Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cách trồng lan / Kỹ thuật trồng phong lan cơ bản (phần 6) – Cách bón phân hữu cơ cho lan

Kỹ thuật trồng phong lan cơ bản (phần 6) – Cách bón phân hữu cơ cho lan

Phân hữu cơ thật là đa dạng, rất dễ tìm, như phân rác, phân bò, phân heo, phân dơi, phân tằm, phân cá, phân lông gà vịt, phân xương, phân mùn, phân rơm vv… Thành phần chưa được phân tích đầy đủ chính xác, nhưng chúng cũng bao gồm các nguyên tố đa lượng và vi lượng như phân hoá học.

Đến nay, chưa có ai đưa ra công thức về phân hữu cơ để tưới cho cây lan, mà chỉ qua kinh nghiệm mà thôi. Xin giới thiệu một số phân hữu cơ thường dùng cho cây lan.

CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ.

 

1. Phân bánh dầu.

Bánh dầu là xác của đậu phọng, đậu nành sau khi đã ép lấy dầu.Trong nông nghiêp thường dùng bánh dầu làm phân, vì trong bánh dầu có chứa rất nhiều đạm và các tap chất khác, tuy rằng chưa biết một cách thật chính xác lắm.
banh_dau2016
Muốn bón phân bánh dầu cho cây lan, bánh dầu phải được qua chế biến. Nếu bón trực tiếp thì cây lan dễ bị kiến và bị bệnh nấm vv… Bẻ nho bánh dầu, bỏ vào trong cái khạp, đổ nước vô ngâm, nhớ đậy nắp cho kỹ, vì bánh dầu tan ra sẽ hôi thối, liều lượng tùy ý, đợi đến khi nào bánh dầu hết thối, múc ra pha 1 phần bánh dầu với 5-10 phần nước, tuỳ theo ngâm nhiều hay ít bánh dầu. Có thể ngâm 100gr bánh dầu với 1 lít nước, dộ 10 ngày sau cho thêm 1 lít nước nữa, quậy đều rồi tiếp tục ngâm cho hết thối, khi tưới, pha một phần nước phân bánh dầu với 4 phần nước, tưới 15 ngày 1 lần đối với lan gì cũng tốt, nhưng hàng tháng cũng phải phun thêm thuốc sát trùng, ngừa nấm và vi khuẩn.
banh_dau20162
2. Phân bả động vật.

Lông gà, lông vịt, xác tôm cá, lóng gà vịt, cóc, ếch, nhái… Cho vô khạp, đổ nước vô ngâm, nên nhớ đậy kỹ, đến khi nào hết hôi thối, pha tưới cho lan cũng rất tốt.

3. Xương heo, xương bò.

Cũng ngâm hoặc đốt cháy, nghiền nát, trộn với phân khác, hoặc ngâm tưới cũng rất tốt.

4. Phân bò, phân heo , phân dơi.

Phân phơi khô, để cho hoai rồi bỏ vào túi vải nhỏ, để trên gốc cây lan, khi tưới nước phân sẽ tan ra dần bón cho cây cũng tốt. Tất cả các loại phân hữu cơ đều bón rất tốt cho lan, nhất là đối với địa lan thì rất phù hợp, cây phát triễn mạnh, mập mạp, ra hoa to và đẹp, nhưng phải phòng ngừa nấm và và vi khuẩn.

5. Nước tiểu.

Nước tiểu cũng là phân có nhiều đạm, khoán chất và kích thích tố. Chỉ cần pha 1 phần nước tiểu với 5 phần nước là tưới được, nếu pha thật loãng 1/10 có thể tưới mỗi ngày,

6. Vitamine và nước dừa.

Trong nước dừa non, có nhiều vitamine và kích thích tố. Vitamine B1 kích thích cho lan ra rễ cho lan con cấy mô, tưới loãng 3 ngày/ lần, lan con rất mau lớn, ra nhiều rễ, phát triển nhanh.

Còn rất nhiều loại phân hữu cơ khác, nhưng không được sử dụng rộng rãi, vì lâu ngày sanh nhiều nấm mốc, rong riêu và đóng cặn dưới đáy chậu dễ sinh bệnh thối rễ…

C. CÁCH SỬ DỤNG PHÂN.

Thường ít có ai sử dụng đơn độc từng loại phân mà cần pha chế thành nhiều hỗn hợp và luôn thay đổi tuỳ theo lứa tuổi cây lan.

Công thức pha chế chủ yếu có 3 nguyên tố đa lượng và một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây lan. Tôi xin giới thiệu một số công thức mà ngòai thị trường ngày nay có bán rất nhiều, người trồng lan có thể mua về rất tiện lợi.

1. Phân tăng trưởng, còn gọi là phân số 1, với công thức có chứa rất nhiều đạm, theo tỷ lệ thứ tự NPK như sau : N = 30, P = 10, K = 10, gọi là phân NPK 30.10.10 và vi lượng. Ngiã là phân số 1 này có 30% đạm N, 10% lân P2O5 và 10% kali K, dùng để tưới lan con, chồi non, cho ra rễ, nhảy con, ra lá và phát triển thân cây, gọi là phân tăng trưởng.

2. Phân kích thích cho ra hoa, còn gọi là phân số 2, với công thức, 10.30.10, dùng để tưới cho lan trưởng thành, kích thích cho ra hoa, trong phân này có tỷ lệ lân cao, giúp phát hoa dài, siêng hoa và nhiều hoa, cũng dùng để kích thích ra hoa theo ý muốn.

3. Phân giữ cho hoa có màu sắc tươi đẹp và lâu tàn còn gọi là phân số 3, chỉ tưới khi nào thấy xuất hiện phát hoa, làm cho cây đứng vững, vòi hoa dài thẳng, hoa đẹp, lâu tàn. Công thức này có tỷ lệ phân kali cao theo thứ tự, 10.10.30. Nhưng khi hoa tàn rồi, ra chồi mới phải tưới trở lại phân số 1, để chồi non tăng trưởng nhanh.

4. Phân có tỷ lệ đạm, lân, kali đồng đều gọi là phân số 4, với công thức 20.20.20, lượng phân đa lượng nào củng đồng đều như nhau, tránh thừa thiếu phân, thường sử dụng tưới cho vườn lan trồng nhiều loại lan khác nhau, lan con có, lan trưởng thành có, lan đã ra hoa có. Tuy nhiên, tưới loại phân số 4 này cũng tốt, cây cũng mập mạp, vẫn ra hoa bình thường. Nhiều người cũng thích sử dụng loại phân này.

Ngoài ra, tất cả các nhà sản xuất khi bán phân có kèm theo chai vi lượng, hoặc có pha sẵn trong phân rất tiện lợi, muốn mua loại nào cũng có. Còn nhiều loại với công thức khác nữa như, 8.16.20, 13.21.27, 30.15.10 vv… Nhưng loại nào cũng có hướng dẫn cụ thể cách sử dụng. Nói chung phân tăng trưởng thì có đạm nhiều, phân ra hoa thì có lân nhiều, phân hoa đẹp lâu tàn, cây cứng thì có kali nhiều, người rành nghề chỉ cần gia giảm mà pha chế.

CÁCH PHA CHẾ PHÂN.

Tôi mạng phép hướng dẫn một số công thức cơ bản, còn lại các bạn có thể tự pha chế theo công thức mới.

Ở thị trường có bán các loại phân đơn lẽ như sau:

a. Đạm :

– Có Uré với công thức Co(NH2)2 có chứa khoảng 46% đạm N.

– Sulfat đạm SA với công thức (NH4)2SO4 có chứa khoảng 21% đạm.

b. Lân :

– Có Super lân, chứa khoảng 20% P2O5.

– DAP (NH4)2HPO4, chứa khoảng 54% P2O5 và 21% N.

c. Kali :

-Clorua kali CKL có chứa khoảng 60% K2O.

1. Thí dụ : Muốn chế phân NPK với công thức số 1= 30.10.10.

-Từ Uré 46% N, với phép tam xuất : ta có 100 x 30 / 46 = 65 đơn vị khối lương Uré.

-Từ Super lân có 20% P2O5. ta có 100 x 10 / 20 = 50 đơn vị khối lượng Super lân.

-Từ Clorua kali với 60% K2O. ta có 100 x 10 / 60 = 17 đơn vị khối lượng Clorua kali.

Như vậy, trong phân 30.10.10 có tỷ lệ: 65đvị Uré, 50 đvị Super lân, 17 đvị Clorua kali.

Nếu muốn pha đơn vị khối lương là gr thì phải pha: 65gr Uré+50gr Super lân+gr kali

Mới có được loại phân có tỷ lệ đạm cao theo công thức NPK 30.10.10.

Ngày nay, để tránh cân đong pha chế và ít có bán riêng rẽ các loại Sulfat. Nên ít có ai tự pha chế, trừ phân bánh dầu. Thường thì mua phân đã pha chế sẵn ở thị trường về tưới.

Xem thêm

Ứng dụng axit humic và rong tảo để sản xuất hoạt chất kích thích sinh học

Ngày nay, các loại hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng …

Những loại khoáng chất đa lượng cần thiết trong phân bón hoa hồng

Cách bón phân hoa hồng hiệu quả nhất (phần-5-2)

Có rất nhiều tài liệu trình bày về cách bón phân hoa hồng tuy nhiên …