Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Kỹ thuật trồng hoa hồng trên nền không đất

Kỹ thuật trồng hoa hồng trên nền không đất

Trồng hồng trên nền không đất đã trở nên phổ biến trên thế giới, ở Hà Lan, 70% diện tích trồng hoa hồng là trồng trên nền không có đất. Các nước đều rất chú trọng nghiên cứu kỹ thuật này. Hiện nay, trên thế giới đã có hàng chục nước nghiên cữu kỹ thuật trồng trên nền không đất và có Hiệp hội Quốc tế trồng hoa trên nền không đất. Ở Việt nam, vấn đề này còn rất ít được nghiên cứu và ứng dụng.

1. Tình hình trồng hoa hồng trên nền không đất trên thế giới

Ở Hà Lan, năm 1991 diện tích là 228ha, đến 1994 là 383ha. Đến nay, hầu hết hoa hồng đều trồng trên nền không đất. ở Nhật Bản đến 1996 là 37,4%.

Tại một số nước, nguyên liệu làm chất nền phổ biến là sợi đá (nham thạch). Bột nham thạch có ưu điểm là giữ nhiệt tốt, cố định cây tốt. ở Nhật Bản 64,6% diện tích nền là bột nham thạch.

Bột nham thạch có ưu điểm chính là phòng được tuyến trùng, không phải khử độc đất, tính chất vật lý đồng đều, nước và phân bón dễ quản lý, tiêu chuẩn hoá nhiệt độ vùng rễ dễ khống chế, có thể áp dụng phương pháp cắm cành. Nhưng gần đây người ta cũng phát hiện thấy bột nham thạch có một vài khuyết tật: không có khả năng đệm, mỗi cây cần một lượng chất nền 3 – 4 lít; việc quản lý nước, phân yêu cầu rất chặt chẽ, đòi hỏi chất lượng nước cao, điều tiết dung dịch dinh dưỡng tương đối phức tạp. Trồng trong hệ thống mở, khi tháo nước, các dịch thừa gây ô nhiễm đất khó khôi phục, ngoài ra đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm.

Ngay ở Nhật bản phương pháp này cũng nảy sinh nhiều nhược điểm:

  • Do thay đổi giống nhanh, đặc điểm hút dinh dưỡng của nhiều giống chưa thể làm rõ, vì vậy chưa phát huy được đặc tính của giống.
  • Hoa hồng yêu cầu khắt khe với các nguyên tố Cu, Mn, Fe. Chẳng những mỗi nguyên tố phải có nồng độ thích hợp mà còn đòi hỏi mức độ cân bằng giữa các nguyên tố.

* Tuy cánh hoa dài đều nhưng chất lượng hoa không đồng đều, biểu hiện ở màu hoa nhạt, lá to và mỏng hoặc rất nhỏ, thân rất cứng hoặc rất mềm, khả năng hút nước của các cá thể rất khác nhau.

  • Cành lá nhỏ, sau khi cắt hoa biến màu vàng, rụng nhiều. Vì trồng trong bông nham thạch không có dự trữ dinh dưỡng, mặt khác do quản lý nước phân phức tạp, không đều dẫn đến rễ hút bị hại, sức hút của rễ kém.
  • Sản lượng thấp, đặc biệt với những giống có sức phát lộc về mùa xuân.
  • Có giống dùng phương pháp giâm cành sản lượng và chất lượng kém cần chọn giống phù hợp chất nền.
  • Có những giống chưa nắm được đặc điểm sinh lý, điều tiết dịch nuôi còn mò mẫm dễ dẫn tới làm thay đổi chỉ số EC và pH của môi trường.
  • Trồng trong hệ thống mở dẫn đến ô nhiễm môi trường. 
  • Ở Hà Lan, người ta trồng trong môi trường khép kín để bảo vệ môi trường song khá tốn kém, vì xử lý chất thải bột nham thạch rất khó.
  • Sản lượng biến động ít, khó tạo ra số lượng lớn theo yêu cầu thị trường.
  • Khi ống dẫn bị tắc, dinh dưỡng phân phối không đều.
  • Đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm. Trong khi diện tích trồng cần nhiều, giá thành cao, tạo ra rủi ro về kinh tế.

Do còn những tồn tại trên nên hiện nay người ta đang nghiên cứu chất nền khác với hệ thống canh tác phù hợp.


2. Trồng hoa hồng trên nền không đất trong nhà che sử dụng năng lượng mặt trời

Kiểu nhà che sử dụng năng lượng mặt trời cần quan tâm chủ yếu là hệ thống cung cấp ôxy, chất nền, cách trồng, điều tiết nước và phân bón. Các ống dẫn trong hệ thống trồng trên nền không đất chủ yếu là ống cứng, có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng đến từng gốc cây. Đồng thời, điều tiết thành phần dinh dưỡng trong dung dịch, nồng độ pH, trí số EC… nhằm thoả mãn nhu cầu của cây.


2.1 Hệ thống ống dẫn khu trồng cây trên nền không đất:

Bao gồm đường ống chính cho từng khu, thiết kế trên cơ sở thuỷ lực học để đảm bảo áp lực nước từ nguồn qua các đường ống chính, ống phụ đến từng lỗ tưới trên ống. Do lưu lượng nước chảy ra và áp lực nước có quan hệ nhất định nên nhiều khi áp lực nước không đều, dẫn tới các đường ống chảy ra lúc nhiều, lúc ít. Nếu tăng thêm đường kính ống sẽ giảm bớt được tổn thất nước do lực ma sát giữa nước và thành nhg, làm tăng độ đồng đều của nước đến các tiểu khu. Đường kính ống càng to thì đầu tư càng lớn. Vì vậy, để đảm bảo lượng nước 80% trở lên, cần tính toán lựa chọn các loại ống một cách hợp lý để giảm bớt đầu tư.

Căn cứ vào thực tiễn sản xuất thì một vườn bảo ôn sử dụng năng lượng mặt trời nên có kích thước: chiều dài 57m, rộng 6,6 m. Hệ thống ống dẫn gồm: bên trong có 49 luống, mỗi luống dài 5,3m, rộng 0,72m, khoảng cách giữa hai luống 0,4 m. Hệ thống ống dẫn gồm 3 loại: ống chính, ống nhánh và ống nhỏ (mao quản). Ống chính đặt ở mép bên trái, cách tường lm, chôn sâu 0,8m, đường kính ống 50mm. Mỗi nhà lắp một ốhg nhánh đặt một bên luống, miệng ống lắp van số 1, đường kính ống nhánh 32mm, dài 5,7m. Mỗi luống đặt hai ống nhỏ là ống tưới dài 5,3m, khoảng cách lỗ trước 20 hoặc 30m, đặt trên mặt luống, ống tưới (ống mềm) có các tham số: đường kính 16mm, áp lực Pmax =l,03105Pa lưu lượng qua miệng lỗ; khi áp lực p= 5,39104 Pa cự ly 20cm, Q = 4,921/h; cự ly 30cm thì Q = 3,281/h. Trên ống chính lắp van số 2 và lắp thêm hệ thống chứa phân và lọc. Tóm lại, trồng cây trên nên không đất kỹ thuật phức tạp, đầu tư tôn kém, chi phí vận chuyển lớn, dễ nhiễm bệnh. Trồng trên nền chất rắn thích hợp hơn có thể dùng hệ thống cung cấp dinh dưỡng tuần hoàn hoặc hệ thông mở.

*Hệ thống tuần hoàn gồm: Giàn trồng cây, bể chứa, máy bơm khống chế thời gian ông dẫn… dịch dinh dưỡng do máy bơm khống chế thời gian đẩy đi, nếu dư thừa lại quay về bể chứa, không đòi hỏi ống tưới khắt khe, ống không đều thì dịch chảy nhiều. Có thể định kỳ đo độ pH và EC nhưng hệ thống này đắt tiền, khó khống chế nguồn bệnh.

* Hệ thống mở. Đặc điểm của việc cung cấp dung dịch của hệ thống này là sự cân bằng giữa lượng nước trong chất nền và lượng bốc hơi nước; cung cấp dịch dinh dưỡng theo lượng dịch được lưu trong hệ thống không tuần hoàn, dịch thừa thì tràn ra ngoài, loại này ít nhiễm bệnh, đơn giản. Lượng dung dịch mỗi lần cung cấp tùy theo thời tiết, điều chỉnh không không chế tốt thì tổn thất chất dinh dưỡng lớn, đồng thời, đòi hỏi ống tưới phải rất đều.

Sử dụng hệ thống tưới mở quan trọng nhất là thiết bị chứa dinh dưỡng. Có 3 loại:

  • Loại bình chứa: Dưới tác dụng của áp lực dung dịch mẹ được trộn theo tỷ lệ chảy cùng với nước trực tiếp đến cây. Loại này kết cấu và thao tác đơn giản nhưng giá đắt.
  • Loại giản đơn hơn: Dịch dinh dưỡng do chảy nhanh ở đầu tạo ra áp lực hút dinh dưỡng vào, rất khó khống chế lượng phân, không thích hợp với trồng hoa hồng.
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt: Dùng ống kim loại cứng của nước ngoài rất phù hợp với loại hoa hồng có gai, còn loại ống nhựa rẻ hơn nhưng dễ vỡ hỏng. Để tăng độ bền của ống cần tăng cường lọc dung dịch.

2.2 Chất nền và hiệu quả trồng trọt:

Chất nền trong đất làm nhiệm vụ cố định cây, cung cấp dinh dưỡng, bảo đảm giữ nước, giữ phân và không khí tạo môi trường sống cho rễ. Chất nền cũng có hai loại: hữu cơ và vô cơ, chất nền hữu cơ gồm: than bùn, mùn cưa, trấu… loại này nhẹ, khả năng trao đổi ion mạnh và có khả năng hoãn sung nhất định. Chất nền vô cơ gồm cát, đá, bột nham thạch, xỉ lò… loại này khả năng trao đổi ion thấp, sức hoãn xung kém nhưng rẻ tiền; có thể tạo ra hỗn hợp vô cơ, hữu cơ để khắc phục nhược điểm của mỗi loại và hạ giá thành.

Hoa hồng thường dùng các tổ hợp hỗn hợp sau:

  • 50% than bùn + 30% xỉ lò + 20% mùn rơm
  • 50% than bùn + 20% cát sông + 30% sỏi nhỏ
  • 30% than bùn + 20% cát sông + 30% trấu hun
  • 50% than bùn + 50% cát sông

2.3 Phương pháp trồng hoa hồng trên nền không đất:


Trồng trong túi: Dùng túi nilông đen có độ dày 0,5mm, dài 100cm, rộng 20cm, cao 8cm, cách 20cm đục một lỗ đường kính 8cm hoặc dùng túi dài 120cm, rộng 30cm, cao 12cm, cách 30cm. Khoan lỗ đường kính 10cm, 2 đầu cách 5cm, đục 1 lỗ thoát nước. Trong túi chứa chất nền, dinh dưỡng, mỗi túi trồng 4 cây.

– Trồng trên máng: máng xây bằng gạch không dùng xi măng bít mạch, đáy tạo thành hình chữ V, có thể làm bằng ximăng cát, máng dài 5m, rộng 57cm, cao 25cm, độ dốc của máng theo tỷ lệ 5/100 dốc dần từ Bắc đến Nam để dễ thoát chất thải. Trong lòng máng lót nilông dày để cách ly với bên ngoài, mỗi máng trồng 2 hàng, cây cách cây 30cm.


2.4 Pha chế và quản lý dung dịch:

Pha chế và điều tiết dung dịch trồng là vấn đề mấu chốt trong kỹ thuật trồng cây trên nền không đất. Cây hút các nguyên tố đa, vi lượng đều ở dạng ion, dung dịch muối chẳng những phải có đủ các nguyên tố mà còn phải theo tỷ lệ thích hợp. Thành phần, cách pha chế dung dịch chẳng những ảnh hưởng tới sinh trưởng phát dục của cây mà còn liên quan đến giá thành, hiệu quả kinh tế.

Bảng 9: Dung dịch mẹ trồng hoa hồng của Hà Lan (1992)

Dung

dịch

mẹ

EC

ms/cm

NO3

mg/i

NH+4

mg/1

P

mg/1

K

mg/1

Ca

mg/1

Mg

mg/1

S

mg/1

Trồng phương thức mở 1,6 11.0 1,25 3,75 0,5 7,0 1.5 2,5
Trồng hộ tuần hoàn 0:7 43 0,5 13 2,3 2.2 0,8 1.0

Nguyên tắc: Trước hết phải phân tích nước để biết được nồng độ các chất, đặc biệt là nồng độ ion, canxi, magiê. Khi pha chế phân bón cho cây phải tính đến các yếu tố này. Các chất được hoà tan riêng sau đó mới hỗn hợp để tránh sự kết tủa. Khi pha dung dịch mẹ cần chú ý đến phân ứng kết tủa của ion Ca++ với rnuối Sunphat và phốt phát. Pha thành dung dịch mẹ A,B muối Ca và Nitrat cùng hoà tan vào với các muối khác. Sau khi pha chỉ dùng axít Nitric hoặc Phosphoric để điều chỉnh độ pH sao cho bằng 6,5. Nếu độ pH> 7 thì Ca, Fe, HSO4… sẽ không tan được, cây sẽ không hút được. Trong sản xuất, không có hiện tượng đung dịch biến chua mà phải dùng kiểm điều chỉnh. Trong quá trình sinh trưởng, phát dục cũng như thời tiết khác nhau, cây hút các nguyên tố cũng khác nhau nên cần phải theo dõi để diều chỉnh tỷ lệ các nguyên tố.

Bảng l0: Ảnh hưỏng của nền đất và nền không đất tới năng suất và chất lượng hoa hồng (diện tích 10m2).

Phương

thức

trồng

Số hoa cành/vụ Tỷ lệ chất lượng hoa (%) Đường kính hoa (cm) Thời gian tồn tại cành hoa ở

25oC

Cấp 1 >90cm Cấp 2 70 – 90cm Cấp 3 50- 70cm
Nền

không

đất

137 51.9 40,6 8.5 8,7 7.8
Nền đất 105 24,3 45,6 34.1 7,9 6,1

 

Xem thêm

bí quyết ăn uống Tây Ban Nha

Bí quyết ăn uống người Tây Ban Nha giúp họ sống khỏe và thọ hơn người Nhật

Người Tây Ban Nha đang nắm giữ bí quyết ăn uống đã và đang giúp …

Những loại khoáng chất đa lượng cần thiết trong phân bón hoa hồng

Cách bón phân hoa hồng hiệu quả nhất (phần-5-2)

Có rất nhiều tài liệu trình bày về cách bón phân hoa hồng tuy nhiên …