Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Kỹ thuật trồng hoa hồng trong nhà có mái che

Kỹ thuật trồng hoa hồng trong nhà có mái che

Muốn hoa hồng có chất lượng cao phải trồng trong điều kiện có thể khống chế được các yếu tố: Độ ẩm, nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng. Hiện nay, đang tồn tại hai phương thức: trồng ngoài trời và trồng trong nhà có mái che (nhà lưới, nhà kính, nhà bảo ôn.)

Trồng ngoài trời đầu tư ít, yêu cầu kỹ thuật thấp, nhưng sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế cũng thấp. Trồng trong nhà có mái che đảm bảo sinh trưởng quanh năm, tránh được những bất lợi về thời tiết, sâu bệnh. Tuy đầu tư lớn nhưng sản lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Có hai loại nhà lưới trồng hồng: Nhà được bảo ôn (nhà kính) và nhà không điều tiết được nhiệt độ (nhà lưới). Nhà bảo ôn có mái che bằng kính hoặc tấm nhựa trắng, có thiết bị điều khiển nhiệt độ, ẩm độ do vậy có thể sản xuất quanh năm.

Nhà không bảo ôn thường che chắn bằng tấm nhựa trắng hoặc nilông, có tác dụng bảo ôn nhất định, chỉ hạn chế được một phần tác động của điều kiện tự nhiên.

1. Trồng hoa hồng trong nhà lưới

Phương pháp này thường sử dụng ở những vùng có nhiệt độ thấp hoặc mùa đông lạnh. Nhà trồng hồng có mái nghiêng 30 -38°C, lợp bằng kính hoặc bằng nilông trong để lấy ánh sáng mặt trời, tăng nhiệt độ. Đồng thời, có thiết kế hệ thống bảo ôn tạo môi trường trong nhà có nhiệt độ và ẩm độ cao, thông gió tự nhiên. Nhà nên thiết kế theo hướng dài từ Đông sang Tây.

Nhiệt độ trong nhà hoàn toàn dựa vào bức xạ mặt trời, nhiệt độ tăng dần vào buổi sáng đến trưa và giảm dần vào chiều và đêm, nhiệt lượng được tích lại vào ban ngày và toả dần vào ban đêm. Cần chú ý bịt các lỗ thông khí và dùng nilông có che mái vào ban đêm để giữ nhiệt, giảm bớt sự mất nhiệt duy trì được chế độ nhiệt trong nhà. Trong nhà che sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tương đối lớn, để giảm bớt sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài có thể dùng màng mỏng mạ nhôm treo phía trong để tăng khả năng hút nhiệt.

Trong nhà che niỉông, nhiệt độ giảm dần từ Nam đến Bắc, từ trên xuống dưởi. Càng gần mái, ánh sáng càng mạnh, giảm dần xuống dưới, phía trước và giữa ánh sáng mạnh hơn phía sau. Độ dài chiếu sáng phụ thuộc vào vĩ độ và mùa vụ, chất lượng và ánh sáng phụ thuộc vào vật liệu làm mái che. Độ ẩm trong nhà thường cao, ban ngày có thế đạt tới 60 – 70%, ban đêm >90%. Khi nhiệt độ tăng thêm 1 – 2°C thì độ ẩm giảm 10%.

Kiểu nhà che gồm nhà 1 mái, hai mái gấp, ba mái gấp, kiểu vòm:

  • Nhà một mái: Nhà có độ dốc tương đối lớn, có tầng đất dày, tường dày, chắn gió, có kết cấu chống lạnh, lợi dụng ánh sáng mặt trời để tăng nhiệt mặt trời chiếu trực tiếp xuống đất và tường phía sau tăng thêm nhiệt phản xạ, tăng nhiệt độ trong nhà tạo thành tiểu khí hậu nhiệt độ và ẩm độ cao.
  • Nhà hai mái: Trong nhà có hai cột tạo thành hai tầng mái, phía sau nhà tạo thành mái nghiêng không thấu quang, mặt trước có hai mái có độ dốc khác nhau phía trước được che đậy bằng đệm cỏ để bảo ôn. Phía Bắc đặt một bếp ỉò tàng nhiệt, loại rĩhà này có độ chiếu sáng mùa đông chỉ bằng 50% mùa hè. Phía Nam nhà có ánh sáng mạnh, diện tích đất trồng trọt hẹp thao tác không tiện, hệ số sử dụng đất thấp, nhưng tiện cho việc tăng nhiệt và giảm nhiệt.
  • Nhà ba mái: Dùng kết cấu thép tạo thành 3 lớp mái, tăng nhiệt bằng lò đun nước nóng và ống dẫn kim loại. Loại nhà này cao, rộng, hệ số sử dụng đất cao, không có cột, tiện cho thao tác. Đây là loại nhà có chế độ nhiệt tốt nhất.
  • Nhà vòm: Là loại nhà phổ biến ở miền xứ lạnh không có gió to, gió lớn (Đà Lạt, Trung Quốc), dùng sắt hoặc tre, gỗ làm khung, che bằng màng mỏng.

Các kiểu nhà lưới hiện nay đã được tiêu chuẩn hoá đạt tới trình độ cao, được những nhà làm vườn trên thế giơii đánh giá cao. Vì có đặc điểm: Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm năng lượng và không ô nhiễm.

Nhà che ni lông: Từ những năm 60 thế kỷ XX, ở một số nưốc tiên tiến như: Hàn Quốc, Trung Quốc phát triển mạnh nhà che nilông để trồng rau và hoa vì nó rẻ hơn nhà kính nhiều, kết cấu đơn giản, dễ làm, dễ di chuyển, khả năng thu nhiệt tốt, giữ nhiệt tốt.

Khung nhà có thể làm bằng che, gỗ hoặc ống kẽm mạ, cột bê tông…

Khẩu độ nhà từ 6 – 15m, cao từ 2 – 2,5m, dài 30 – 50m, thường kéo dài theo hướng Nam Bắc, ánh sáng nhiều hơn, có thể phủ nhiều lớp nilông để bảo ôn vào mùa đông và che lưới phản quang để giảm bớt cường độ ánh sáng vào mùa hè, có thể làm dạng vòm, dạng mái nhọn…

2. Trồng hoa hồng trong nhà kính điều khiển tự động

Là kiểu nhà quan trọng nhất với nghề làm vườn và được ứng dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến. Nhà kính này ngoài lợi dụng năng lượng mặt trời còn dùng các thiết bị tăng, giảm nhiệt bằng nước nóng, bằng hơi đốt, bằng điện… Kiểu nhà vườn này đảm bảo hoàn toàn chủ động về điều kiện tự nhiên, có thể trồng trọt quanh năm. Hiện nay, đã tiến tới tiêu chuẩn hoá, điều khiển tự động, chăm sóc cơ giới hoá và áp dụng các biện pháp trồng trọt khoa học tiên tiến.

Xem thêm

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trong quá trình trồng hoa hồng sâu rệp hại hoa hồng là một trong những tác nhân thường xuyên xuất hiện gây khó khăn cho người trồng. Vì vậy trong phần bài viết này TRLV sẽ trình bày về các loại côn trùng gây hại này và biện pháp phòng trừ .