Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Kỹ thuật tạo dáng hoa hồng

Kỹ thuật tạo dáng hoa hồng

Tạo hình, sửa cành là một trong những kỹ thuật quan trọng của kỹ thuật trồng hoa hồng. Bằng biện pháp này có thể điểu chỉnh hình dáng làm cho cây thông thoáng, tăng khả năng thu nhận ánh sáng của lá, giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng hoa và điều khiển thời gian ra hoa. Tạo hình sửa cành cần suy nghĩ tổng hợp các yếu tố: giống, thời vụ, nhiệt độ, ánh sáng, nước, phân bón đồng thời tính đến nhu cầu thị trường.

1. Kỹ thuật sửa cành, tạo hình

Phương pháp tạo sửa cành gồm: ngắt ngọn, cắt cành, uốn cành, xoa, bỏ mầm… Mỗi phương pháp có tác dụng khác nhau nên tuỳ trường hợp áp dụng.

Bảng 11: Phương pháp, nội dung, tác dụng và các trường hợp vẫn dụng cắt tỉa

Phương

pháp

Nội dung và đối tượng cắt tỉa Tác dụng và hiệu quả Trường hợp áp dụng
Ngắt ngọn (ở cành non) Ngắt bỏ nụ mới nhú ở đỉnh ngọn., và 3 lá non liền kề ở dưới Kích thích ra nhiều mầm mới Với cành vừa nhú sau khi định cây, kích thích ra cành phía dưới
Ngắt ngọn lai Ngắt tiếp nụ nhú ra sau ngắt lần thứ 1, hoặc mầm nhú ra san ngắt 1 tháng. Khống chế độ cao kích thích ra cành gần gốc Không chế chiều cao cây, sau khi cắt tỉa cây trưởng thành, thời gian chỉ trong một tháng.
Ngắt bỏ mầm nách (trên cành mang hoa) Cắt bỏ cành nách từ 0,3 – 0,5cm của cành mang hoa. Cành dài và nhiều lá Tăng diện tích lá, tồng chiều dài cành tập trung dinh dưỡng nuôi hoa.
Cắt cành hoa nhỏ, sâu bệnh Cẳt bỏ những cành nhỏ, cành sâu bệnh không cho hoa hoặc hoa nhỏ. Giảm số lần ngắt ngọn, khống chế độ cao áp dụng với cây trưởng thành
Uốn cành Với cành không thể ra hoa đẹp, bẻ gập hoặc uốn cong. Tăng diện tích lá, chuyển hướng cành áp dụng với cành yếu trên cây, với cây còn non và ở thời vụ ra hoa không thích hợp.
Thu hái Cắt cành hoa thương phẩm kiêm việc cắt tỉa Kích thích mầm dưới vết cắt phát triển Cắt hoa liên tục điều tiết ra hoa
Xoa bo mầm Ngắt bồ mầm hoa thừa và mầm thừa. Tạo hình cây Cành hoa và cành khác
Cắt ngắn Cắt cành sát gần gốc, cành già, cành thừa. Tỉa, tạo cây có hình dáng mới Cắt cành với cây trưởng thành

2. Ứng dụng phương pháp cắt tỉa

2.1 Tạo cành hoa:

Sau khi trồng, thời kỳ đầu cây sinh trưởng chậm, các nhánh mới ra yếu ớt, hoa nhỏ, cành ít. Lúc này cần phải ngắt bỏ hết nụ ở trên cành, giữ lại lá.Sau thời gian 2 – 3 tháng số lá tăng lên nhanh, cây tích luỹ nhiều chất dinh dưỡng, sẽ mọc ra nhiều nhánh từ gốc to khoẻ. Chọn lấy cành có đường kính từ lcm trở lên, ngắt bỏ mầm nách của cành cho hoa, nên để mỗi cây có từ 2  – 4 cành mang hoa. Các mầm ra từ thân cành chính có thể cho 2 – 4 cành hoa thương phẩm.


2.2 Định hình cây:

Trong quá trình sinh trưởng cần kịp thời cắt bỏ cành yếu, cành bị bệnh, cành chết, cành vượt mọc lung tung, làm cho vườn thông thoáng. Nếu trồng cây ghép, các mắt ở vị trí dưới mắt ghép sinh trưởng mạnh sẽ tranh chấp dinh dưỡng với cành ghép, thậm chí làm chết cành ghép. Vì vậy, phải kịp thời ngắt bỏ loại mầm này. Không nên dùng kéo cắt bỏ từng mầm một, vì các mầm ngủ dưới đó lại mọc ra. Tốt nhất là dùng tay vặt bỏ tất cả mầm nhỏ.


2.3 Ngắt bỏ mầm nách, nụ cành:

Hoa hồng ngoài mầm ngọn trở thành mầm hoa, có một số giống mầm nách cũng phân hoá hoa trở thành nhiều hoa trên một cành. Do ưu thế đỉnh ngọn, nên nói chung trước khi hoa ở đỉnh ngọn bị cắt, mầm nách không phát triển được, nhưng có một số giống mầm nách phát triển sớm ảnh hưởng đến phát dục của mầm ngọn nên phải ngắt bỏ kịp thời để khỏi ảnh hưởng đến phẩm chất hoa.


2.4 Thay thân chính:

Thân chính sau 2 – 3 năm bị già cỗi, cần thay thế. Phư­ơng pháp làm là:

Chọn cành vượt mọc từ mầm ngủ gần gốc, cắt bỏ ngọn ở độ cao 50cm để làm cành thay thế cho hoa và cắt bỏ thân chính cũ đã già cỗi.


3. Cắt tỉa theo mùa

3.1 Cắt tỉa mùa hè (đối với vùng khí hậu nóng):

Sau vụ xuân, cây tương đối to có thể cao tới 2m, thấp cũng từ l,2m – l,5m, rất vướng cho chăm sóc, đồng thời làm giảm phẩm chất hoa. Vụ hè, hoa hồng thường ở trạng thái bán ngủ nghỉ, hoa nhỏ, cành hoa ít, dễ trở thành hoa biến dạng, màu sắc cũng thay đổi. Sau khi cắt hoa ở mùa xuân cây mất nhiều dinh dưỡng, nên tiếp tục cắt hoa, cành sẽ bị suy thoái nhanh, sản lượng và phẩm chất kém. Mặt khác vào mùa hè hoa nhiều, giá rẻ, vì vậy lợi dụng sự ngủ nghỉ vụ hè để tích luỹ dinh dưỡng cho cây ra hoa vào vụ thu đông là hợp lý.

* Phương pháp cắt tỉa lá: cắt đau, cắt ngắn thân chính, không chế cây ở độ cao 50 – 60cm. Nhưng cắt đi nhiều cành lá vào mùa sinh trương mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến cây, đến sinh trưởng của vụ thu đông. Phương pháp mới là cắt tỉa vít cành ở trên cao xuống thấp, lợi dụng ưu thế sinh trưởng đỉnh ngọn của cây, làm cho mầm nách ở chỗ uốn cong nảy lên giữ thế cân bằng cho cây, các lá phía dưới vẫn tiếp tục quang hợp được.

Vít cành từ tháng 5 đến tháng 7. Trước khi vít 15 ngày ngừng tưới nước, để cho cây ở trạng thái vừa ngủ nghỉ, cành mềm dẻo, dễ uốn, đồng thời chú ý cắt bỏ cành sâu bệnh và phun thuốc trừ sâu bệnh. Độ cao vít cành khoảng 50 – 60cm, có thể uống trực tiếp hoặc tạo thành vết thương để uốn, chú ý không để cho cành ra mầm trước. Sau 2 -3 tháng cành sinh trưởng khoẻ, mới cắt bỏ cành già. Sau khi ra cành mới nếu chưa đến kỳ ra hoa cần cắt sửa cành đã thành thục, giữ lại 4 – 5 cành, khoảng 5 lá nhỏ. Ngoài ra, cũng có thể xử lý vít cành với tất cả các cành của cây.

Bảng 12: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa vụ hè đến số mầm và sản lượng hoa.

Phương pháp cắt tỉa Chỉ tiêu Sonia Manina Calìmia Car dỏ Asmircin
Cắt toàn bộ Số mầm vượt/cây Sản lượng hoa/cây 13,5

44,3

17.6

39.6

15,6

38,4

16,5

29.4

16,3

40,0

Uốn một phần Số mầm vượt/cây Sản lượng hoa/cây 15,1

43,3

20,1

40,6

16,0

41,0

20,5

30,0

19,4

42.1

Uốn toàn Số mầm vượt/cây 19,5 19,6 17,3 18,6 24,1
bộ Sản lượng 47,8 40,0 43,4 33,1 38,3
hoa/cây
(Ghi chú: sản lượng tính từ tháng 10 – tháng 6 năm sau)

3.2 Cắt tỉa vụ đông (đối với vùng khí hậu lạnh):

Sau khi cắt hoa vụ đông cây ngủ nghỉ, nên cắt tỉa mạnh (đốn đau), giữ thân cành chính ở độ cao 30 – 50cm, phun 2 lần lưu huỳnh với nồng độ 1-3° Bômmê để phòng sâu bệnh. Ở những nơi rét nặng cần xới nhẹ, lấp đất chống rét. Đối với cây trong nhà bảo ôn tiến hành cắt tỉa qua đông và cắt tỉa vào trước lúc cắt hoa vụ xuân.

Xem thêm

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trong quá trình trồng hoa hồng sâu rệp hại hoa hồng là một trong những tác nhân thường xuyên xuất hiện gây khó khăn cho người trồng. Vì vậy trong phần bài viết này TRLV sẽ trình bày về các loại côn trùng gây hại này và biện pháp phòng trừ .