Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Kỹ thuật trồng hoa hồng trên nền đất

Kỹ thuật trồng hoa hồng trên nền đất

Căn cứ vào chất nền trồng, kỹ thuật trồng hoa hồng, ta phân làm hai loại: Trồng trong đất và trồng trong nền không có đất. Ở những nước phát triển chủ yếu là trồng trong nền không đất, nền không đất gồm than bùn, cát, bột đá.


1. Phương thức trồng


1.1 Trong trên luống:

Luống theo hướng Bắc Nam để tăng lượng ánh sáng.

+ Trồng luống thấp: Xung quanh đắp bờ đất. Cách này dễ tưới nước thích hợp với các vùng phía Bắc khô hạn.

+ Trồng luống cao: Mặt luống cao hơn mặt ruộng, hợp với các tỉnh phía Nam mưa nhiều dễ thoát nước.


1.2 Trồng trên máng (giàn):

Dùng gạch, đất sét đắp thành giàn cao 40 – 50cm cách mặt đất. Trên máng đổ đất trồng, đất ít rễ hẹp, đòi hỏi điều kiện thông khí, giữ nước, giữ phân tốt, nói chung tưới bằng phương pháp nhỏ giọt. Cách này dễ tiêu độc đất, dễ khống chế nước, phân, dễ bảo đảm nhiệt độ, tiết kiệm nước…


2. Mật độ trồng

Mỗi luống trồng hai hàng. Mặt luống rộng 60 – 70cm, hàng cách hàng 35cm, cây cách cây 30cm. Trong nhà che có thể để khoảng cách hàng 35cm; cây cách cây tuỳ theo giống có thể từ 20 – 23cm hoặc 25 – 30cm, ứng với mỗi m2 có thể từ 8 – 10 hoặc 7 – 8 cây. Trồng ngoài đồng hàng cách hàng có thể rộng từ 40 – 50cm, cây cách cây 30 – 40cm. Mật độ trồng quyết định bởi đặc tính giống. Giống cây dạng đứng, gọn mỗi mcó thể trồng 10 cây. Giống tán rộng mỗi m2 từ 6 – 8 cây. Quy cách hai hàng thông gió tốt, dễ chăm sóc.


3. Chuẩn bị đất trồng

Ở đất cát pha sét hoặc sét pha cát, thông khí kém, ít màu mỡ cần được cải tạo.


3.1 Cải tạo lý tính đất:

Để đảm bảo độ thông khí, độ thoát nước, giữ nước thích hợp nên dùng các biện pháp sau:

  • Cày sâu, độ sâu từ 40 – 50cm.
  • Cải tạo lý hóa tính của đất như: Độ thông khí, độ dẫn điện, độ chua, hàm lượng chất dinh dưỡng,
    thành phần vi sinh vật… có rất nhiều chất để cải tạo đất: Phân gia súc khô tuy dễ kiếm nhưng không bền, có nhiều gốc muối, vỏ trấu, vỏ lạc, thân lõi ngô, rơm rạ, mùn cưa, tuy tốt nhưng khi

phân huỷ sinh nhiệt và một sẽ chất hại cho rễ. Dùng than bùn bền, hiệu quả tốt nhưng giá thành cao. vỏ cây tốt nhưng khó kiếm. Tro rơm rạ rất tốt vì tăng được lượng K và nhiệt độ cho đất. Ngoài ra các loại phân rác ở nông thôn, thành thị sau khi lên men đều có thể dùng. Phương pháp cải tạo là kết hợp cày sâu, làm đất, đào rãnh, bón phân theo lớp. Ở Nhật Bản cứ 100m2 đất người ta bón 500kg phân chuồng, 300kg phân bò, 20kg bã bột cá, 300kg phân dê, 10kg khô dầu, 35kg bột xương, 20kg super lân, 25kg tro. Ở Hà Lan mỗi 100m2 nền trong nhà bón các loại phân hữu cơ từ 500 – 1.000kg. Trồng lại thì 300 – 400kg. Ở Trung Quốc 100m2 bón 300 – 500kg.

Nguyên liệu chủ yếu là: phân trâu, phân rác, bã mía, mùn cưa, có điều kiện thì kèm theo 0,lm3 than bùn. Chú ý: không nên bón đơn độc một loại phân, khi dùng phân bò, phân lợn thì thêm vào một lượng phân gà, bột xương nếu có điều kiện thì thêm bột cá.

Sau khi cải tạo thì độ thông khí và các tính chất hoá học khác của đất được cải tạo nhiều. Cố gắng làm cho hoá tính của đất đạt tới nồng độ H+ 3.000 – 3.160 Mmol/1 (pH – 5,5 – 6,5), độ dẫn điện (trị số EC) 500.000 – 1.200.000S, đạm Nitrat 200 – 300mg/lkg.


3.2 Tiêu độc đất để diệt tuyến trùng:

Vi khuẩn, côn trùng và các loại hạt cỏ cần phải tiêu diệt. Có hai cách khử độc: Khử độc bằng xông hơi thuốc và khử độc bằng nhiệt độ cao.

  • Khử độc bằng xông hơi thuốc: Trước khi xông hơi cần cày lật đất, tránh để đất quá ướt hoặc quá khô thường dùng các loại CuO, BrCH4,
    BrCH4 khuyếch tán nhanh khử độc mạnh. Sau khi xử lý 4-5 ngày là có thể trồng được, mỗi ha dùng khoảng 300kg. Sau khi khử độc cần cày lật đất hoặc tưới nhiều nước để tiêu hết khí độc.
  • Khử độc bằng nhiệt độ cao: Dùng hơi nước nóng đốt bằng năng lượng mặt trời. Bằng cách dùng vải che mặt đất bơm hơi nước nóng vào làm cho nhiệt độ đất hoặc chất nên đạt tới 82°C trong 30 phút, đa số vi khuẩn trong đất ở 60°C trong 30 phút thì bị chết, đa số hạt cỏ ở 80°C trong 10 phút thì chết. Phương pháp này hiệu quả nhanh và an toàn.
  • Khử độc bằng ống nước nóng: bằng cách chôn ống nước nóng trong đất, dùng lò đun nước và máy bơm, bơm nước ở nhiệt độ 80 – 90°C chảy tuần hoàn trong ống làm cho nhiệt độ đất tới 60°c. Xử lý như vậy 2 – 3 ngày có thể tiêu độc đư­ợc đất ở độ sâu 30 – 40cm. Phương pháp này tôn kém năng lượng, tốn thời gian.
  • Tiêu độc bằng cách đốt nóng là dùng nhiệt hun đất trong nồi chảo theo kiểu thùng quay.
  • Khử độc bằng ánh sáng mặt trời, vào mùa hè nhiệt độ cao sau khi cày đất và xới xáo trong nhà kính, dùng nilông che toàn bộ mặt đất, sau một tuần nhiệt độ đất sẽ đạt tới trên 50°C có thể diệt khuẩn và bọ gạo. Cách này giản đơn và hiệu quả kinh tế cao.

 4. Trồng cây


Hoa hồng thuộc loại cây lâu năm, trồng 1 lần có thể thu hoa từ 3 – 5 năm. Vì vậy, trồng cây lần đầu rất quan trọng, trồng vào lúc nào, cách trồng và kế hoạch trồng là do giống, Thông thường, là trồng từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốt nhất từ tháng 1 đến tháng 3.


4.1 Chuẩn bị cây giống:

Tốt nhất là đánh cây con còn nguyên rễ để trồng, nếu vận chuyển đi xa thì phải có bầu đất, để lâu phải thường xuyên phun nước, để đảm bảo cho cây được tươi. Nếu là câv ghép thì phải kiểm tra mắt ghép cắt bỏ dây buộc, những cây rễ sâu phải loại bỏ. Trước khi trồng tiến hành cắt tỉa để tiện cho chăm sóc và kích thích rễ phát triển. Cây nhỏ giữ lại một cành chính, một cành chủ, cây to giữ lại hai cành, bỏ những cành còn lại và cành bệnh, cành gây. Trước khi trồng, cây con cần được xử lý chất kích thích ra rễ bằng Atonic.


4.2 Phương pháp trồng:

Trước hết phải định vị khổ trồng theo hàng, bổ những hố nhỏ, kích thước hố 710cm. Đặt cây vào hố sau đó lấp thêm đất vào, chú ý không được vùi mắt ghép vào trong đất. Tất cả các mắt ghép đều đặt theo một hướng quay về phía trong để tránh đi lại, làm gãy cành ghép. Trồng cây bằng rễ trần, lấp đất 1/3 hoặc một nửa hố tạo thành giữa cao, chung quanh thấp dần hình bát úp đặt cây vào giữa hố sau đó lấp đất làm hai lần. Lần 1 lấp một nửa. nhấc nhẹ cành lên cho rễ đều. Sau đó lấp đầy ấn nhẹ sau khi trồng phải đảm bảo thân cây ở giữa rãnh và thẳng đứng, tưới nước nhẹ: 1 ngày, tưới 1- 2 lần, nếu trồng vào ngày trời nắng cần che cho cây.


5. Chăm sóc sau trồng


5.1 Tưới nước và bón phân:

Hoa hồng đòi hỏi nước nhiều, hiện nay đa số là dùng phương pháp tươi phun và tưới trên rãnh. Thực tế cho thấy tưới trên rãnh hiệu quả cao nhất. Nhưng khi độ ẩm không khí quá thấp, cần tưới phun để tăng độ ẩm cho lá.

Trong các loại phân bón thì phân đạm quan trọng nhất. Thường bón đạm NO3 và NH4+. Tỷ lệ thay đổi theo mùa vụ: mùa hè 25%, mùa đông 12,5%; các loại phân Nitrat và amôn đều được, song không bằng phân urê, nhất là ở đất sét vì đạm urê tăng độ pH của đất.


5.2 Khống chế nhiệt độ:

Các giống hồng trồng ở Việt Nam hiện nay yêu cầu nhiệt độ ban đêm 16 - 17°C. Nhiệt độ đất cần khống chế ở 2l - 25°C. Trong sản xuất có thể trồng nhiều giống một lúc, cần bố trí các giống có yêu cầu nhiệt độ giống nhau vào một khu.


5.3 Điều chỉnh ánh sáng:

Độ bão hoà ánh sáng của lá hoa hồng là 37 – 50 KLux, của mỗi cây là 60 Klux; một lá đơn của cây có điểm bù, quang hợp là 1.000 Lux, của một cây đơn lẻ là 3.000 Lux.

Trong thực tế, vì các lá che lấp nhau nên độ bão hoà và điểm bù quang hợp cao hơn nhiều. Trồng trong nhà che do có màng che nên rất khó đạt tới độ bão hoà vì vậy bổ sung ánh sáng rất quan trọng, ở phía Bắc chỉ cần che bớt ánh sáng vào mùa hè,

Xem thêm

Kỹ thuật trồng hoa hồng trên nền không đất

Trồng hồng trên nền không đất đã trở nên phổ biến trên thế giới, ở …