Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Kỹ thuật trồng hoa hồng (phần 2)

Kỹ thuật trồng hoa hồng (phần 2)

Những cành nảy mầm và sinh trưởng nhưng không thể ra hoa được gọi là cành mù. Cành mù ảnh hưởng tới sản lượng hoa.

2. Quy luật sinh trưởng phát triển
2.3 Sự phát sinh cành mù

Những cành nảy mầm và sinh trưởng nhưng không thể ra hoa được gọi là cành mù. Cành mù ảnh hưởng tới sản lượng hoa. Thực ra cành mù không phải là không hình thành hoa mà do sự phân hoá hoa chậm, hoa không đầy đủ và cuối cùng hoa hỏng và bị rụng. Đồng thời trên đỉnh cành có những đọt lá mới cũng bị hỏng. Đặc điểm hình thành cành mù là tốc độ kéo dài của cành mới rất chậm, cành ngắn, sắc tố trong lá và đọt ít, màu sắc nhạt. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát sinh cành mù là dinh dưông, vị trí của mầm, nhiệt độ, ánh sáng, CO2, kích tố nội tại và đặc tính giống.

Kỹ thuật trồng hoa hồng
Kỹ thuật trồng hoa hồng

Mầm hoa phát triển trên cành yếu thường bị hỏng, mầm ở trên cành càng gần gốc thì càng dễ trở thành cành mù. Tỷ lệ bật mầm của mầm thứ 3 trên cành khai hoa đợt 1 cao gấp 4 lần cành gốc. Việc cắt tỉa cành, bón phân cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và ra hoa. Khi cành mẹ của cành hoa bị uốn cong sẽ kích thích mầm nách sinh trưởng và tăng số lượng cành ra hoa của cây mẹ. cắt cành quá đau sẽ làm chậm sự ra hoa, cắt cành kết hợp bón phân sẽ làm thay đổi đặc tính hoa, tăng độ dài cành, độ lớn của mầm.

Không bón đạm hoặc bón ít đạm thì hoa sẽ ra sớm hơn so với bón nhiều đạm.

* Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành cành mù:

– Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cành mù. Nhiệt độ ban đêm ảnh hưởng lớn hơn nhiệt độ ban ngày. Nhiệt độ thấp làm tăng tỷ lệ hoa bị hỏng, tăng số cành mù và hoa dị hình nhưng không phải nhiệt độ thấp như thế nào cũng dẫn đến hoa bị hỏng. Từ sự quan sát hình thái hoa người ta có thể phân chia chúng làm 6 bước. Sau 12 ngày đặt quan sát thấy mầm gổc của đài hoa và cánh hoa. Khi nụ hoa sắp vào giai đoạn bị hỏng thì hoa đã phân hoá nhị và nhuỵ. Nhiệt độ cao lên vào lúc nhị và nhụy đã hình thành thì hoa vẫn bị hỏng. Nhị và nhụy hình thành đầy đủ vào khoảng thời gian sau khi mầm hoa phân hoá 21 ngày, lúc đó cành hoa đã dài khoảng 30cm. Cành mù và hoa dị hình, hình thành trước lúc nhị phát triển. Độ mẫn cảm nhiệt độ của các giống khác nhau cũng khác nhau.

  • Ánh sáng: Sự hình thành cành mù tuy không liên quan đến chu kỳ ánh sáng, nhưng ánh sáng yếu sẽ làm tăng tác hại của nhiệt dộ thấp. Thời gian mẫn cảm là lúc mầm cành mới như khoảng 2 – Lúc đó sự phân hoá hoa ở vào thởi kỳ trước lúc hình thành nhị và nhụy. Sau khi nhị và nhụy đã hình thành thì dù gặp điêu kiện bất lợi về ánh sáng thì hoa cũng không bị hỏng.
  • CO2: Nồng độ CO2 ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của hoa. Trong điều kiện nồng độ CO2 lớn, hoa ít bị hỏng. Trọng lượng chất khô của mầm nách và cuống hoa tăng: Zieslin và Mortenson (1986) nghiên cứu nồng độ CO2 (300ppm), trên cơ sở chiếu sáng tự nhiên bổ sung 31,3 Mmol m-2S-1 PPED, mật độ chiếu xạ hữu hiệu của quang lượng tử trong quang hợp cũng không thể đảm bảo chắc chắn rằng không có mầm bị hỏng (bại dục) nhưng có thể làm giảm tỷ lệ bại dục. Tỷ lệ bại dục của cành hoa trên mầm thứ hai sẽ giảm từ 11/12 xuống còn 7/12. Trong điều kiện chiếu sáng tự nhiên khi tăng nồng độ CO2 đến 1.000 ppm thì có thể đạt được hiệu quả như trong điều kiện nồng độ CO2 tự nhiên, chiếu sáng bổ sung 31,3 Mmol m-2s-1 PPED, nhưng khi tiếp tục tăng cường độ ánh sáng đến 93,6 thì cũng không có hiệu quả cao hơn. Trong điểu kiện tự nhiên, đồng thời với việc bổ sung chiếu sáng 31,3 Mmol m-2s-1 PPED, nhưng khi tiếp tăng nồng độ CO2 đến 1.000 ppm thì có thể bảo đảm toàn bộ, những mầm thứ nhất và mầm thứ hai trên cành mẹ phát dục thành cành mang hoa không có cành bại dục. Nói cách khác thì tăng lượng CO2 trong môi trường trồng hoa cần táng cường độ chiếu sáng.
    Bảng 5: Ảnh hưởng của ánh sáng và CO2
Ánh

Sáng tự  nhiên

CO2=300ppm CO2=1.000ppm
mầm thứ 1 mầm thứ 2 mầm thứ 1 mầm thứ 2
Ánh

sáng tự

nhiên

cành

hoa

cành

cành

hoa

cành

cành

hoa

cành

cành

hoa

cành

11 1 1 11 12 0 5 7
A 12 0 5 7 12 0 12 0
B 11 1 5 7 12 0 12 0

Tăng nồng độ CO2 có thể chống được sự bại dục của hoa. Vì tăng nồng độ CO2 sẽ tăng được sự phân phối chất đồng hoá đến hai mầm phía trên của cành mẹ, cành hoa. Ngoài ra, nồng độ CO2 cao còn có tác dụng kháng etylen (C2H2) gấp 3 lần nồng độ CO2 trong tự nhiên. Do có tác dụng kháng etylen nên chống được sự bại dục của hoa làm cho những hoa đã hình thành tiếp tục phát dục trở thành hoa hữu hiệu.

– Kích thích tố: Nồng độ kích tố tự nhiên trong cây khống chế sự hình thành và phát dục của mầm hoa; sử dụng chất điều tiết sinh trưởng có thể điều tiết tiến trình phát dục của mầm hoa. Sự hình thành cành mù có quan hệ với Gibberellin, trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp thì hàm lượng Gibberellin thấp sẽ dẫn tới sản sinh cành mù. So sánh hoạt chất của chất sinh trưởng trên lá của cành mang hoa và cành mù thì trên cành mang hoa có nồng độ GA, IAA và CTK (Cytolinin) cao, ngược lại trên cành mù thì chất ức chế sinh trưởng nhiều trong đó hàm lượng ABA cao. Nhân tố chủ yếu dẫn tới hàm lượng kích tố trong cây thay đổi là nhiệt độ không khí đất thấp. Dùng CCC và GAxử lý thì tăng số hoa bại dục. Khi độ dài cành hoa từ 8 –  30cm sử dụng CEPA mẫn cảm nhất. Nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu sẽ làm thay đổi hàm lượng GA trong 2 mầm trên cùng của cây đồng thời sản sinh ra etylen. Trong điều kiện ánh sáng yếu có thể dùng 2 chất kích thích là: BA và GA để nâng cao tốc độ sinh trưởng và ra hoa của cây. Xử lý BA trên mầm thứ 3 của cành mẹ ra hoa có thể hoàn toàn chống được sự bại dục của mầm hoa. GA tuy có làm tăng được lượng chất khô và độ dài của đợt cành thứ 3 nhưng tác dụng đối với việc phân hoá hoa không bằng BA.

– Giống: Số lượng cành mù còn liên quan đến giống, có một số giống dễ phát sinh cành mù, một số giống có tỷ lệ hoa hữu hiệu cao.

Tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành hoa, tác dụng của các nhân tố có thể tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát dục của hoa:

Nhân tố

Mầm hoa Hoa bại dục
Ánh sáng Cường độ cao + +
Cường độ thấp
Độ dài ngày Ngày ngắn +

+

Ngày dài -;+  –
Chất lượng ánh sáng Ánh sáng đỏ   + +
Đỏ dài
Cắt cành Đau +
Nhẹ
Nhiệt dộ Cao + +
Thấp +
Nhiệt độ

Ưu thế đỉnh ngọn

Bỏ mầm nhú +
Kích thích mầm nách

Vị trí mầm

Trên +
Dưới +
Hướng mầm Dương +
Âm

+

Yếu tố ánh sáng, độ dài ngày, nhiệt độ, chất ức chế sinh trưởng ảnh hưởng đến sự vận chuyển và phân phối chất đồng hoá, từ đó dẫn đến sự biến đổi hàm lượng hợp chất Hyđratcacbon ở mầm và các bộ phận sinh trưởng. Khi lượng Hydratcacbon đầy đủ thì mầm hoa phát dục bình thường, quá trình phân hoá hoa duy trì đều đặn. Khi cung ứng Hydratcacbon không đủ sẽ làm gián đoạn quá trình phát dục của mầm hoa, bộ phận đã phát dục nhỏ lại và rụng từ đó dẫn đến hiện tượng sản sinh cành mù và bại dục của mầm hoa. Vì vậy, đảm bảo cung ứng đầy đủ hợp chất Hyđratcacbon cho mầm là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho sự nảy mầm của mầm nách và sự ra hoa của hoa hồng.
2.4 Sự phát sinh hoa dị hình

Sự phân hoá mầm hoa chịu ảnh hưởng chủ yếu của các chất dinh dưỡng và nhiệt độ. Khi dinh dưỡng đầy đủ thì mầm hoa phân hoá bình thường, hoa to ngược lại chất dinh dưỡng thiếu lại dễ xuất hiện hoa dị hình, hoa nhỏ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phân hoá mầm hoa là từ 16 – 25°C, nhiệt độ không thích hợp thì hoa sẽ dị hình, nhiệt độ cao tới 30°C thì cánh hoa ít, màu hoa nhạt, hoa nhỏ. Ngoài ra, Gibberellin làm cho cuống hoa kéo dài, hàm lượng kích tố phân bào nhiều cũng dẫn đến hoa biến hình.

Xem thêm

Ứng dụng axit humic và rong tảo để sản xuất hoạt chất kích thích sinh học

Ngày nay, các loại hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng …

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :