu trong cùng một nhà kính số lượng hoa sẽ giảm dần theo trình tự sau Nam> Đông >Tây>Bắc> ỏ giữa.
Ngoài ra, cường độ chiếu sáng còn ảnh hưởng tới sự phát sinh cành. Những hàng cây càng gần hướng Nam cây càng ra hoa nhiều hơn so với hàng cây gần hướng Bắc. Dùng cách che ánh sáng ở phần phát sinh cành hoàn toàn có thể ức chế sự ra cành, dùng cách chiếu sáng bổ sung sẽ làm tăng số lượng cành.

2.Chu kỳ và chất lượng ánh sáng

Chu kỳ chiếu sáng không ảnh hưởng đến sự phân hoá hoa, nhưng thời gian chiếu sáng dài sẽ kích thích sự sinh trưởng và ra hoa. giảm bớt cành mù và hoa dị hình, rút ngắn thời gian trong một chu kỳ ra hoa, Chu kỳ chiếu sáng và độ dài bước sóng ánh sáng có quan hệ tới sự phát dục của hoa và vị trí của mầm hoa. ở 21°c dùng đèn huỳnh quang chiếu sáng mỗi ngày 8h thì tất cả mầm trên cành ngắn đểu phát dục thành mầm hoa, trên cành dài cũng ngẫu nhiên có mầm hoa; ở 15°c bất kể cành ngắn hay cành dài đều phát dục thành mầm hoa dưới ánh sáng trắng. Sự phát dục của mầm hoa có thể thực hiện trong bất cứ nhiệt độ nào.

3.Cường độ quang hợp

90% chất khô trong cây là do quang hợp tạo nên. Quang hợp chịu ảnh hưởng của giống, trạng thái nước, cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ co2. Tất cả các giống hoa hồng
đều có yêu cầu lượng bức xạ là l.000 Mmol m‘2 S’1 PAR. Ở nhiệt độ 22°c và điều kiện kéo dài bức xạ, mức quang hợp thuần của hoa hồng khi nồng độ co2 là 360 mg/g.
JIAO (1990) nghiên cứu với hoa hồng cho thấy mức co2 trao đổi (NCER) (Net co2 exchange rate) có phản ứng khác nhau với nhiệt độ, Các giống Red Rosemini, Orange Sunbdase và lady Sunblase là các giống mẫn cảm với nhiệt độ trong quang hợp. Trong điều kiện bão hoà (PARC) và nồng độ co2, nhiệt độ thích hợp cho quang hợp là 15-20°C khi nhiệt độ cao hơn 25°c thì quang hợp giảm nhanh. Các giống mẫn cảm với nhiệt độ thì khi nhiệt độ tăng cao quang hợp thuần giảm, chủ yếu do cường độ hô hấp tăng.
Theo JIAO (1988), trong điều kiện ánh sáng mạnh của mùa hè cây hoa hồng có phản ứng quang hợp khá mạnh. Khi bức xạ ánh sáng bão hoà hiệu suất quang hợp thuần cao. Nhưng vào mùa đông khi cường độ ánh sáng yếu 50.100 Mmol m*2 S’1 PAR, hiệu suất quang hợp thuần tương đôì cao. Đó là do kết cấu của bộ máy quang hợp giúp cho nó có tính thích ứng mạnh với ánh sáng.

Chú thích: PAR: photasunthetically active Radiation- (tia có hoạt động quang hợp), RIBP: Ribulozobi phos phát.
Buson và Graham (1991) cho thấy tăng lượng phân bón sẽ tăng được cường độ quang hợp. Trồng hoa hồng trong điều kiện nồng độ CO2 cao một thời gian dài cũng không sản sinh khả năng thích ứng. Bón CO2 làm cho hoa hồng tăng sản lượng là do kéo dài được thời gian có hoạt tính cao của men RiBP Carboxylaze và men carboxylaze. Theo Merarob và Dauereau hoạt tính của hai men này có tương quan thuần với nhau.

Chiếu sáng bổ sung: ở vùng vĩ độ cao mùa đông ánh sáng không đủ ảnh hưởng đến sản xuất. Vì vây, cần chiếu sáng bổ sung để kích thích sự nảy mầm của mầm nách, tăng tốc độ sinh trưởng của cành, giảm lượng cành mù, tăng sản lượng và chất lượng hoa. Khosh-Khui và Geoge (1977) phát hiện ngay cả trong mùa hè chiếu sáng bổ sung cũng tăng được số lượng cành hoa.

Banffi: Ảnh hưởng của chiếu sáng bổ sung tới số lượng và chất lượng hoa.
Sản lượng và chất lượng hoa Giống Frico Giống Gabrilla

Sản lượng và chất lượng hoa Giống Frico Giống Gabriỉla
Đ/C Chiếu bổ sung

87 Mmol m^S” 1

Đ/C Chiếu bổ

sung 87 Mmol

Số hoa thu được trên 10

m2 /năm

716 1.159 562 747
Tỷ lệ hoa thương phấm % 100 162 100 133
Tỷ lệ hoa loại 1 (%) 81 85 76 84
Tỷ lệ cành mù (%) 13 6 21 11
Độ dài cành hoa (mm) 827 1.230 712 843

 

(Đối chứng (đlc) là ánh sáng tự nhiên mùa đông).
(Ghi chủ: PPFD (Photosynthetic Photon Flux Density) là mật độ quang lượng tử ở mức đọ bức xạ hữu hiệu trong quăng hợp.)
Như vậy, chiếu sáng bổ sung đã tăng chỉ số chất lượng hoa, tỷ lệ cành hoa và độ dài cành tăng. Tuy nhiên, độ mẫn cảm với chất lượng ánh sáng không giống nhau, giữa các giống khác nhau.

Sức sinh trưởng của hoa hồng vào mùa thu-đông-xuân cao hơn mùa hè. Vì vây, chiếu sáng bổ sung vào tháng 11, 12, 1 hiệu quả gấp 2 lần chiếu sáng vào tháng 6, tháng 7. Ngoài ra, Bick Förd (1972) cho biết khi chiếu bổ sung với cường độ mạnh vào trước 5 giờ sáng hiệu quả cao hơn nhiều sau 5 giờ chiểu, tỷ lệ hoa tăng thêm là 43% và 20%. Vì thế, chiếu sáng bổ sung cho hoa hồng vào lóc trước mặt trời mọc hiệu quả tốt hơn sau lúc mặt trời lặn.
Khi giảm bớt cưòng độ ánh sáng sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của cành hoa. Hiệu quả này càng rõ trong điều kiện nhiệt độ cao. Khi cường độ chiếu sáng giảm 65% ở 15°c, thời gian sinh trưởng của cành hoa giống đỏ Pháp kéo dài thêm 3 ngày trong khi ở nhiệt độ 21°c kéo dài thêm 12 ngày, ở rất nhiều thí nghiệm đều cho kết quả chiếu sáng bổ sung sẽ rút ngắn thời gian phát dục của hoa.

II. Nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những nhân tố quan trọng đôì vói sinh trưởng và phát triển của hoa hồng bao gồm các yếu tố: nhiệt độ ngày, đêm; chênh lệch nhiệt độ ngày đêm và nhiệt độ đất. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, sự tạo thành các sản phẩm trao đổi chất đặc biệt là sắc tố và cuối cùng là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất.
Nhiệt độ ngày: Nhiệt độ tối thích tuỳ theo giống, nói chung từ 23-25°C, cũng có một số giống nhiệt độ tối thích là 21-23°c. Nhiệt độ cao quá ảnh hưởng xấu đến sự kéo dài của cành. Khi nhiệt độ trung bình ngày vượt quá 24 °C cành hoa thường ngắn hơn 35cm. Nhiệt độ ngày cũng ảnh hưởng tới sản lượng hoa. Nhiệt độ từ 26-2 7°c sản lượng cao hơn ở 29-32°C là 49%, hoa thương phẩm cao hơn 20,8%.
Nhiệt độ đêm: Nhiệt độ đêm quan trọng hơn nhiệt độ ngày. Ở các giống Sonia, Samansa Vance khi nhiệt độ đêm cao, hoa nhiều, số ngày đến kỳ ra hoa giảm. Độ dài cành ít chịu ảnh hưởng cửa nhiệt độ đêm. Nhưng các giống Chuli, Malina khi nhiệt độ đêm cao thời gian phát dục rút ngắn, độ dài cành giảm, số lượng cành hoa ít. Đa số các giống
thích hợp với nhiệt độ đếm là 16°c. Nhiệt độ đêm 16°c có ảnh hưởng tốt đến số lượng và chất lứỢng hoa. Thấp hơn nhiệt độ tối thích này cây sinh trưởng chậm, sản lượng thấp nhưng chất lượng hoa cao. Nếu cao hơn nhiệt độ tối thích thì sinh trưởng nhanh, sản lượng cao nhưng chất lượng hoa kém.
Nhiệt độ đất: Nhiệt độ đất thích hợp thì sức sông của rễ cao, tăng năng suất và châ’t lượng hoa. Nhiệt độ đất trên 21 °C thì dù nhiệt độ không khí chỉ 5-8°C vẫn có hoa chất lượng cao. Nhiệt độ đất có thể cao hơn 26°c cây vẫn sinh trưởng tốt nhưng cao quá 30°c thì ảnh hưởng xấu.
Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Ngày trời quang, nhiệt độ ban ngày cao hơn ban đêm 5-8°C có lợi cho sự tạo thành và sự dự trữ dinh dưỡng. Khi nhiệt độ tới 30°C thì 20
quang hợp ngừng. Những ngày nhiều mây ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp, quang hợp giảm trong khi hô hấp thì thực hiện cả ngày và đêm và khi nhiệt độ tăng hô hấp cũng tăng vì vậy trồng hoa hồng phải chú ý đến điều tiết nhiệt độ nếu không chất lượng hoa sẽ giảm.
Nghiên cứu của Tangeras (1979) cho thấy: nhiệt độ ban ngày thấp, ban đêm cao sẽ khống chế độ dài cành đó là điều rất bất lợi cho hoa hồng, vì độ dài cành hoa là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đến chất lượng hoa thương mại. Vì vậy, phải có sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm nhất định. Ngoài ra, độ dài của chu kỳ ánh sáng ảnh cũng hưởng đến hiệu quả hiệu ứng của sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm.
Headrik và Scharpy (1987) phát hiện thấy khi nhiệt độ ngày thấp hơn đêm, sẽ làm cho cành hồng ngắn lại, Mortensen và Moe (1991) cũng chứng minh được điều này đồng thời còn cho biết nhiệt độ ngày cao hơn đêm sẽ rút ngắn được thời gian phát dục của hoa 2 ngày nhưng không làm cho cành dài ra. Khi tăng nhiệt độ ngày trong giới hạn thích hợp có thể làm tăng-sự sinh trưởng và sản lượng. Moe (1988) dùng giống Red garanette làm thí nghiệm khi nhiệt độ tăng từ 12-18°c thì tốc độ sinh trưởng tăng lên 50%, sản lượng tăng so với ban đầu 2,5-3 lẫn. Dùng các giống Sonia, Belinda và Rad gamette làm các thí nghiệm xử lý trong điều kiện ổn định nhiệt độ 12, 15, 18, 21 và hai tổ hợp chênh lệch nhiệt độ ngày đêm 21/15; 24/12 cho kết luận: 18-20°C là nhiệt độ thích hợp nhất vói sinh trưỏng và ra hoa. Tốc độ phát dục của hoa chịu sự khống chê của nhiệt độ trung bình. Như vậy, khi nhiệt độ ổn định 18-2O°C tốc độ phát dục của hoa ảnh hưởng sẽ như nhau. Nhiệt độ ban đêm thấp làm chậm tốc độ phát dục có thể bị nhiệt độ ban ngày cao làm tăng tốc độ phát dục và triệt tiêu ảnh hưởng xấu do nhiệt độ ban đêm thấp.

III. CO2

co2 là nhân tố quan trọng sau nhiệt độ và ánh sáng. Lượng co2 ảnh hưởng tối quang hợp, sinh trưởng và phát

dục. Nhìn chung các loại hoa có 2 phản ứng với việc bổ xung co2; phản ứng trực tiếp tức làm tăng quang hợp, tích luỹ chất khô và phản ứng gián tiếp là phản ứng hình thái vổi đặc trưng là làm tăng sự nảy mầm và tăng sô” lượng hoa. Bổ xung thêm co2 có thể làm tăng sản lượng và chất lượng hoa, co2 còn làm tăng hiệu quả của ánh sáng. Nếu kết hợp xử lý cả hai yếu tố (ánh sáng và CO2) có thể tăng được 69% hoa thương phẩm. Có nhiều tài liệu cho biết trong nhà bẳo ôn (nhà kính) ở Bắc bán cầu số lượng hoa sẽ giảm dần theo các hướng Nam> Đông>Tẫy>Bắc. Tuy ở hai phía Đông và Tây cường độ ánh sáng tương đương nhưng lượng hoa phía Đông nhiều hơn hẳn phía Tây chủ yếu đo hô hấp ban đếm sình ra nhiều COợ, khi mặt trời lên thì hướng Đông quang hợp trước, hút hết CO2. Tường phía Bắc che bởi lớp kính, nhôm có tính phản xạ, số lượng và chất lượng hoa ỏ phía Bắc đều giảm, nhưng hiệu quả này chỉ rõ rệt vào mùa Đông.
Bảnẹ 2: Anh hưởng của nồng độ co2 tói số mầm hoa, số cành hoa và thời gian ra hoa

Xử lý co3 Số mầm hoa Số cành Thời gian ra hoa
TN1 TN2 TN1 TN2 TN1 TN2
Ôn định 60 ppm 12,4 9,1 31,0 28,6 43,3 47,8
Ổn định 90 pm 12,6 9,1 27,6 25,2 41,0 46,8
Tăng nồng độ

600-1.500 ppm

11,7 8,8 31,1 28,1 43,8 47,2
Giảm nồng độ

1.500 – 600 ppm

12,2 9,0 29,9 27,8 42,7 48,1

Andesson (1991) cung phát hiện thấy trong điều kiện liên tục có nồng độ CO2 cao sinh trưởng phát dục của hoa hồng đều hơn hẳn so với nồng độ thấp hoặc không ổn định. Bổ sung co2 không làm ảnh hưởng đến số lượng cành non nhưng số mầm hoa sẽ tăng ồ nồng độ co2 cao. Trong điểu kiện nồng độ co2 600 ppm cây sẽ có số mầm hoa nhiều nhất, ở nồng độ co2 900 ppm thời gian’ra hoa sẽ ngắn lại.

IV.Độ ẩm

Trong nhà kính ảnh hưởng của sự điểu tiết độ ẩm phụ thuộc vào thời tiết và thời gian chiếu sảng. Kết quả thí nghiệm cho biết không chế độ ẩm trong phòng bảo ôn không ảnh hưởng gì tới sản lượng về mùa đông nhưng mùa hè thì tăng được sản lượng.
Sự khác biệt này do ảnh hưởng đến môi trường sông cụa cây. Khi thiếu nước sự thoát hơi nước phụ thuộc vào độ ấm không khí và diện tích lá. Nưóc không trực tiếp tham gia vào phản ứng sinh hoá mà chỉ là 1 điều kiện của phản ứng quang hợp, tác dụng tói sự cân bằng năng lượng trong cây. Nếu không chế độ ẩm thích hợp thì độ dài cành tăng thêm trung bình là 8,2%.

V.Tính đất đai

Cây hoa hồng là cây có thời gian thu hoạch nhiều năm nên việc đảm bảo tính chất lý hoá của đất rất quan trọng. Đất trồng hồng tốt nhất là đất Macgarit (đất đen đá vôi) hoặc đất đồi giàu mùn, loại đất này kết cấu viên tốt, mật độ tương đối nhỏ, khả năng giữ mùn tốt, thoáng khí, có lợi cho sự phát triển cửa rễ. Độ sâu của .đất và độ dày của tầng canh tác cũng rất quan trọng. Hoa hồng cần đất có tầng canh tác dày từ 50cm trở lên, mỗi cây trung bình cần một lượng đất từ 100-120dm3 đồng thời mực nước ngầm sâu >40cm. Mực nước ngầm cao rễ kém phát triển, sản lượng thấp.

1.Tính chất vật lý của đất hoặc chất nền:

Phần lớn rễ của hoa hồng đều phân bô’ ở tầng đất từ 60cm trơ lên phía trên mặt, một số ít có thể ăn sâu tới lm.
Đất phải có nhiều lỗ hổng, đặc biệt là sự thông khí của tầng dưới ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của rễ. Nói chung tỷ lệ khí trong độ hổng đất ở tầng dưâi 30cm phải đạt trên 20%, tầng trên 30cm là 17% mới đạt yêu cầu. Người ta cho rằng trong tầng từ 0-50cm tỷ lệ độ hổng không khí phải đạt 25-30% là phù hợp nhất. Trong điều kiện đất thoáng khí rễ thành thục màu vàng nâu, rễ non màu trắng, không thoáng khí rễ đen, rất ít rễ mói, rễ thường bị nứt nẻ, dễ nhiễm bệnh.

Bans 3. Ảnh hưởng của than bùn và rơm mùn tới sản xuất hoa hồng

Khu TN Số hoa (cành/cây) p.hoa tươi (g/cành) Tỷ lê phấn giá thế trong đất (%)
Tâng 0-20cm Tầng 20-40cm
Than

bùn

20cm,10% 47,7 19,3 38,0 40,7
20cm,20% 55,4 21,2 30,4 38,0
40cm,10% 47,2 18,9 33,3 33,7
40cm,20% 50,7 20,9 31,2 34,9
Rơm

mùn

20cm,10% 44,3 21,7 33,4 33,9
20cm,20% 41,6 21,6 31,9 31,9
40cm,10% 46,9 19,0 35,1 38,4
40cm,20% 52,1 19,5 32,2 34,4

Nếu đất không đạt yêu cầu trên phải tiến hành cày sâu,- lật đất, bón nhiều chất hữu cơ và tháo nước để cải tạo đất.
Các thí nghiệm sử dụng mùn cưa, phân bò, xỉ gạch, rơm… để cải tạo đất, kết quả cho thấy tốt nhất là dùng than bùn và rơm mùn.
ở tầng 40cm dùng than bùn hoặc rơm mùn với dung tích 20% cải thiện được lý tính của đất, cho hiệu qủa tốt nhất.

2.Tính chất hoá học của đất hoặc chất nền, trị số EC

Khi trồng hồng trị số EC nên dưới 0,6ms/cm. Giai đoạn thu hái khoảng từ 0,9-l,0ms/cm là thích hợp.
* Độ pH: Hoa hồng ưa đất hơi chua, độ pH từ 5,5-6,5 là thích hợp nhất, pH từ 7,0-8,0 cây sinh trưởng rất yếu ớt; Độ no baze từ 64-75; Độ no Ca++ từ 50-55%; Độ no Mg4 + từ 10- 15% là thích hợp.

Xem lại phần trước
Kỹ thuật trồng hoa hồng : hiểu biết chung về hoa hồng (Phần 1 )

Kỹ thuật trồng hoa hồng : Giới thiệu về các giống, cách chọn và tạo giống hoa hồng (phần 3)

Xem thêm

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trong quá trình trồng hoa hồng sâu rệp hại hoa hồng là một trong những tác nhân thường xuyên xuất hiện gây khó khăn cho người trồng. Vì vậy trong phần bài viết này TRLV sẽ trình bày về các loại côn trùng gây hại này và biện pháp phòng trừ .