Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Kỹ thuật trồng hoa hồng : Giới thiệu về các giống, cách chọn và tạo giống hoa hồng (phần 3)

Kỹ thuật trồng hoa hồng : Giới thiệu về các giống, cách chọn và tạo giống hoa hồng (phần 3)

Xem lại các phần trước trong series :
1. Kỹ thuật trồng hoa hồng : hiểu biết chung về hoa hồng (Phần 1 )
2. Kỹ thuật trồng hoa hồng : Điều kiện sinh thái của cây hoa hồng (Phần 2)

I. Những căn cứ trong việc chọn và tạo giống

Trên thế giới hiện có hơn 20.000 giống hoa hồng. Sự chọn giống không những liên quan đến hiệu quả kinh tế mà còn liên quan đến quá trình sản xuất.

1-Căn cứ phân loại hoa theo màu sắc

Theo màu sắc hoa hồng được chia ra các nhóm: Đỏ, đỏ hồng ngọc, đỏ tím, phấn hồng, vàng cam, trắng, nhiều màu hỗn hợp và rất nhiều màu trung gian.
Hệ màu đỏ có các loại: đỏ thẫm, đỏ nhạt, đỏ tươi.
Phấn hồng có các loại: màu hoa đào, hoa đào thẫm, màu qùi.
Màu vàng có các loại: vàng nhạt, vàng đậm.
Màu trắng có các loại: trắng, màu sữa, trắng ngà.
Hệ nhiều màu: là màu sắc cánh hoa không đều.
Hệ biến màu: tuỳ mức độ hoa nở mà màu sắc thay đổi.

2-Những căn cứ chọn giống khác

a) Tính thương phẩm (hàng hoá):
Yêu cầu đặc điểm hoa phải phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
* Thân cành: cành hoa dài là một trong những yếu tố chủ yếu phân đẳng cấp hoa. Thân cành phải có độ dài nhất định, nói chung >70cm, to và thẳng, không phân nhánh nhưng không thô quá.
* Tuổi thọ khi cắm vào lọ: Cành hoa cần lõi to nhưng phần thân gỗ không được to quá. Có 1 số giống hút nưốc kém, hoa mau héo, rất khó bảo quản, vận chuyển. Giống tốt là giống cắm cành tươi lâu, đầu đỉnh cành không bị cong.
* Hình dáng và màu sắc hoa: màu hoa cần thuần khiết, đều, không lốm đốm, dưới ánh đèn không bị biến màu, bị tối, hình dáng hoa cao, nhị và nhụy cong như đầu cánh chim, (hiện nay dạng hoa vòng đang được thịnh hành).
*Cánh hoa: yêu cầu cánh hoa cứng, nở chậm, thời gian hé mỏ dài, mặt ngoài cánh đều, không bị dập, không bị sém cánh. •
*Lá: lá cần có độ lớn vừa phải, hình dạng đoan trang hài hoà, không có dị hình, mặt lá bằng đều và bóng.

b) Đặc tính sản xuất:
Cây hoa hồng thương mại cần có đặc tính với yêu cầu là trong điều kiện thâm canh cao không giảm phẩm cấp, có năng suất cao, cây chịu được cắt, sức sinh trưởng khoẻ, sức nảy mầm khoẻ, cành thay thế mạnh, không hoặc ít có cành mù.
Cây có tính thích ứng cao với điểu kiện sinh thái vũng trồng, mùa hè chịu nóng, mùa đông chịu lạnh.

c) Tính chống chịu:
Cố gắng chọn giống có tính chống chịu sâu, bệnh tốt để giảm bớt phun thuốc.

d) Vỏ Gai:
Cố gắng chọn giống không gai hoặc ít gai để giảm bớt lao động khi chăm sóc.

e) Nhu cầu thị trường:
Căn cứ vào nhu cầu tiêu đùng của thị trường mà có sự phối hợp màu sắc khác nhau. Ví dụ: ngườĩ phương Đông thích màu đỏ, người phương Tây thích màu nhạt, có nơi thị trường thích hoa to, có nơi lại thích hoa nhỏ…

II.Một số giống hoa hồng phổ biến trên thế giới và trong nước

1. Một số giống hoa hồng được ưa chuộng trên thế giới

A- Giống hoa to

a) Hoa màu đỏ:
– Giống Malcolm Sargent HT: Hoa màu đỏ tươi bóng, cuống hoa cứng, thẳng, thích hợp dùng cắm hoa, có hình dáng rất đẹp, lá xanh bóng. Năm 1987, được huy chương Bạc triển lãm hoa hồng quốc tế tại Cọpen-Hagen và là giống được ưa chuộng nhất của nước Anh trong những năm qua.
– Giống The Mac Cartney Rose HT: Hoa màu đỏ thẫm, mép hoa uốn cong, hình dáng rất đẹp, đường kính hoa 12cm, có khoảng 20 cánh hoa, có mùi thơm mạnh, lá xanh vừa, gân bóng, cây mọc thẳng, sinh trưởng khoẻ, chống bệnh tốt. Thời gian ra hoa dài, là giống được ưa chuông vài năm gần đây được hiệp hội hoa hồng thế giới đánh giá cao.
– Giống Ofinia: hoa đỏ thẫm, to, cành hoa 30-35 cái, lá xanh đậm, cành ít gai, cành có thể dài 80-90cm. Trong nhà che năng sụất đạt 160 cành/m2, cắm vào lọ được 12-14 ngày. Đặc điểm của giống này là: chịu rét tốt, trong nhà kính ra hoa quanh năm, hầu như không có nụ nách, ít tốn công cắt tỉa.
– Giống Olymial: Hoa đỏ tươi, đường kính 13cm, có 30-50 cành hoa, có mùi thơm, độ dài cành cắt 50cm, thích ứng dược với mùa lạnh, nóng, ẩm ướt và khô hạn.
– Giống Carl Red: Hoa to màu hoa đỏ đến đỏ thẫm, đường kính hoa 13cm, cành hoa đứng thẳng, chống bệnh tốt. Năng suất 160 cành/m2/năm, là giống hoa hồng cắm cành chủ yếu ở Nhật.
– Giống Grand Masterpice HT: Hoa to đỏ, cành cuộn, dáng hoa rất đẹp, đường kính 12-14 cm, cành cắt dài >60cm, cây đứng thẳng, to cao, thích hợp trồng ngoài trời, năng suất 120 cành hoa/m2/năm.

Hoa Hồng Anh có màu hồng từ nhạt đến đậm và có giống hoa màu đỏ, màu trắng với phần trung tâm màu vàng rất đẹp. Ảnh minh họa
Hoa Hồng Anh có màu hồng từ nhạt đến đậm và có giống hoa màu đỏ, màu trắng với phần trung tâm màu vàng rất đẹp. Ảnh minh họa

b) Hoa màu phấn hồng
– Giống Sonia Meileand: Hoa có màu đỏ san hô, dáng hoa rất đẹp, đường kính 12-14cm, cánh hoa 30 cái, lá hình tròn, xanh đen, bóng, cành hoa cắt dài 50-60cm, cứng thang, số gai trung bình, cây sinh trưởng khoẻ, sức chống bệnh mạnh, thích hợp vói vụ đông trong nhà kính. Nàng suất 140 bông/m2/năm.
– Giống Sophia: Cành cứng, màu xanh, gai vàng trong, mặt lá có chất sáp, bóng, lá non, gai non màu đỏ, mép lá non màu đỏ, hoa to: đường kính 12cm, hoa màu phấn hồng, nụ hình trứng, cành cắt dài 60-80cm. Năng suất 160-180 bông/m2/năm.
– Giống Princess Sayako: màu đỏ san hô, dáng rất đẹp, đường kính 12cm, cánh hoa 30 cái, lá xanh vừa, hơi bóng, cành cắt dài 50-60cm, sức sinh trưởng khoẻ, chống chịu bệnh tốt, thích hợp trồng vụ hè. Năng suất 120 bông/m2/năm.
– Giống Bridal Pink F: Hoa màu phấn hồng, dáng rất đẹp, đương kính 12cm, cánh hoa 30 cái, cành cắt dài 40- 60cm, dễ cong, gai hơi nhiều, cây sinh trưởng khoẻ, dễ nhiễm gỉ sắt, Năng suất 140 bông/m2/năm.
– Giống Sheer Ebegance: Hoa to, màu phấn hồng, viền ngoài cánh hoa có màu phân hồng, hoa rất đẹp, màu của hoa bền, lá xanh đậm, dày, rộng, cành to khoẻ, nhiều gai, cây có dáng rất đẹp, chịu rét rất tốt.
– Giống Elizabeth Taylor: Màu phấn hồng đậm, có 35 cánh, hoa to, dáng hoa rất đẹp, hoa đơn, rất thơm, lá to, xanh đậm, hơi bóng, cây cao to, khoẻ.
– Giống Brigadeon: Màu hồng hổ phách, rất ăn khách. Năm 1992 được giải A.A .R.s của Mỹ.

c) Hoa màu đỏ quý phái
– Giống Marina: Màu đỏ quý phái, gốc màu vàng, dáng hoa tương đối đẹp, đường kính 8-lOcm, cánh hoa 30 cái, hoa nở nhanh, lá xanh đen, bóng, cành cắt 50cm, có gai nhỏ, cây mọc thẳng, sinh trưởng khoẻ, chống bệnh tốt, mùa đông hoa nhiều. Năng suất 160 bông/m2/năm.
– Giống Rosie Syliaina: Hoa màu phấn hồng, cành kép, đường kính 10cm, cánh hoa dày có 72-75 cánh, cây cao 0,8- lm, có thể trồng trong chậu được.
– Giống Merceder F1: Hoa màu đỏ tươi, có ánh nhung, nụ bằng đầu, dáng hơi xấu, đường kính hoa 8cm, bông hoa có 35 cánh, lá dày hơi bóng, cành cắt dài 40cm, ít gai, sinh trưởng khoẻ, dễ nhiễm bệnh phấn trắng.
– Giống Christophe colomb: Màu đỏ, dáng hoa to, rất đẹp, đường kính 14-15cm, bông hoa có 40 cánh, cây thẳng, sinh trưởng khoẻ.
– Giống Tropicana: Cây cao l,2-l,8m, hoa đỏ đẹp, đường kính 8-15cm, bông hoa có 30-35 cánh.

d) Hoa màu vàng cam
– Giống Gold Emblem: Hoa màu vàng cam, đường kính 10 cm, cánh hoa 35 cái, hoa nở nhanh, cành cắt dài 50- 60cm, hơi nhỏ, cây sinh trưởng khoẻ, mùa đông hãm ngọn, năng suất 120 bông/m2/nàm.
– Giống Lambada: Màu vàng quýt, hoa to, cành cắt dài 60-70cm, năng suất 180-200 bông/m2/năm.

e) Hoa màu vàng
– Giống Texas: Hoa màu vàng kim loại, hoa to, đường kính 13-15cm, có mùi thơm, cành cứng, thô, lá xanh bóng, cành non có màu đổ tối, cành cắt dài 60-80cm, năng suất 160-180 bông/m2/năm.
– Giống Golden Monica: Màu vàng đậm, cánh hoa 26 cái, đường kính 10-11 cm, lá bóng, cây-thẳng, sinh trưởng khoẻ.
– Giống Grace Land: Màu vàng đậm, dáng hoa thuôn dài rất đẹp, đường kính 11-15cm, cánh hoa 30 cái, là giống hoa tốt, từng được giải ở Phần Lan và Roma (huy chương Bạc).
– Giống Golden Heart: Hoa màu vàng kim loại, dáng rất đẹp, đường kính 13-15cm, cánh hoa 30-35 cái, thơm, cây sinh trưởng khoẻ.
– Giống Frisco: Hoa màu vàng kim loại, hoa nhỏ, đường kính 6-8cm, cánh hoa 20 cái, cây sinh trưởng khoẻ, cánh cắt dài 40cm, năng suất 160 bông/m2/năm,
– Giống Valencia: Hoa màu vàng cam, hoa to, đường kính 14-15cm, có mùi thơm, cây sính trưởng khoẻ, từng được giải thưởng RNRS của Anh năm 1989.

f) Hoa màu trắng
– Giống White Success: Hoa màu trắng, dáng hoa đẹp, đường kính 12- 14cm, hoa có 55 cánh, lá xanh đậm hơi bóng, cành cắt dài 50-60cm, ít gai, cứng, sinh trưởng khoẻ, chống bệnh phấn trắng kém.
– Giống Athena: Hoa trắng, to, đường kính 12cm, cánh hoa 35 cái, lá dài không bóng, cành cắt dài 60cm, cứng, ít gai, sinh trưởng khoẻ, chống bệnh phấn trắng tốt. Năng suất 120 bông/m2/năm.

g) Hoa màu tím
– Giống Intrigue: Lá xanh tốì, bóng, cây cao vừa phải, hoa màu tím đỏ, đường kính 8cm, cánh hoa 40 cái, hoa có mùi thơm, là giống làm hoa cắt cành rất sóm và là cây thường được tạo thành hình cầu ở vườn hoa.
– Giống Black Dearl: Nụ hoa tím thẫm, sau khi nở chuyển sang màu tím hồng, hoa to, cánh hoa 30-35 cái, cây cao to, là giống của Nhật.

h) Hoa màu xanh
– Giống Blue Ribbon: Hoa màu xanh tím, hoa to, thơm, dáng hoa rất đẹp, lá xanh to hơi bóng.
– Giống Moon Shadow: Hoa màu xanh tím, cánh hoa 25- 30 cái, đường kính hoa 10-12cm, cây cao l,2m, thơm đậm.

i) Hoa nhiều màu
– Giống Tacentenary: Mặt dưới cánh hoa màu sữa, mặt trên màu đỏ tím và có sọc màu vàng nhạt, cánh hoa 50 cái, hoa to thơm nhẹ, lá nhỏ, cây hơi thấp là loại hoa đẹp nhất trong loại hoa có sọc.
– Giống Monica: Mặt trên màu đỏ tươi, mặt dưới màu vàng, màu sắc rầt tươi, hấp dẫn, cánh hoa 25 cái, cành hoa dài.
– Giống Partheron: Hoa có hai màu hỗn hợp, màu sữa và phân hồng, mặt dưđi có màu vàng nhạt, dáng hoa rất đẹp, hoa to, lá màu đồng đỏ.

k) Hoa nhiều vòng
– Giống Voo Dao: Nụ và hoa đều to, nụ hình tròn, hoa
hình vòng 2, màu đỏ quýt và vàng cam hỗn hợp, đường kính 13-16cm, cánh hoa 30-35 cánh, hoa rất thơm, cuống hoa dài, lá màu xanh tối, cây cao to.
– Giống Zacaranda: Hoa màu phấn hồng và tím, dáng hoa đẹp, đường kính 12-14cm, cánh hoa 35 cái, lá xanh đậm, cành cắt 50-60cm, sinh trưởng khoẻ, chống bệnh tốt, thích ứng trồng trong nhà kính.
– Giống Touch of class. Nụ màu đỏ san hô, hoa màụ sữa hoặc phấn hồng, đường kính 12-14cm, thơm, cuống hoa dài, lá xanh đậm, sinh trưởng khoẻ.
– Giống Venu Vaishali: màu hoa đào nhạt, có vân vàng, cánh hoa 45 cái, thơm nhẹ, chịu nóng.

B- Giống hoa nhỏ
– Giống Miniose: Hoa màu hồng tươi, hoa nhỏ, dáng đẹp, nhiều hoa, thích hợp với vụ hè, trồng vào vụ đông ít hoa. Năng suất 130-150 bông/m2/rtãm.
– Giống Orange Mine. Hoa màu đỏ cam, dáng đẹp, cành hoa dài 40-60cm, thường để 3 hoa/cành, thích hợp với vụ đông.
• Giống Pink Delight. Hoa màu hồng nhạt, hoa nhỏ, một cành nhiều hoa, hoa hình cái ô.
• Giống Sprayer: Hoa màu đỏ tươi, hình dù, nhiều hoa, giữ được tươi lâu, sản lượng rất cao.

2.Một số giống hoa hồng đang trồng phổ biến ở Việt Nam

Hầu hết các giống hồng hiện đang trồng mang tính chất thương mại. Ở Việt Nam, những giống hồng đều nhập từ các nước khác. Có rất nhiều nguồn nhập khác nhạu: Quà biếu tặng, nguồn nhập chính ngạch qua các cơ quan khoa học, các công ty và nguồn nhập không chính ngạch do người sản xuất tự nhập hoặc lấy cành hoa thương phẩm được nhập từ nước ngoài về nhân giống. Chính vì vậy, các giống hồng trồng ỏ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, với rất nhịều màu sắc và hình dáng khác nhau, tên gọi cũng không thống nhất. Thông thường người dân chỉ gọi tên giống theo màu sắc và nguồn xuất xứ. Ví dụ: Đỏ Pháp, đỏ ý, đỏ Trung Quốc, phấn hồng Trung Quốc, viền vàng Mỹ, trắng Mỹ, đỏ Hà Lan, vàng Hà Lan… Chính vì vậy, mà sinh ra vấn đề lẫn – giống và vi phạm bản quyền, nhược điểm này đang được các cơ quan khoa học chuyên ngành dần dần khắc phục.
Hồng là cây nhân giống vô tính dễ dàng, nên việc nhập giống và trao đổi mẫu giống không khó vì thế hàng năm các giống hồng trồng ở Việt nam cũng luôn thay đổi. Mỗi năm ưóc chừng chúng ta có thêm 8-10 giống hồng mới, nhập từ các nước khác nhau. Tuy nhiên, trưóc khi đưa ra phổ biến một giống nào đó cần phải có sự kiểm dịch và thử nghiệm. Bởi không phải một giống tốt ở vùng này cũng cho kết quả tương tự như ở vùng khác. Ví dụ: Hồng đỏ ý thích hợp với vùng Đà Lạt nhưng không thích hợp với vùng Hà Nội, ngược lại giống đỏ Pháp sinh trưởng phát triển rất tốt ỏ Hà Nội nhưng không phát triển tốt ở Đà Lạt. Người sản xuất
cần lưu tâm đến vấn đề này khi lựa chọn giống để trồng.

III Tuyển chọn giống mới

1. Tài nguyên di truyền

Tài nguyên đi truyền hoa hồng gồm: chủng, biến chủng, tạp chủng và các giống của nó, đó là những tài liệu khởi đầu cho việc chọn giống hoa hồng. Đặc biệt, hiện nay chúng ta có bộ tầm xuân rất phong phú, có rất nhiều chủng và biến chủng và cũng có nhiều cách phân loại, ở Việt Nam có khoảng 82 chủng nguyên sản và nhập nội, chia làm 2 loài, 7 hệ, 8 tổ. Theo tài liệu của nước Anh trên thế giới có 164 chủng chia thành: 4 loài, 10 tổ; ở Mỹ có 150 chủng.

2. Mục tiêu chọn tạo giống hiện đại

Các nước Mỹ, Anh, Pháp, có những thành tựu nổi tiếng về lý luận cũng như thực tiễn trong công tác chọn tạo giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoa hồng có nhiều loại đa bội thể 2n-4x=28. Loại hoa to nhị bội thể 2n-2x=14, tam bội thể 2n=3x=21, tứ bội thể, tạp giao đồng bội thể, số nhiễm sắc thể của con giống như của bố mẹ, lai giữa các giống dị bội thể, tính di truyền rất phức tạp.

3. Một số chỉ tiêu mà các nhà chọn giống cần hướng tới

a) Màu sắc hoa;
Việc tạo ra màu sắc hoa đẹp là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác tạo giống. Màu sắc hoa còn chịu ảnh hưởng của thời tiết, chế độ chăm sóc, tuổi cây, nồng độ sắc tố và hình dáng cánh hoa. Nhưng nói chung màu sắc là yếu tố di truyền tương đốỉ ổn định, có thể dùng để đánh giá giống. Theo tài liệu “Tên gọi hoa hồng” của
Hiệp hội hoa hồng Trung Quốc, hiện nay có các loại: đỏ, đỏ ngọc, phấn hồng, vàng cam, tráng, xanh tím, màu hỗn hợp và nhiều màu ngoài ra còn có một số màu sắc trung gian của các biến chủng.

Bảng 4. Sự ảnh hưởng của bước sóng đến màu sắc hoa hồng

Độ dài bước sóng đơn sắc Màu sắc
380-430 Lam tím nhạt Blish Viole
430-467 Anh tím Videt blue
467-483 Xanh Blue
483-488 Xanh lục nhạt Greenissh blue
488-493 Xanh lục Blue geen
493-498 Lục xanh nhạt Bluesh green
498-530 Xanh lục Green
530-558 Vàng xanh nhạt Yellowish green
558-569 Xanh là cây vàng nhạt Yellow green
569-573 Vàng lục nhạt Green Yellow
573-578 Vàng Yellow
578-586 Vàng cam nhạt Yellow orange
586-597 Vàng cam Orange
597-640 Vàng cam đỏ nhạt Reddsh orange
640-780 Đỏ Red

Trên quan điểm vật lý học: Hoa bản thân không phát ra ánh sáng. Màu sắc hoa là kết quả của sự thấu xạ, bức xạ hấp thu, tán xạ của cánh hoa, các tia còn lại phản xạ từ cánh hoa vào mắt người được võng mạc truyền đến trung khu thần kinh tạo nên cảm giác. Mắt ta nhìn thấy được là tia sáng khả kiến thường có độ dài bước sóng 380-780Nm, các độ dài bước sóng nhau khác nhau tạo ra màu sắc khác nhau.
Màu sắc cánh hoa dựa vào thành phần và kết cấu phân tử chia làm 3 loại: Hệ thống màu vàng cam gồm: Carotinoid, đỏ phấn hồng, cam. Hệ màu tím và các hệ màu khác gồm Xanthophin, các sắc tố có màu vàng khác.
Màu sắc của hoa hồng chịu ảnh hưỏng của ngoại cảnh, các màu sắc đều cần có ánh sáng vì hợp thành ba loại sắc tố lón ở trên đều cần có sự chiếu sáng thích hợp. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến màu sắc, nói chung trong khoảng nhiệt độ thích hợp với cây trồng, nhiệt độ càng thấp thì sắc tố càng tổng hợp nhiều, màu hoa càng đẹp. Các nguyên tố dinh dưỡng tuy không có quan hệ rõ ràng nhưng 1 tỷ lệ thích hợp N: P :K cũng có ý nghĩa quan trọng với màu sắc hoa.
Màu sắc hoa chủ yếu do yếu tố di truyền quyết định, sự tạp giao nhiều lần cũng sản sinh ra nhiều màu. Ví dụ: màu đỏ vàng cam là do sự đột biến của giống Paul crampel. Người ta lợi dụng màu sắc sẵn có của hoa hồng Trung Quốc để tạo ra giống Mas querade có màu sắc từ màu vàng đến màu đỏ, có một số” giống hoa hồng màu trắng, khi còn là nụ thì không rõ, Các nhà chọn giống muốh tạo ra giống hai màu, tức là mặt trên và mặt dưới của cánh hoa có màu sắc khác nhau hoặc nhiều màu hỗn hợp đặc biệt là các màu trắng tinh khiết, màu xanh lam tinh khiết, việc tạo ra các màu sắc khác nhau đang được các nhà chọn giống rất chú ý.

b) Mùi hương của hoa:
Hoa hồng chẳng những có cánh đẹp mà còn có hương thơm dịu dàng vì vậy nó được coi là một nũ hoàng trong‘các nữ hoàng của loài hoa. Ngươi ta chẳng những thích mùi thơm của hoa tươi mà còn sử dụng chúng để chế tạo ra nước hoa và để chế tạo ra các loại hương liệu khác. Việc tạo ra các giống hoa hồng đẹp mắt.và có hương thơm là mục tiêu quan trọng trong công tác chọn giống, lai giữa các giống có nồng độ hương thơm cao với các giống có màu sắc đẹp. Mùi thơm là một đặc tính di truyền tương đối mạnh, nhưng do kết cấu phân tử của chúng rất phức tạp nên quy luật di truyền chưa được rõ. Thế kỷ XXI là thời đại của mùi vị, người ta rất quan tâm đến việc nghiên cứu ảnh hưởng của mùi hương tới thần kinh đại não và cơ năng của cơ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu để tạo ra những giống hoa có hương thơm sẽ được phát triển mạnh.

c) Hình dạng hoa:
Hình dạng hoa là chỉ tiêu quan trọng để thưởng thức. Dạng hoa vòng cao là dạng hoa được nhiều người ưa thích.

d) Tính chống chịu:
Tính chống chịu như chịu rét, chịu nóng, chịu hạn, chịu ẩm độ cao cũng là mục tiêu quan trọng của công tác chọn giống. Năm 1979, tác giả G.J Back đã tạo ra giống có khả
năng chịu rét tái -3oc (Carecree Beauty). Bằng việc lai giữa giống chống rét và giống không chống rét thì đời sau sẻ có giống chống rét trung bình. Nếu lấy giống chống rét làm mẹ thì sự chống rét của đời sau sẽ cao hơn so với lấy giống chống rét làm bố. Tác giả Mã Yến (Trung Quốc-1999) dùng phương pháp đo sự phục hồi của bố mẹ và đời con sau khi xử lý lạnh cho biết kết quả là tính chống rét của bố không dễ chuyển cho đời sau. Bên cạnh tạo giống chống chịu với điều kiện thời tiết cũng cần chú ý tạo ra các giống chống bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen và chống được vi khuẩn khi cắm hoa vào bình.

e) Tuổi thọ hoa khi cắm cành:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của hoa. Nhân tố chủ yếu là do vi khuẩn tác hại làm cho cành hoa không hút được nước bị héo và cong đầu hoa. Cần tạo ra giống hoa ít sản sinh etylen (C2H2) hoặc không mẫn cảm với etylen để có thể kéo dài được tuổi thọ hoa.

f) Các tính trạng khác:
Bao gồm cành hoa ít gai, hoa có hình dáng lạ, cây hoa có bộ rễ khoẻ và giống hoa thích hợp với trồng trên nền không đất.
Tóm lại, việc nghiên cứu là để chọn tạo giống hoa hồng mới, cải tạo và thay thê các giổhg hoa hồng hiện có. Ngày nay, việc nghiên cứu sự di truyền và biến dị của hoa hồng đã đạt tới mức độ phân tử và có sự kết hợp giữa lai hữu tính và gây đột biến. Công nghệ gen cũng được hết sức quan tâm, việc tạo ra các giống hoa hồng không gai, các giống hoa hồng có lá và quả ăn được, dùng làm hương liệu, hoặc thuốc chữa bệnh cũng đang dược chú trọng.
Tuy nhiên, trong quá trình lai tạo còn tồn tại một vấn đề lớn là hạt không nảy mầm hoặc tỷ lệ nảy mầm rất thấp (dưới 2%), kích tố và độ dày củạ vỏ hạt là nguyên nhân ức chế sự nảy mầm của hạt. Mã Yến (1992) đã nghiên cứu xử lý hạt tầm xuân và hạt hoa hồng lai cho biết kết quả trồng trong điều kiện xử lý nhiệt độ cao đối với phôi có thể làm mất khả năng ức chế nảy mầm hạt, rút ngắn quá trình tạo giống. Người ta còn dùng kỹ thuật nuôi cấy phôi và nuôi cây mô để tạo ra nhiều cây con, tạo ra một quần thể nhiều cá thể để tăng khả năng chọn tạo giống.

IV. Các phướng pháp chọn tạo giống mới

1. Phương pháp lai hữu tính

Đây là phương pháp thường dùng nhất, tuy là phương pháp cổ điển nhưng rất có hiệu quả, đại bộ phận các giống hiện nay được tạo ra từ phương pháp này.

a) Đặc tính di truyền của loài:

Tầm xuân cũng giống như thực vật 2 lá mầm khác, quá trình hình thành tế bào sinh thực trải qua sự phân bào giảm nhiễm, đại bộ phận là nhị bội thể, số nhiễm sắc thể là 7,2n=14. Ngoài ra còn có đa bội thể, số nhiễm sắc thể là 21, 28, 35, 42, 49, 56. Có một số giống khi phân bào giảm nhiễm có hiện tượng dị thường, một số có hiện tượng bâ”t dục đực, không có hiện tượng xung thực (không xung hợp) khi lai khó thành công. Đa số tính trạng phù hợp với quy luật di truyền Men đen.

b) Tuyển chọn bố mẹ:
Tính trạng của đời sau là từ bố mẹ đem lại. Vì vậy, việc tuyển chọn bố mẹ phải phù hợp với mục tiêu chọn giống đề ra, bố mẹ cũng phải có sẵn những tính trạng theo yêu cầu, ưu khuyết điểm được bổ sung cho nhau, con lai đời sau có thể có tính trạng vượt trội bố mẹ, nhưng không được hy vọng trông chờ vào đặc điểm vượt trội ấy, phải chọn kỹ bố mẹ, thiết kế tổ hợp lai và kỹ thuật lai thích hợp.

c) Kỹ thuật lai:
Cấu tạo của hoa: Hoa hồng là loại hoa lưỡng tính, nói chung đài có 5 cánh, số cánh biến động lớn, cánh hoa mọc quanh ống đài hoa, nhị đực nhiều, đính quanh trục đài hoa, nhị cái cũng nhiều, nuốm nhị rời nhau mọc ỏ cuống của đài, đầu nhụy vươn ra, khi chín tiết ra chất dịch có lợi cho sự thụ phấn.
Dụng cụ lai: panh, đĩa, kính lúp, nhãn, túi.

Quá trình lai giống gồm:
* Khử đực-. Tháng 4, 5 chọn trước một số hoa nở ngay trên cây mẹ, bóc vỏ cánh hoa lần lượt từ ngoài vằo trong, dùng panh gắp hết nhị đực. Chú ý: không đụng vào túi phấn để phòng túi phấn bị vỡ vỏ, phấn bay ra. Sau đó chụp túi giầy lại để cách ly. Khi khử đực thường làm vào 4-5h chiều, không muộn quá 8h sáng hôm sau.
* Thụ phấn hoa: Chọn những bông hôm sau nở trên cây bố, bóc cánh hoa dùng panh gắp lấy túi phấn bỏ vào đĩa, đánh dấu tên giống bố, đặt ỏ nơi khô ráo, thoáng gió, tránh phơi ra nắng. Sau khi khô, túi phấn vỡ tung phấn ra. Phấn hoa có thể bảo quản 1 tuần nơi râm mát, tốt nhất là dùng ngay.
* Thụ phấn: Hoa cái trên cây mẹ sau khi khử đực, sáng hôm sau từ 8-10h có thể thụ phấn, khi đó nhị cái đã rất thành thục và nhụy vươn ra có chất nhày. Dùng bút lông chấm lấy phân hoa trong đĩa, bôi nhẹ lên đầu vòi nhụy. Khi thụ phấn số lượng ít có thể trực tiếp dùng hoa đực rũ phấn lên vòi nhụy hoa cái.
Thụ phấn cần nhắc lại vài lần để đảm bảo chắc chắn, sau khi thụ phấn cần treo bảng ghi rõ tên bố, mẹ của hoa.
* Chăm sóc căỵ sau khi thụ phấn: Tử phòng to dần tức là thụ phấn có kết quả, có thể rút bỏ túi bao, tăng cường chăm bón cho cây mẹ, bón thêm kali, khống chế cây mẹ ra lộc mới và các cành ỏ gốc, ngắt bỏ các hoa và nụ còn lại để tập trung dinh dưỡng nuôi quả, đồng thời phòng chống sâu bệnh, khi quả chuyển sang màu đỏ thì thu hái được.
* Xử ỉý hạt-. Tách vỏ quả đã chín lấy hạt ra, dùng nước lọc bỏ hạt lép, hạt đẫy trộn với cát bảo quản trong tủ lạnh 0-5°C, ít nhất sau 2-3 tháng mới nầy mầm được và nảy mầm rất không đều, có giống phải xử lý thời gian dài, cần định kỳ kiểm tra, cũng có thể dùng axit chlohỵdric (HC1) xử lý phá ngủ vì vỏ hạt hoa hồng dày hơn vỏ hạt tầm xuân rất nhiều nên phải xử lý dài hơn.
* Bồi dục cây con: Sau khi hạt nứt vỏ hoặc nhú mầm, ươm cây vào giàn hoặc đĩa ươm cây, đợi cho cây con cao 20cm, hoá gỗ rồi mới đem ra trồng ngoài ruộng.
* Sơ tuyển: Sau khi trồng 3-5 tháng cây mọc được 5-7 lá thật, đã có nụ và hoa, có thể sơ tuyển. Tiêu chuẩn chủ yếu là: sinh trưởng khoẻ, ra hoa liên tục (không chọn cây không ra hoa ngay trong năm), hoa nhiều, màu sắc tươi, dáng hoa đẹp, cánh hoa từ 10-25 cái, cành có độ dài vừa phải, cứng và thẳng, gai ít và không có lông gai, lá có hình dáng đẹp, mặt lá nhẵn, có tính chống chịu cao (mặt lá có sáp thường là giống có tính kháng bệnh tốt).
Chọn lai: Cây con phải chọn nhiều lần, năm thứ nhất chú trọng cây có sức sinh trưởng khoẻ, chọn hình dáng, màụ sắc hoa, cây chọn được lần đầu mang ghép hoặc giâm cành để nhân ra 6 – 7 cây. Năm thứ 3 ghép những cây đã chọn được ở năm thứ 2 để nhân ra 70 – 90 cây và đánh giá tính chống chịu, Năm thứ 4 nhân ra 1.000 cây, tiến hành bình chọn năng suất, chất lượng hoa và tính chống chịu. Hiện nay tỉ lệ lai, chọn thành công thường từ 0,05- 0,1% vì vậy phải có số lượng con lai đời sau tương đối lớn mối có hy vọng chọn lọc thành công.

2. Phương pháp chọn giống bằng biến dị chồi

Là bồi dục giống từ các chồi đột biến tự nhiên hoặc nhân tạo, các giống được tạo ra theo phương pháp này có rất nhiều tính trạng giống mẹ, tức là giữ được phần lón các ưu điểm của cây gốc và có một số’ cải thiện khuyết điểm tốt hơn. Phương pháp này còn có ưu điểm là đơn giản, dễ làm.
Biến dị chồi tự nhiên là sự tạo thành những tính trạng thay đổi do sự đột biến gen trong điều kiện tự nhiên, Đột biến nhân tạo là dùng các tác nhân dẫn đến đột biến để sử lý cây, nhằm tăng tần xuất biến dị người ta thường dùng chiếu xạ Coban 60, hoặc tia gama. Theo báo cáo của lykov (1989) dùng tia gama gây đột biến với hoa hồng rất hiệu quả, có thế cho hoa đẹp 4 mùa, tạo ra tính kháng bệnh cao. Có tác giả dùng tia gama và hoá chất EMS gây đột biến với giống Folklore tạo ra được 12 màu hoa khác nhau.

3. Tạo giống bằng kỹ thuật mới

Chủ yếu dùng công nghệ gen để tạo ra giống mới. Phương pháp này đòi hỏi trang thiết bị phức tạp đắt tiền, kỹ thuật cao chỉ ở một số nước tiên tiến hoặc những cơ sở được đầu tư trang thiết bị hiện đại mới có điều kiện áp dụng.

Xem thêm

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trong quá trình trồng hoa hồng sâu rệp hại hoa hồng là một trong những tác nhân thường xuyên xuất hiện gây khó khăn cho người trồng. Vì vậy trong phần bài viết này TRLV sẽ trình bày về các loại côn trùng gây hại này và biện pháp phòng trừ .