Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Các yếu tố quyết định trong cách ghép mắt hoa hồng

Các yếu tố quyết định trong cách ghép mắt hoa hồng

Hoa hồng là một loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, được xem là biểu tượng của tình yêu và niềm hạnh phúc, nhưng nó cũng là loại hoa khó trồng. Khó không phải ở chỗ trồng cho cây mọc lên mà làm thế nào cây hồng đó cho được những đóa hoa to đẹp.
Trừ các giồng hồng đia phương cho hoa không đẹp như hồng dây leo, hồng tỉ muội…nhưng lại có sức sống rất mạnh, thường được trồng bằng cách giâm cành còn đa số các giống hồng cho hoa lớn đều được gây giống bằng cách chiết hoặc ghép. Cây hồng chiết mọc nhanh hơn, đâm cành nhiều nhưng hoa ít đẹp và không bền bằng cây hồng ghép.

Phương pháp ghép mang lại nhiều ích lợi là ta có được những giống hồng quý hoa to ngay trên những giống tầm thường nhưng sức sống mạnh và đã thích hợp với thủy tổ địa phương. Hơn nữa ta có thể tạo ra nhiều giống hồng cho hoa khác nhau trên cùng một gốc ghép. Trong trường hợp này cần ghép mắt cây hồng có hoa yếu (màu nhạt) trước một thời gian rồi mới ghép mắt cây mạnh (hoa màu sẫm) sau. Thời gian thuận tiện cho việc ghép cây hoa hồng thường là vào mùa mưa và mùa xuân.

Phương pháp ghép tạo cây Hồng có hoa đẹp và bền
Phương pháp ghép tạo cây Hồng có hoa đẹp và bền

Sau đây là những điểm chính của cách mắt ghép hoa hồng:

1. Chọn gốc ghép:

Thường dùng giống tầm xuân (Rosa canina), hồng sen (Rosa indica), hay hồng chùm (Rosa Multiflora) làm gốc ghép, vì chúng là những giống hồng rất mạnh.

Gốc ghép được chuẩn bị bằng cách cắt từng đoạn, giâm cho ra rễ, các nhánh phát triển khoảng 3 tháng là dùng để ghép được.

2. Chọn cành

Chọn cành vừa tuổi, từ 7 – 10cm tính từ mặt đất, trên cành này chọn chỗ không có gai, phía hướng đông, lau chùi bên ngoài vỏ cho sạch, rồi dùng dao thật bén rạch một đường ngang và một đường dọc thành chữ T.

3. Chọn mắt ghép

Trên cành của những giống hồng tốt mà ta muốn nhân giống, chọn cành tương đương cành ghép và chưa mọc nhánh, bứt lá, chọn những mắt vừa nhú mầm và mập mạnh. Dùng dao bén gọt miếng vỏ gồm cả gỗ có mắt ở chính giữa, nhẹ tay tách vỏ ra khỏi phần gỗ sao cho đừng để mắt dính trên phần gỗ.

Có thể cắt bớt 2 bên rìa phần vỏ này để vỏ vừa vặn với dấu rạch T ở cành ghép của gốc ghép.

4. Ghép mắt và chăm sóc

Đặt mắt vào gốc ghép sao cho phần vỏ có mắt đó vào giao điểm 2 đường rạch trên gốc ghép, mắt cách đường rạch ngang 0,5 – 1 cm là vừa. Dùng dây nilon buộc chặt và xuôi cho quá đầu vết vỏ rạch trên gốc ghép. Không nên buộc dây thành cục, dễ làm đọng nước nơi ghép. Khoảng 10 – 15 ngày sau tháo dây. Dùng dao lam tỉa bỏ các mầm mọc ở gốc ghép và phần dưới mắt ghép.

Trời nắng phải thường xuyên che mát nơi ghép. Cần tưới nước thường xuyên cho mắt ghép.Khi mắt phát triển thành mầm được 10 – 12cm thì cắt cành chịu ghép (của gốc ghép) phía trên mắt từ 1 – 2cm. Dùng cây chói nhỏ và dây buộc gốc ghép, tránh lay động, ảnh hưởng đến mắt ghép.

Theo PLO

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Kinh nghiệm cách trồng sầu riêng (phần 1)

Như lời của một lão nông ở Xuân Bảo: cách trồng sầu riêng khó lắm, phải chăm như chăm con thơ, Canh từng cơi đọt, lo từng đợt sương muối.....Sầu riêng đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian vừa qua.