Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Kỹ thuật trồng hoa hồng : hiểu biết chung về hoa hồng (Phần 1 )

Kỹ thuật trồng hoa hồng : hiểu biết chung về hoa hồng (Phần 1 )

Hiện nay trong thế giới kiến thức có vô vàng sách vở, bài viết hướng dẫn cách trồng hoa hồng và trong nội dung này TRLV xin gửi đến quí độc giả series gồm 8 phần hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa hồng .

Phần 1 : Hiểu biết chung về hoa hồng bao gồm :

1.Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới

2.Lịch sử phát triển của hoa hồng

3.Nguồn gốc hoa hồng hiện nay và đặc điểm hình thái, thực vật học

4.Giá trị và ý nghĩa của hoa hồng

I. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới

Hoa hồng là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới, với đặc tính hoa to vừa phải, màu sắc đẹp mắt, hương thơm dịu dàng, hoa hồng được coi là “Hoàng hậu của các loài hoa”. Hoa hồng biểu hiện cho hoà bình, tươi trẻ, là hoa của tình yêu, tình hữu nghị của niềm vui và sự tốt lành.
Các nước sản xuất hoa hồng chính là: Hà Lan, Mỹ, Colombia, Nhật, Isarel… Trong đó, Hà Lan là nước trồng và xuất khẩu hoa hồng lón nhất trên thế giới. Mỹ là nước trồng hoa hồng nhiều nhưng nhập khẩu cũng nhiều, Năm 1996, Mỹ sản xuất 3,5 tỷ cành và nhập khẩu 8,3 tỷ bông, Trung Quốc là nước bắt đầu sản xuất hoa hồng từ những năm 50 của thế kỷ XX. Hiện nay, Quảng Đông là tỉnh trồng nhiều hoa hồng nhất, diện tích 4.320ha, sản xuất 2,96 tỷ bông; tiếp đó là các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc. Hoa chất lượng cao nhâ’t là ở Vân Nam, đây cũng là vùng thích hợp với hoa hồng vì vùng này có vĩ độ thấp, độ cao lớn, bôn mùa mát mẻ biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm nhỏ, ánh sáng đầy đủ (tương tự Đà Lạt của Việt Nam).

II. Lịch sử phát triển của hoa hồng

Người ta cho ràng loài tầm xuân có từ kỷ Đệ Tam cách đây 3,5-7 triệu năm, chủ yếu phân bổ ở các vùng đại lục ôn đới Bắc bán cầu, riêng loại ra hoa 4 mùa, có khởi nguyên ở vùng á nhiệt đới. Trải qua sự biến đổi lâu dài trong tự nhiên và sự chọn lọc của con người Tầm xuân đã biến thành hoa hồng cổ đại.
Theo ông Từ Thục Quyên (1992), tầm xuân có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử phát triển hoa hồng của Trung Quốc. Các tỉnh Hồ Bắc, Vân Nam, Tứ Xuyên… đều có hoa hồng dại. Các giống hoa hồng cổ đại chủ yếu là:
Nguyệt nguyệt hồng (C.v. Semperflorens)
Hoa hồng Tiền Nguyệt (C.v. minina)
Nguyệt nguyệt phấn (C.v. Parsons Pink China)
Hoa hồng xanh (C.v. Viridtỉora)
Hoa hồng biến màu (C.v. Mutabiỉin)
Người ta cho rằng sự lai tạp giũa tầm xuân hoa to và hoa hồng bôn mùa tạo ra giống hồng thơm. Loại này có nhiều ỏ Vân Nam, hoa hồng thơm cũng có rât nhiều giống trong đó có những giống nổi tiếng như:
Hoa hồng thơm màu phấn hồng (C. V. erubencens)
Hoa hồng thơm màu vàng cam (C, V. Perdoindica)
Hoa hồng thơm màu nhạt (C. V. Vohroỉeuca.)
ơ Châu Âu tầm xuân chủ vếu có 2 giống: Tầm xuân Pháp và R. Canina. Cho đến thế kỷ XVIII, sán sinh ra tầm xuân bành điệp, tầm xuân trắng (Rosa alba) và trên 100 giống cổ đại. Hầu hết các loại hoa này chỉ ra hoa 1 lẩn trong năm và màu hoa nhạt. Năm 1768, một số giống hồng của Trung Quốc như: Nguyệt nguyệt hồng, hồng thơm vàng nhạt, hồng màu phấn hồng và hồng thơm tím mới được đưa sang Châu Âu, từ đó lai với các giống tầm xuân Châu Âu sinh ra các giống Rosa Portlands, Bourbons. Khoảng năm 1837 Laffay lai giữa hoa hồng Trung Quốc với Portlands tạo ra một số giống lai (Hybirđ Perpetuals) có sức sinh trưởng khoẻ, cây cao to, hoa thơm, màu đỏ và phấn hồng, Nhưng các giống này chỉ ra hoa 1-2 lần trong năm, mãì đến sau này mới tạo ra được giống ra hoa nhiều ỉần và tạo thành giống hoa hồng thơm. Vì vậy, người ta lấy năm 1867 là mốc để phân chia hoa hồng cổ đại và hiện đại,
Poulson (Đan Mạch) tiến hành lai giữa hoa hồng thơm và Hybrid Polyanthas tạo ra giống Else PouỊson rose, Miniature rose, Grandi Flora rose vào năm 1920. Năm 1958, ỏ Mỹ người ta đã lai tạo thành công nhiều giống tốt, cây to, tính chống chịu cao, hoa to như Queen Elizabeth. Việc tạo ra các giống chống bệnh, chống rét, đồng thời hoa to. màu đẹp, tươi lâu có mùi thơm và hoa nỏ tập trung… là khuynh hướng chọn tạo giống hoa hồng hiện nay.
Việt Nam là một trong những vùng nguyên sản của hoa hồng nhung phát triển chậm. Gần đây công tác giống mới được quan tâm chú ý nhưng chủ yếu vẫn là theo con đường nhập nội. Hiện nay, các giống trồng ỏ Việt Nam hầu hết là giống nhập từ Hà Lan, Mỹ, Pháp, ý, Trung Quôc… Do điều kiện đất đai, khí hậu và trình độ thâm canh khác nhau nên các giống này chưa phát huy được hết ưu thế của chúng.

III. Nguồn gốc hoa hồng và đặc điểm hình thái thực vật học

Hoa hồng trồng hiện nay có nguồn gốc rất phức tạp, nó là kết quả tạp giao của tầm xuân (Rosa multiflora) với Mai Khôi (Rosa Rugosa) và hoa hồng (Rosa indica).
Mai Khôi: (Rosa Rugosa) có nguồn gốc ỏ Trung Quốc, hiện còn rất nhiều cây hoang dại. Mai Khôi là loại cây thân gỗ rụng lá, cao tới 2m, thân dạng bò, màu nâu tro, trên thân có một lớp lông nhung và có gai. Lá kép lông chim, có
5- 9 lá nhỏ, hình thuôn hoặc hình trứng dài 2-5 cm, mép lá có răng cưa, mặt trên không có gai, mặt dưới có lông gai. Hoa mọc thành chùm màu trắng hoặc đỏ tím, đường kính
6- 8cm, có chứa tinh dẫu, mùi thơm, thông thường mỗi năm hoa ra một lần vào tháng 5 hoặc tháng 6, cũng có khi ra thêm một đợt vào tháng 7, tháng 8, quả hình cầu dẹt, màn đỏ gạch.
Tầm xuân: Là loại cây bụi rụng lá, cành nhỏ, mọc lan như cây dây leo, lá kép lông chim, hoa nhỏ và mọc thành cành, một năm chỉ ra hoa 1 lần. Cây có nguồn gốc ổ Trung Quốc, Tây Âu. Bắc Mỹ. ơ Trung Quốc có loại tầm xuân dại (Rosamultiflora) có 5-11 lá kép, quanh có gai, hoa nhỏ, màu trắng đến màu đỏ. mọc dày sít như hình cái ô, ra hoa vào tháng 5, tháng 6; quả nhỏ hình cầu. Ngoài ra. còn có một số loại tầm xuân khác như: Cây tầm xuân (Rosa Camina), tầm xuân màu vàng, tầm xuân lá nhăn, tầm xuân Pháp…
Hoa hồng (Rosa indica) nguyên sản ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Tô Châu, Quảng Đông… hiện nay còn tồn tại những cây cổ thụ hoang dại, là loại cây lùm bụi, rụng lá và nửa rụng lá, cây mọc đứng thắng hoặc nửa mở, lá kép lông chim có từ 3-5 lá nhỏ, hình trứng dài 2-3cm, đỉnh lá nhọn, mép lá răng cưa, hai mặt không có lông. Hoa mọc rời hoặc thành chùm trên cành, đường kính 5cm, hoa màu trắng đến đỏ thẩm, thơm nhẹ, cuống hoa nhỏ. Một năm cây ra hoa nhiều lần từ cuối tháng 4 đến tháng 10. Quả hình trứng hoặc hình cầu, quả chín vào tháng 4 đến tháng 11. Nhiễm sắc thể 2n=2x-14, có rất nhiều biến chủng như có loại có lông, không có lông, lá mỏng nhỏ, nhiều hoa…. là bố, mẹ của các giống hoa hồng hiện nay.
ở Trung Quốc thời Hán Vũ Đế (140 năm TCN) trong cung vua đã có hoa hồng. Đến đời Bắc Tống đã có người trồng và đã biết tạo ra giống hồng ra hoa quanh năm, có mùi thơm do lai giữa tầm xuân và hoa hồng, ở Châu Âu, trước thế kỷ, 17 hoa hồng chủ yếu là được nhập từ cao nguyên Tiểu á những giống ra hoa một lần, không chịu rét, không thơm, màu sắc đơn điệu. Cuối thế kỷ 15, các giống hoa hồng và tầm xuân Trung Quổc được nhập vào Pháp, qua nhiều lần lai tạo vối các loại giống bản địa (R.Gigauiua và R. gailica). Đến năm 1837, đã tạo ra giống hoa hổng thơm và đến nay có trên 2 vạn giống, các giống chủ yếu là:
– Giống hồng lai Hương Trà (Hybrid tea roses HT): là giống phổ biến nhất hiện nay, do lai giữa hồng Trường Xuân, hồng Hương Trà và hồng Nguyệt gửi. Giống quan trọng nhất là giống hoa hồng Pháp (ia France). Đặc điếm: đa số là cây bụi rậm, cây cao to, hoa đơn, cuống hoa dài và dai, nụ hình trứng, đẹp, hoa to, nhị cao nhô lên, màu hoa rất phong phú, có loại có mùi thơm. Một năm ra hoa nhiều đợt, lá dày bóng, gai trên cành hình móc câu nói chung ít đậu quả. Hiện nay, để duy trì giống người ta chủ yếu sử dụng phương pháp nhân vô tính (chiết hoặc ghép).
– Hoa hồng nhiều hoa (Floribumda Roses FI): cồn có tên gọi là hoa hồng tụ hoa, là sản phẩm của việc lai tạo giữa hoa hồng Hương Trà với hoa hồng hoa nhỏ tháp. Nhóm này có đạc điểm: Gây phân cành tán rộng, cao vừa phải, sức sinh trưỗng mạnh, hoa nhỏ hơn hồng Hương Trà, nhụy không nhố’lên nhưng rất nhiều hoa chụm lại ở đầu cành thành bó, rất nhiều màu, ra hoa liên tục, lá có gai giống như hồng Hương Trà nhưng nhỏ. Có rất nhiều giôhg, đa sô’ để trồng ở vườn ít khi dùng để cắm. Giống đại diện là: Hạhh hoa, Mali vàng…
– Hoạ hồng to (Grandiflora roses Gr): do chọn lọc từ tổ hợp lai HT với Fv Năm 1946, giống đầu tiên được chọn lọc ra có đặc điểm: Sức sinh trương và chiểu cao cây cao hơn bô’ mẹ nhiều, cuôhg hoa và độ lớn hoa ỏ khoảng giữa bô’ và mẹ, hình dáng hoa giống như HT, mọc đơn hoặc mọc chụm, ra hoa liên tục, màu sắc rất phong phú, sô’ lượng giống chưa nhiều, chu yếu trồng trong vườn, có 1 sô’ giống dùng làm hoa cắt.
– Hoa hồng nhỏ (Miniaturo Roses Mr), cây cao khoảng 15-30cm, cành lá nhỏ, đường kính hoa 2-4cm, thơm, màu sắc phong phú, ra hoa liên tục, giống hồng này thích hợp trồng trong chậu.
– Hoa hồng bụi (Shurubs, Shrub roses, S): dạng cây là loại hình trung gian giữa dáng xoè và chụm, cao không quá 150cm, đa số là con lai của hoa hồng cổ đại lai vối các biến chủng. Thời gian ra hoa dài.
– Hoa hồng dây (Ramblers, Grand Cover Roses, R): là loại cây dây leo, thân cành như dây nho, hoa mọc chụm thành bó, sửc chôhg bệnh khá, tiêu biểu là giống Dorathy Perkins,
– Hoa hồng tiểu thủ (Poỉyanthas, Pol): cây mọc thành chùm, dạng lùn bụi thấp, cao khoảng lOOcm, cành nhỏ, lá nhỏ, hoa nhỏ. Đường kính hoa chừng 2,5cm, cánh kép, hoa mọc chụm, hoa ra 4 mùa, sức chống hạn và chịu nóng khá. Các giống tạo ra trước 1867 là giống cổ đại, hiện nay đang sử dụng rất ít. Những giống nổi tiếng là Poiyantha Roses, Hybrid Perpeutual rose, Tea Rose và tầm xuân Pháp. Các giống hoa hồng tiểu thủ đa sô là sản phẩm lai tạo của hoa hồng trà (tea Rose) hoa hồng nhiều hoa (Floribuda Rose) và hoa hồng nhỏ.

IV. Giá trị và ý nghĩa của hoa hồng

Hoa hồng không chỉ đem lại vẻ đẹp thấm mỹ mà còn có hương thơm dịu dàng, quí phái, được nhiều người ưa thích. Vì vậy, trồng hồng ngoài mục đích chính là để thưởng thức vẻ đẹp, còn để chưng cất tinh dầu thơm và làm thuốc chữa bệnh. Từ thế kỷ XVIII, rất nhiều hãng đã tiến hành sản xuất tinh dầu thơm từ hoa hồng. Riêng ở vùng Alpes Maritimes (Pháp) có trên 20,000 gia đình sông bằng nghề trồng hoa hồng để chưng cất tình dầu thơm.
Ngày nay, kỹ thuật tinh chê dầu thơm đã đạt đến trình độ tiên tiên, mỗi loại dầu thơm có một thứ hương vị riêng, có thứ hương thơm nhẹ nhàng, có thứ hương thơm nồng đậm, Đại diện cho những nưốc sản xuất nhiều tinh dầu thơm từ hoa hồng là: Bungari, Pháp…
ở Việt nam, nghề chưng cất tinh dầu hoa hồng còn chưa phát triển, tuy nhiên về phương diện y học thì chúng ta đã chú trọng từ lâu. Danh y Tuệ tĩnh đã từng dùng hoa hồng để chữa trị u nhọt, trị bệnh băng huyết và bệnh tiêu chảy. Ngày nay, đông y vẫn sử dụng cánh hoa hồng để chữa bệnh ho cho trẻ, dùng lá hồng non giã nhỏ thêm với muối đắp vết thương, mụn nhọt. Ngoài ra, người ta còn kết hợp cánh hoa hồng với một số vị thuốc khác để bào chế ra thuốc nam chữa các bệnh về đường ruột, hô hấp…
Hoa hồng có rất nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu sắc biểu hiện cho những cảm xúc, mục đích khác nhau. Có một số quan niệm của người á Đông về sự lựa chọn khi tặng, hoặc chơi hoa hồng như sau:
– Hoa hồng màu đậm biểu hiện cho sự nồng thắm, say đắm, tình yêu nồng cháy.
– Hoa hồng màu đỏ tươi biểu hiện sự yêu đời, một tình yêu đậm đà.
– Hoa hồng màu đỏ nhung biểu hiện sự dịu dàng trìu mến.
– Hoa hồng màu phấn hồng tượng trưng cho sự may mắn, vinh dự, sự thành công.
– Hoa hồng màu cam thể hiện sự vui tươi, kiêu hãnh và trang trọng.
– Hoa hồng màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, cho mối tình trong trắng (thương dùng để kết hoa cưới).
– Hoa hồng màu vàng hiểu hiện sự huy hoàng, tươi sáng kính trọng.
Trong những dịp lễ hội, hội nghị, khai trương… biểu tượng hoa hồng màu đỏ tươi, kèm theo cành lá để cài trước ngực là một hình thức lễ nghi rất được coi trọng.

Xem tiếp các phần khác trong series : Kỹ thuật trồng hoa hồng

Kỹ thuật trồng hoa hồng : Điều kiện sinh thái của cây hoa hồng (Phần 2)

Kỹ thuật trồng hoa hồng : Giới thiệu về các giống, cách chọn và tạo giống hoa hồng (phần 3)

Xem thêm

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trong quá trình trồng hoa hồng sâu rệp hại hoa hồng là một trong những tác nhân thường xuyên xuất hiện gây khó khăn cho người trồng. Vì vậy trong phần bài viết này TRLV sẽ trình bày về các loại côn trùng gây hại này và biện pháp phòng trừ .