Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Kỹ thuật trồng hoa hồng: hiểu về cách ra hoa của hoa hồng (Phần 5-1)

Kỹ thuật trồng hoa hồng: hiểu về cách ra hoa của hoa hồng (Phần 5-1)

Hiểu về cách ra hoa của hoa hồng là kiến thức rất quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa hồng. Bởi vì suy cho cùng chúng ta trồng hoa hồng với mục đich cuối cùng chính là làm sao để cho cây ra hoa.

Do đó chúng ta cần phải hiểu về đặc điểm sinh lý và sinh thái của sự ra hoa , cùng với qui luật sinh trưởng và phát triển từ đó mới áp dụng các kỹ thuật nhằm giúp hoa hồng ra hoa nhiều và ra hoa theo thời điểm đúng ý muốn.

hoa hồng

I.Đặc điểm sinh lý và sinh thái của sự ra hoa

Hoa hồng thuộc loại cây thân gỗ bụi, có những đặc tính chung của cây thân gỗ. ưu thế sinh trưởng đỉnh ngọn không mạnh, các mầm càng gần ngọn sức sinh trưởng càng yếu, càng ở phía dưới sức sinh trưởng càng mạnh, nhũng mầm mọc ở phía dưới đất khi mọc lên sẽ thành cành vượt.

Vì cành vượt đều mọc từ gốc nên còn gọi là cành gốc. Do tất cả các cành dưới gốc đểu sinh trưởng mạnh nên tạo thành dáng cấy có hình lùm bụi.

Các cành vượt đều sản sinh sắc tố, khi ra họa có nhiều cánh, đầu ngọn cành nhỏ nên đầu hoa nhỏ, lõi (tuỷ) cành lớn mức độ hoá gỗ kém, lượng nước nhiểu, sức hút nước kém, dễ cong queo, khó có hoa đẹp.

Những cành vượt rất thích hợp cho việc tạo thành cành chủ mới, tức cành mẹ của cành hoa. Từ cành mẹ của cành hoa mọc ra các cành thứ cấp thường có sức sinh trưởng mạnh, hoa phân hoá muộn, cành hoa dài, có thể trở thành cành thương phẩm.

Nói chung các cành mẹ như vậy cứ tuổi thọ 2-3 năm. Khi cành mẹ già, sức ra hoa kém, thường phải lấy cành vượt mọc từ mầm ngủ gần gốc để thay thế. Các cành hồng sau phát triển không cần có tác dụng kích thích ngoài đều có thể phân hoá mầm hoa, trở thành một cành hoa.

Nhưng do ảnh hưởng của ngoại cảnh (nhiệt độ thấp, ánh sống mạnh, sâu bệnh…) nên có những ngọn không ra được hoa gọi là cành mù, có cành hoa mọc không bình thường, có cành không đủ độ dài không thể trở thành hàng hoá được.

Số lượng cành mẹ, độ dài của cành hoa, cành mẹ và hoa dị dạng ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng hoa.

II.Qui luật sinh trưởng và phát triển của hoa hồng

1.Cành mẹ của cành hoa

Số lượng và chất lượng của cành mẹ là yếu tố quyết định đến sản lượng và chất lượng hoa. Cành mẹ của cành hoa hình thành từ mầm ngủ, phần gần mắt ghép là phần chính tạo nên cành thay thế.

Số lượng mầm ngủ phụ thuộc vào giống, vào trạng thái dinh dưỡng của cây, các chất ức chế tích luỹ ở gốc, nhiệt độ, ánh sáng, nước… là những yếu tố tác động tổng hợp.

Trong đó, trạng thái dinh dưỡng của cây là điểm xuất phát cho sự nảy mầm của mầm ngủ. Chất ức chế sự nảy mầm là axít rụng lá tích luỹ ở gốc cây (ABA).
Khi dùng kích tố phân bào (ví dụ: Benzyl Adenin) trộn với mỡ bôi hoặc phun vào cầy, có thể kích thích mầm ngủ. xử lý cây ở nhiệt độ thấp thì hoạt tính phân bào của cành sẽ giảm xuống, các chất Hyđratcacbon sẽ được vận chuyển nhanh đến gốc làm tăng hoạt tính của phần gốc, kích thích mầm gốc sinh trượng. Chiếu sáng có tác dụng lớn đến sự nảy mầm của mầm ngủ gần gốc.

Chiếu sáng bổ sung, cắt đau, uốn cong cành làm tăng độ chiếu sáng đến gốc thì sẽ tăng được số cành mới thay thế. Ngược lại che ánh sáng thì ức chế cành nảy mầm và tăng hiệu quả của tác dụng ức chế. Khống chế nước cũng có tác dụng làm tăng thêm cành thay thế.

Ngoài ra, tăng nồng độ co2 trong ruộng, ức chế mầm nách sinh trưởng, ngắt mầm và cắt cành hoa thấp… đều có tác dụng kích thích việc hình thành cành mẹ của cành hoa.

2.Sự phân hoá hoa và sự phát dục của cành hoa

Cành hoa được hình thành từ cành mẹ, có độ dài nhất định là sản phẩm mà người trồng mong muốh, Độ dài của cành hoa quan hệ rất chặt với giống và với điểu kiện trồng trọt.

Trên cùng một cành, khi ta cắt cành hoa những mầm phía trên sẽ nảy mầm trưóc, mầm dưới nảy sau. Số lượng cành hoa quyết định đến năng suất, sản lượng của hoa. Số lượng này là một đặc điểm quan trọng của giống và chịu ảnh hưởng cửa ngoại cảnh.

Sự phân hoá mầm hoa của hoa hổng là một quá trình tự phát, không cần có tác động của ánh sáng hoặc nhiệt độ thấp. Sau khi nảy mầm một thời gian ngắn thì bắt đắu xảy ra sự phân hoá mầm hoa. Nhìn chung, khi độ dài cành hoa khoảng 1Q-I5cm thì bắt đầu phân hoá mầm hoa, toàn bộ quá trình này dài khoảng 25 ngày.

Do quá trình phát dục và phân hoá hoa chịu ảnh hưởng cùa sự cân bằng giữa kích tố và điều kiện ngòai cảnh nên có sự biến đổi của sự vận chuyển nhựa luyện, nếu thiếu dinh dưỡng mầm hoa sẽ bị nhỏ lại thui đi, rụng hoặc biến thành dị dạng và cành mù.

Các giống hoa hồng khác nhau quá trình phát dục cũng không giống nhau. Ví dụ: giữa các giống Đonya, Rudenko, giống hoa hồng thơm Hybinca tea group và giống hoa chùm Floribunda group… sự phát dục của hoa có liên quan đến nhiệt độ và đặc tính sinh học của nó.

Giống hoa hồng thơm lai so vói. giống hoa hồng chùm, sinh trưởng sớm hơn 4-5 ngày, Thời gian phát dục của hoa hồng chùm so với hồng thơm ngắn hơn 3-4 ngày. Thời gian từ khi có mầm hoa đến khi hoa nở của giống hoa hồng thơm từ 40-44 ngày, giống hoa hồng chùm chỉ từ 38-40 ngày.

Phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng đến phát dục của hoa. Sản lượng hoa của giống đỏ Pháp nhân bằng phương pháp ghép chỉ bằng 74,05% của giống đó nhân bằng giâm cành. Ngoài ra, hoa hồng giâm chẳng những ra hoa sớm, mà thời gian hoa cũng dài (khoảng 1,91 tuần).

Ánh sáng không’ những ảnh hưởng  tới số’ lượng cành mà còn ảnh hưởng đến sự phát dục của hoa. Sự phân hoá mầm hoa không liên quan đến cường độ chiếu sáng nhưng sự phát dục các bước tiếp theo của hoa lại chịu ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng. Tăng cường độ chiếu sáng có thể rút ngắn chu kỳ phát dục của hoa. Bởi vì cường độ và chất lượng ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp và khả năng sủ dụng vật chất đồng hoá.

Việc cung cấp chất đồng hoá cho cành non nhiều sẽ kích thích sự sinh trưởng và ra hoa. Trong điều kiện ánh sáng đầy đủ thì số lượng chất đồng hoá vận chuyển đến cành gấp nhiều lần vận chuyển đến các bộ phận khác, ánh sáng đỏ là ánh sáng có ảnh hưởng tới sự phân phôi chất đồng hoá. Dùng ánh sáng đỏ cường độ thấp, chiếu vào cành có thể tăng sự sinh trưởng của cành và sự phát triển của hoa.

Chiếu bổ sung ánh sáng trắng thì sẽ ức chế sự nảy mầm của cành và tăng tỷ lệ hoa bị hỏng. Có thể dùng ánh sáng đỏ để khắc phục hiện tượng ức chế nảy mầm và hoa bị hỏng. Điều nàỵ chủng tỏ sự phân hoá mầm hoa và hình thành cành mù rất mẫm cảm với sắc tố ánh sáng.

Chiếu sáng bổ sung lõ giò bằng ánh sáng đỏ vào ban ngày và 3 giò vào ban đêm, cho thấy ánh sáng đỏ dài làm tăng số hoa bị hổng, ngược lại ánh sáng dỏ làm tăng tỷ lệ hình thành hoa hữu hiệu. Làm đứt đoạn bóng tối trong đêm cũng không thể khắc phục được hiện tượng hoa bị hỏng do chiếu bổ sung ánh sáng dó dài.

Ánh sáng đỏ dài làm tăng sự hình thành cành tất cả các mầm trên vị trí khác nhau của thân. Khi chiếu bố sung ánh sáng đỏ cho cây, ở tất. ch các mầm phía trên của cãy đểu trở thành cành hoa, chí có 1 sô lượng rốt ít là cành mù.

Ánh sáng đó ổ cường độ tháp ảnh hưởng rất lớn đốl với chất đồng hoá dược dánh dấu bằng C11 từ nguồn đến “khó’* (lá – mầm). Xử lý bóng tối đối với cành hoàn toàn có thể ức chê sự vận chuyên chất đồng hoá.

Từ đó có thể khẳng định rằng: ánh sáng đó dài là yêu tố dẫn đến hỏng hoa và ức chế sự nay mầm do nó can trở sự vận chuyển chất đồng hoá đến mầm, Ngoài ra, độ dài chiếu sáng cũng ảnh hưởng  tới sự phân hoá hoa.

Ánh sáng ngày dài sẽ làm cho cành dài ra kích thích sự hình thành các bộ phận hoa và hoa nỏ, ánh sáng ngày ngắn thì kéo dài sự phát dục của hoa. Tóc độ phát dục của hoa còn chịư sự không chế cúa nhiệt độ.

Nhiệt độ trung bình 1S°C là nhiệt độ thích hợp nhất với sự sinh trưởng  và ra hoa. Nhiệt độ thấp dưới 10°C sẽ làm hoa hỏng nhiều, hình thành nhiều hoa dị dạng và cành mù.

Sự phát sinh cành mù

Những cành nảy mầm và sình trưởng nhưng không thể ra hoa được gọi là cành mù. Cành mù ảnh hưởng tối sản lượng hoa. Thực ra cành mù không phải là không hình thành hoa mà do sự phân hoá hoa chậm, hoa không đầy đủ và cuôì cùng hoa hỏng và bị rụng.

Đồng thời trên đỉnh cành có những đọt lá mối cũng bị hỏng. Đặc điểm hình thành cành mù là tốc độ kéo dài của cành mối rất chậm, cành ngắn, sắc tố trong vắc và đọt ít, màu sắc nhạt. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát sinh cành mù là dinh dưỡng, vị trí của mầm, nhiệt độ, ánh sáng, C02, kích tố nội tại và đặc tính giống.

Mầm hoa phát triển trên cành yếu thường bị hỏng, mầm ỏ trên cành càng gần gốc thì càng dễ trở thành cành mù. Tỷ lệ bật mầm của mầm thứ 3 trên cành khai hoa đợt 1 cao gấp 4 lần cành gốc.

Việc cắt tỉa cành, bón phân cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và ra hoa. Khi cành mẹ của cành hoa bị uốn cong sẽ kích thích mầm nách sinh trưởng và tăng số lượng cành ra hoa của cây mẹ. cắt cành quá đau sẽ làm chậm sự ra hoa, cắt cành kết hợp bón phân sẽ làm thay đổi đặc tính hoa, tăng độ dài cành, độ lớn của mầm.

Không bón đạm hoặc bón ít đạm thì hoa sẽ ra sớm hơn so với bón nhiều đạm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành cành mù

– Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cành mù. Nhiệt độ ban đêm ảnh hưởng lớn hơn nhiệt độ ban ngày. Nhiệt độ thấp làm tăng tỷ lệ hoa bị hỏng, tăng số cành mù và hoa dị hình nhưng không phải nhiệt độ thấp như thế nào cũng dẫn đến hoa bị hỏng.

Từ sự quan sát hình thái hoa người ta có thể phân chia chúng làm 6 bước. Sau 12 ngày đặ quan sát thấy mầm gốc của đài hoa và cánh hoa. Khi nụ hoa sắp vào giai đoạn bị hỏng thì hoa đã phân hoá nhị và nhuỵ.

Nhiệt độ cao lên vào lúc nhị và nhụy đã hình thành thì hoa vẫn bị hỏng. Nhị và nhụy hình thành đầy đủ vào khoảng thời gian sau khi mầm hoa phân hoá 21 ngày, lúc đó cành hoa đã dài khoảng 30cm. Cành mù và hoa dị hình, hình thành trước lúc nhị phát triển.

Độ mẫn cảm nhiệt độ của các giống khác nhau cũng khác nhau.

Ánh sáng:Sự hình thành cành mù tuy không liên quan đến chu kỳ ánh sáng, nhưng ánh sáng yếu sẽ làm tăng tác hại của nhiệt độ thấp. Thời gian mẫn cảm là lúc mầm cành mới như khoảng 2-3cm.

Lúc đó sự phân hoá hoa ở vào thời kỳ trước lúc hình thành nhị và nhụy. Sau khi nhị và nhụy đã hình thành thì dù gặp điêu kiện bất lợi về ánh sáng thì hoa cũng không bị hỏng.

-CO2: Nồng độ CO2 ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của hoa. Trong điểu kiện nồng độ co2 lớn, hoa ít bị hồng. Trọng lượng chất khô của mầm nách và cuống hoa tăng: Zieslin và Mortenson (1986) nghiên cứu nồng độ CO2 (300 ppm), trên cơ sở chiếu sáng tự nhiên bổ sung 31,3 Mmol m’2S1 PPED, mật độ chiếu xạ hữu hiệu của quang lượng tỏ trong quang hợp cũng không thể đảm bảo chắc chắn rằng không có mầm bị hỏng (bại dục) nhưng có thể làm giảm tỷ lệ bại dục.

Tỷ lệ bại dục của cành hoa trên mầm thứ hai sẽ giảm từ 11/12 xuống còn 7/12. Trong điều kiện chiếu sáng tự nhiên khi tăng nồng độ CO2 đến 1.000 ppm thì có thể đạt được hiệu quả như trong điều kiện nồng độ CO2 tựnhiên, chiếu sáng bổ sung 31,3 Mmol m-zs_1 PPED, nhưng khi tiếp tục tăng cường độ ánh sáng đến 93,6 thì cũng không có hiệu quả cao hơn.

Trong điểu kiện tự nhiên, đồng thời với việc bổ sung chiếu sáng 31,3 Mmol m-2s_l PPED, tăng nồng độ co2 đến 1.000 ppm thì có thể bảo đảm toàn bộ, những mầm thứ nhất và mầm thứ hai trên cành mẹ phát dục thành cành mang hoa không có cành bại dục. Nói cách khác thì tăng lượng co2 trong môi trường trồng hoa cần táng cường độ chiếu sáng.

Bảng 5 Ảnh hưởng của ánh sáng và CO2

Ánh sáng tự nhiên C02=300ppm C02=1.000ppm
mầm thứ 1 mầm thứ 2 mầm thứ 1 mầm thứ 2
Ánh sáng tự nhiên cành hoa cành mù cành hoa cành mù cành hoa cành mù cành hoa cành mù
11 1 1 11 12 0 5 7
A 12 0 5 7 12 0 12 0
B 11 1 5 7 12 0 ’12 0

Tặng nồng độ co2 có thể chốhg được sự bại dục của hoa. Vì tàng- nồng độ co2 sẽ tăng được sự phân phôi chất đồng hoá ,đến-‘hai mầm phía trên của cành mẹ, cành hoa. Ngoài ra, nồng độ co2 cao còn có tác dụng kháng etylen (C2H2) gấp 3 lần nồng độ CO2 trong tự nhiên. Do có tác dụng kháng etylen nên chống được sự bại dục của hoa làm cho những hoa đã hình thành tiếp tục phát dục trở thành hoa hữu hiệu.

– Kích thích tố: Nồng độ kích tố tự nhiên trong cây khống chế sự hình thành và phát dục của mầm hoa; sử dụng chất điều tiết sinh trưởng có thể điều tiết tiến trình phát dục của mầm hoa. Sự hình thành cành mù có quan hệ với Gibberellin, trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp thì hàm lượng Gibberellin thấp sẽ dẫn tới ‘sản sinh cành mù. So sánh hoạt chất của chất sinh trưởng trên lả của cành mang hoa và cành mù thì trên cành mang hoa có nồng độ GA, IAA và CTK (Cytolinin) cao, ngược lại trên cành mù thì chất ức chế sinh trưởng nhiều trong đó hàm lượng ABA cao. Nhân tố chủ yếu dẫn tới hàm lượng kích tố trong cây thay đổi là nhiệt độ không khí đất tháp, Dùng ccc và GA3 xử lý thì tăng số hoa bại dục. Khi độ dài cành hoa từ 8- 30cm sử dụng CEPA mẫn cảm nhất. Nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu sẽ làm thay đổi hàm lượng GA trong 2 mầm trên cùng của cây đồng thời sản sinh ra etylen. Trong điều kiện ánh sáng yếu có thể dùng 2 chất kích thích là: BA và GA để nâng cao tốc độ sinh trưởng và ra hoa của cây. xử lý BA trẽn mầm thứ 3 của cành mẹ ra hoa có thể hoàn toàn chống được sự bại dục của mầm hoa. GA tuy có làm tăng được lượng chất khô và độ dài của đợt cành thứ 3 nhưng tác dụng đối với việc phân hoá hoa không bằng BA.

– Giống: Số lượng cành mù còn liên quan đến giống, có một số giống dễ phát sinh cành mù, một số giống có tỷ lệ hoa hữu hiệu cao.

Tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành hoa, tác dụng của các nhân tố có thể tóm tắt trong bảng dưới đây:

Bảng 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát dục của hoa:

Nhân tố Mầm hoa Hoa bại dục
Ánh sáng Cường độ cao +
Cường độ thấp +
Độ dài ngày Ngày ngấn

Ngày dài

+
Chất lượng ánh sáng Anh sáng đỏ + +
Đỏ dài
Cắt cành Đau +
Nhẹ + ~~
Nhiệt độ Cao +
Thấp +
Nhiệt độ Bỏ mầm nhú +
Ưu thê’ đỉnh ngọn Kích thích mẩm nách
VỊ trí mầm Trên

Dưới

+
** +
Hướng mầm Dương

Âm

+

Yếu tố ánh sáng, độ dài ngày, nhiệt độ, chất ức chế sinh trưởng ảnh hưởng đến sự vận chuyển và phân phôi chất đồng hoá, từ đó dẫn đến sự biến đổi hàm lượng hợp chất Hyđratcacbon ở mầm và các bộ phận sinh trưởng. Khi lượng Hyđrátcacbon đầy đủ thì mầm hoa phát dục bình thường, quá trình phân hoá hoa duy trì đều đặn.

Khi cung ứng Hyđratcacbon không đủ sẽ làm gián đoạn quá trình phát dục của mầm hoa, bộ phận đã phát dục nhỏ lại và rụng từ đó dẫn đến hiện tượng sản sinh cành mù và bại dục của mầm hoa.

Vì vậy, đảm bảo cung ứng đầy đủ hợp chất Hyđratcacbon cho mầm là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho sự nảy mầm của mầm nách và sự ra hoa của hoa hồng.

4.Sự phát sinh hoa dị hình

Sự phân hoá mầm hoa chịu ảnh hưởng chủ yếu của các chất dinh dưỡng và nhiệt độ. Khi dinh dưỡng đầy đủ thì mầm hoa phân hoá bình thường, hoa to ngược lại chất dinh dưỡng thiếu lại dễ xuất hiện hoa dị hình, hoa nhỏ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phân hoá mầm hoa là từ 16-25°c, nhiệt độ không thích hợp thì hoa sẽ dị hình, nhiệt độ cao tới 30°C thì cánh hoa ít, màu hoa nhạt, hoa nhỏ. Ngoài ra, Gibberellin làm cho cuống hoa kéo dài, hàm lượng kích tố phân bào nhiều cũng dẫn đến hoa biến hình.

 

Xem thêm

Ứng dụng axit humic và rong tảo để sản xuất hoạt chất kích thích sinh học

Ngày nay, các loại hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng …

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :