Trang chủ / Cách trồng rau / Kỹ thuật trồng rau trong túi bằng chất nền trơ (phần 8)

Kỹ thuật trồng rau trong túi bằng chất nền trơ (phần 8)

8. Chất lượng nước

Kỹ thuật trồng trên nền xơ khoáng đòi hỏi nước cấp tương đối sạch, do thể tích khối nền có giới hạn và do việc tích luỹ nhanh muối có thể xảy ra (Sonneveld, 1980). Các nguyên tố đặc biệt có ảnh hưởng đến việc hình thành muối trong tấm vật liệu xơ khoáng là natri và clo, các ion này thường có mặt trong nước cấp mặc đù cây trồng chỉ đòi hỏi một lượng rất nhỏ các ion này. Khi nguồn cấp là nước cứng, nồng độ ion canxi có thể song điều đó không đáng ngại bởi có thể điều chỉnh công thức dinh dưỡng theo tỷ lệ thực tế (ví dụ bổ sung ít canxi nitrat) và mức nitrat được duy trì với các nguồn nitơ khác.

Như vậy khi áp dụng kỹ thuật trồng trên nền vật liệu xơ khoáng, nhất thiết phải phân tích nguồn nước cấp cẩn thận để xác định hàm lượng natri và clo cũng như hàm lượng các ion canxi, magie… Các phân tích tiếp theo phải được thực hiện định kỳ để phát hiện những bất ổn trong nguồn nước nhằm tìm cách điều chỉnh cho thích hợp. Nhiều tác giả cho rằng, nước cấp cần có tiêu chuẩn thấp hơn 1,5 mmol/l natri và 35 – 53 mg/l clo; độ dẫn điện phải ở dưới mức 0,5 mS/cm.

Ớ một số vườn ươm, đặc biệt là ở Hà Lan, người ta thu gom nước mưa trong các thùng chất dẻo. Điều lưu ý ở đây là phải tính đến hàm lượng kẽm có thể có khi thu gom nước mưa từ mái nhà kính bằng khung thép mạ kẽm. Trong trường hợp đặc biệt, cần lắp đặt thêm hệ thống tinh chế nước như hệ thống thẩm thấu ngược hoặc một biện pháp nào đó cho dù có tăng thêm chi phí đầu tư.

9. Kiểm soát hàm lượng nước trong nền trồng bằng vật liệu xơ

Người ta kiểm soát hàm lượng nước trong nền trồng bằng vật liệu xơ khoáng bằng cách lắp đặt trên hệ thống cấp dịch một ống đo lưu lượng làm bằng thủy tinh hữu cơ, dụng cụ này có thể khống chế ổn định lượng nước cấp theo yêu cẩu.

Cũng có thể lắp đặt hệ thống kiểm soát nước trên nền một vật liệu xơ khoáng bằng cách thu gom dịch chảy ra từ các ống mao dẫn dưới đáy bồn trồng. Dịch thu gom chuyển tới một thùng chứa nhỏ, ở đó lắp đặt các điện cực điều khiển việc cấp nước cho hệ thống khi cần thiết. Một phương án khác kiểm soát nước cho kỹ thuật trồng cây trên nền vật liệu xơ khoáng được thực hiện gián tiếp bằng cách đo độ bức xạ Mặt trời. Các số đo sẽ gián tiếp phản ánh nhu cầu nước theo các giờ trong ngày. Do thiết bị kiểu này không làm việc vào ban đêm mà cây thì vẫn có nhu cầu cấp nước vào ban đêm, nên người ta phải đặt thời gian cấp nước cho hệ thống khoảng 3 – 4 lần/đêm. Hơn nữa, khoảng thời gian cấp nước trong ngày cũng không thể như nhau, do vây người ta phải lập trình thời gian cấp nước theo giờ, khi trời không nắng cấp ít, khi trời có nắng nhiều cấp nhiều.

10. Tưới bổ sung

Lượng dịch dư bao giờ cũng thoát ra khỏi hệ thống, do vậy nếu cấp dư lượng nước sẽ ảnh hướng lớn đến việc kiểm soát dinh dưỡng trong vùng rễ.

Một số nguyên tố có thể được cây hấp thu nhanh hơn số khác, ví dụ nitrat và kali được hấp thu rất nhanh trong khi natri và sunfat lại vẫn chưa được hấp thu hết. Hơn nữa, trong thành phần dung dịch dinh dưỡng không chỉ có các chất dinh dưỡng mà còn có các muối khoáng tự nhiên trong nước cấp, có thể chúng không thích hợp cho cây.

Do vậv, tưới bổ sung vào lớp nền chất xơ khoáng phải hết sức thận trọng và lượng bổ sung có ảnh hưỏng quan trọng đến hiệu quả của hệ thống, sao cho tưới bổ sung vẫn duy trì được hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng hấp thu nhanh song lại không làm tăng lượng các nguyên tố dinh dưỡng hấp thu chậm. Hơn nữa, độ đồng đều của dung dịch dinh dưỡng trên toàn bộ diện tích trồng còn bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt môi trường và những biến động khác trong hệ thống tưới mà chính việc tưới bổ sung phải giải quyết. Smith (1987) đưa ra lượng tưới bổ sung 15 – 20% so với điều kiện thông thường và 30 – 35 % để có được mức cân bằng dinh dưỡng trong lớp nền xơ khoáng. Nhiều tài liệu cho rằng mức lưới bổ sung còn cao hơn không những để cân bằng nồng độ các chất dinh dưỡng mà còn để duy trì cung cấp oxy cho rễ cây do oxy thiếu hụt rất nhanh trong thời kỳ cây phát triển.

Nitrit (N02 ) thường có trong dung dịch dinh dưỡng khi trồng trên nền vật liệu xơ khoáng (Pickford, Hall và Wight, 1985) do vậy người ta còn đề xuất khử nitơ trong môi trường thiếu hụt oxy do hoạt động của các vi khuẩn tiêu thụ để tiết dịch trong vùng rễ. So sánh hai vườn ươm khi dùng tưới bổ sung 75% dung dịch dinh dưỡng cho thấy sản lượng thu được cao hơn ở trường hợp không tưới bổ sung và mức oxy hòa tan cũng cao hơn 30%. Thực tế cho thấy cần tưới bổ sung vào nền trồng bằng vật liêu xơ khoáng bất kể khi nào khi lượng nước đã tiêu thụ 5 – 10%. Yêu cầu này theo Smith là phải tưới 10 lần hoặc hơn trong một ngày mới đảm bảo cho cây trồng phát triển nhanh.

Tuy nhiên tưới bổ sung trên nền trồng bằng vật liệu xơ khoáng chắc chắn sẽ gặp phải vấn đề tích tụ tạp chất có từ nước cấp. Đặc biệt khi dùng nitrat hàm lượng cao không mong muốn. Ở Anh người ta đưa ra mức tưới bổ sung là 15% trong suốt vụ để giảm bớt mức độ ô nhiễm nền, thất thoát chất dinh dưỡng, và cả các vấn đề về bệnh tật và sâu hại.

Xem tiếp : Kỹ thuật trồng cây trên sỏi

Xem thêm

Cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng, đậu nành

Phân hữu cơ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trồng cây tuy nhiên làm sao tận dụng tối đa hiệu quả của các nguồn dinh dưỡng đó lại là vấn đề khác. Dưới đây xin chia sẻ kinh nghiệm cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng và đậu nành .

Những loại khoáng chất đa lượng cần thiết trong phân bón hoa hồng

Cách bón phân hoa hồng hiệu quả nhất (phần-5-2)

Có rất nhiều tài liệu trình bày về cách bón phân hoa hồng tuy nhiên …