Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Sản xuất giống hoa hồng: nhân giống hoa hồng bằng giâm cành(phần 4-2)

Sản xuất giống hoa hồng: nhân giống hoa hồng bằng giâm cành(phần 4-2)

Sản xuất giống hoa hồng: nhân giống hoa hồng bằng giâm càn là phần thứ 4-2 trong series bài viết về kỹ thuật trồng hoa hồng .

Trong phần này sẽ được trình bày nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành và các phương pháp khác. Nếu quí đọc giả chưa đọc phần 4-1 và các phần khách vui lòng click chuột vào các phần dưới đây để xem lại :

4.1 Giới thiệu sơ lược về các phương pháp nhân giống hoa hồng và trình bày nhân giống hoa hồng bằng phương ghép

4.2 Phương pháp nhân giống hoa hồng bằng giâm cành và các phương pháp khác

Nếu độc giả chưa xem các phần trước thì vui lòng tham khảo tại đây :
1. Kỹ thuật trồng hoa hồng : hiểu biết chung về hoa hồng (Phần 1)
2. Kỹ thuật trồng hoa hồng : Điều kiện sinh thái của cây hoa hồng (Phần 2)
3. Kỹ thuật trồng hoa hồng : Giới thiệu về các giống, cách chọn và tạo giống hoa hồng (phần 3)

Nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành (phần 4-2)

III. Nhân giống hoa hồng bằng giâm cành

1. Điều kiện sản xuất cành giâm

Rất nhiều giống hoa hồng và tầm xuân dễ ra rễ bất định, Sau khi lấy một đoạn cành cắm vào đất, lúc đầu từ tượng tầng sẽ sinh ra mô sẹo, rồi từ mô sẹo phân hoá ra rễ. Các đốt củng có thể sinh ra rễ bất định.

Ưu điểm của phương pháp này là không phải chuẩn bị gốc ghép, dễ chăm sóc, bớt tốn nhân lực và không lo chuyện tiếp hợp được hay không như phương pháp ghép, có thể kết hợp cắt tỉa để cắm cành rất kinh tế. Cây giâm cành ít bị thoái hoá, chu kỳ khai thác dài và tiện lợi cho việc điều tiết sính trưởng.

Nhược điểm là hệ số nhân giống thấp, có rất nhiều giống khó ra rễ, đòi hỏi trang thiết bị phức tạp và phải có kỹ thuật cao.

* Các yếu tố ảnh hưởng tới sự ra rễ:

Trạng thái sinh lý của cành, độ phát dục, nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng, nồng độ ôxy, chất kích thích sinh trưởng, giá thể giâm.

– Trạng thái dinh dưỡng: Lượng chất dinh dưỡng tích luỹ trong cây ảnh hưởng lớn đến sự ra rễ của cành giâm. Cành nhỏ, chất dinh dưỡng dự trữ ít, ra rễ khó khăn, sau đó sinh trưởng chậm, các cành vượt chất dự trữ cũng ít cho nên khi giâm cành phải chọn cành trung bình, cành có chất dự trữ dinh dưỡng nhiều. Độ dài, cành giâm khoảng 8-12cm, không nên ngắn quá hoặc quá dài.

– Mức độ phát dục: Cành non dễ ra rễ, cành từ 1 năm tuổi trở lên vỏ hoá bần nhiều, khó ra rễ. Mức độ phát dục của cành ảnh hưởng lớn tới sự ra rễ. Đôì với hoa hồng khi giâm tốt nhất là dùng cành đã ra hoa ở đỉnh ngọn, chất dự trữ nhiều, dễ ra rễ.

-Nhiệt độ: Nhiệt độ chủ yếu ảnh hưởng tới sự hình thành mô sẹo. Nhiệt độ thấp mô sẹo hình thành chậm và kéo dài. Sau khi cành bị cắt rời khỏi cơ thể mẹ thì việc hút nước chủ yếu dựa vào hệ thống ống dẫn ở mặt cắt, thời gian dài, mất nước nhiều dễ chết. Nói chung nhiệt độ 25-28°C là thích hợp cho giâm cành.

– Độ ẩm: Là.yếu tô quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống. Cành giâm chủ yếu dựa vào hệ thông mạch dẫn để hút nưốc. Khi thoát hơi nưốc quá mạnh dẫn đến mất nước, cây bị héo. Bôi vậy, cần bảo đảm đủ nước ở môi trường, đồng thời tăng độ ẩm không khí lên độ ẩm bão hoà (từ 90-95) hoặc hạ thấp nhiệt độ giảm bớt thoát hơi nước, cắt bớt một phần lá hoặc toàn bộ lá, mặt cắt phía trên bôi Vaseline hoặc nến để giảm bớt thoát nước.

– Oxy: Quá trình hình thành và phân hoá mô sẹo hoạt động trao đổi chất rất mạnh, cần nhiều oxy, thiếu oxy mô sẹo hình thành khó khăn, rễ dễ bị nát và chết. Vì vậy, khi giâm cành cần phải tạo sự thoáng khí vừa đảm bảo cung cấp nưóc vừa đảm bảo cung cấp oxy. Nếu giâm cành vào vụ đông, nhiệt độ không khí thấp, cành giâm hoạt động trao đổi chất yếu tuy dễ sống nhưng tốc độ ra rễ chậm. Giâm vào vụ xuân hoặc trong nhà điều chỉnh nhiệt độ, cành cắm hoạt động trao đổi chất mạnh cần đảm bảo cung cấp đủ oxy.

– Ánh sáng: Cường độ ánh sáng mạnh không có lợi cho sự ra rễ, vì vậy cành cắm phầi ở trong điều kiên ít có ánh sáng hoặc ánh sáng tán xạ.

Chất kích thích sinh trưởng: Để kích thích cho ra rễ nhanh, nhiều, tăng tỷ lệ sống và chất lượng cây. Người ta thường sử dụng các loại chất kích thích sinh trưởng là: IBA, NAA. Nếu dùng tầm xuân làm gốc ghép pha vối nồng độ 500-1.000ppm, còn các giống hồng khác pha ở nồng độ 200-300ppm để hoà tan thuốc, lúc đầu pha bằng cồn hoặc rượu cao độ sau đó thêm nước cho đủ thể tích cần. Nhúng gốc cành vào các dung dịch trên từ 30-50 giây là được.

– Giá thể giâm: Giá thể giâm ảnh hưởng rất lớn tối khả năng ra rễ và tỷ lệ sống của cây. Qua nghiên cứu nhiều năm chúng tôi nhận thấy có 2 công thức giá thể tốt nhất để giâm là:

* 30 đất đồi + 30 đất phù sa + 40 trấu hun.
* 20 xỉ than + 40 đất phù sa + 40 trấu hun.

2. Kỹ thuật giâm cành

Ngắt bỏ những nụ hoa đã tàn. Sau đó bạn cắt bỏ toàn bộ lá trên cây.
Ngắt bỏ những nụ hoa đã tàn. Sau đó bạn cắt bỏ toàn bộ lá trên cây.

Có rất nhiều thời điểm giâm cành tuỳ điều kiện mà vận dụng.

a) Giâm vào vụ đông:

Chủ yếu là ở các vùng phía Bắc, thời gian cắm từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 trong nhà bảo ôn, duy trì nhiệt độ ban ngày khoảng 20°C, ban đêm 15°c, cành giâm sẽ ra rễ từ từ. Sau lập xuân nhiệt độ táng dần cây sẽ sinh trưởng mạnh.

b)Cắm cành vụ xuân:

Dùng cành đông hoặc cành xuân đã ra hoa, cắt thành từng đoạn nhỏ nhúng vào thuốc giâm. Sau đó, cắm thành luống hoặc cắm trong khay, phun mù liên tục cho cây, đảm bảo độ ẩm bão hoà, Khoảng 20-25 ngày sau cây ra rễ, có thể đem đi trồng. Cây trồng và sinh trưởng trong mùa hè khó khăn nhưng đến vụ thu cây đã có lực và lúc này có thể cho hoa nhiều.

c) Cắm cành vào vụ thu:

Vào cuối thu, nhiệt độ hạ thấp, cành sinh trưởng mạnh, kết hợp với sửa cành, đem cành cắt thành từng đoạn cắm ngay vào trong đất sau 20 ngày có thể đem trồng.
Cành cắm chọn từ những cành non trong năm, mỗi đôi đều giữ lại 1-2 lá để giảm sự mất nưóc và tránh lá che lấp nhau… Mật độ giâm cành không nên quá lớn. Có thể giâm trong cả 3 vụ đông, xuân, thu. Muốn tỷ lệ sống cao, cây con có bộ rễ khoẻ, thời gian ra rễ ngắn, cần đòi hỏi thiết bị phun mù tự động, hệ thống điếu khiển chế độ ánh sáng, độ ẩm hiện đại, điều này chỉ thích hợp với những vùng sản xuất chuyên canh hoặc những nơi có điều kiện kinh tế lớn.

IV. Phương pháp nuôi cấy tế bào

Ưu điểm cùa phương pháp này là: hệ số nhân giống cao, cây con đều, không có mầm bệnh. Nhưng nhược điểm đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp, giá thành cao, bộ rễ không được khoẻ, sản lượng không bằng cách ghép, thường chỉ áp dụng trong trường hợp nhân nhanh một giống mới nào đó.

V. Phương pháp nhân giống bằng hạt

Cây con mọc từ hạt thường không duy trì được đặc tính tốt của mẹ và đa số cây giống có tỷ lệ kết hạt thấp. Nhân giống bằng hạt đôì với hoa hồng chủ yếu là để tạo giống bằng phương pháp lai. Nhưng đối vối một số giống tầm xuân nhiều hạt thì có thể dùng để tạo ra số lượng lớn gốc ghép. Gốc ghép từ cây thực sình thường có bộ rễ khoẻ, sinh trưởng mạnh. Mặt khác tuổi sinh lý của gốc ghép trẻ do vậy tuổi thọ của cây dài. Gốc ghép gieo từ hạt đa số chọn loài tầm xuân dại ở bản địa vì nó có sức sống khoẻ, khả năng thích ứng tốt, chống bệnh tật cao, đây là những chỉ tiêu lý tưởng. Nhược điểm của phương pháp này là: tỷ lệ kết hạt thấp, hạt nảy mầm khó khăn và cây con không đều.

Xem thêm

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :

Những thời vụ trồng hoa hồng chính ở Việt Nam

Tuy hoa hồng không mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng, có thể sản xuất quanh năm, nhưng trong năm có một thời kỳ ngủ nghỉ, có tác dụng rất tích cực đến sinh lý của cây. Bởi vì quá trình cắt hoa đối với bộ rễ cần có thời gian để bù lại dinh dưỡng, đồng thời cũng cần có thời gian để cân bằng lại kích tố giữa phần trên và phần dưới mặt đất.