Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cách trồng lan / Kỹ thuật trồng phong lan cơ bản (phần 7) – Cách sử dụng chất kích thích tố cho lan

Kỹ thuật trồng phong lan cơ bản (phần 7) – Cách sử dụng chất kích thích tố cho lan

CÁC CHẤT KÍCH THÍCH TỐ.

1. Kích thích tố ra rễ.

a. Acide indolacetic AIA.

b. Acide naptalenacetic ANA.

c. Acide indolbutiric AIB.

Các loại acide, trên thừơng chỉ dùng với nồng độ từ 0,1 ppm đến 10 ppm để kích thích ra rễ sau khi tách chiết trồng, hoặc cho cây con mới mua về trồng.

Lưu ý : Dung dịch ppm có được bằng cách lấy 100mg chất AIA pha trong một lít nước, ta có dung dịch 1/10.000. Bây giờ hãy lấy 10ml dung dịch này pha trong 1 lít nước, ta sẽ có dung dịch 1ppm.

2. Kích thích sinh trưởng thân lá.

a. Gibberellin.

b. 2,4 D Diclorophenoxiacetic acide.

Gibberellin phải sử dụng rất ít, có tác dụng sinh lý rất rộng, kích thích ra chồi, ra lá, ra trái vv… Nếu dùng qúa liều lượng mà nhà chế tạo hướng dẫn sẽ có kết quả ngược lại, như 2,4 D với nồng độ thấp là sinh trưởng, nếu nồng độ cao là diệt trừ, thành thuốc trừ cỏ.

Các chất điều hoà sinh trưởng nầy còn rất mới, chưa có đánh gía đúng mức về công thức sử dụng cũng như hiệu lực thực tế đối với lan, mà mới đang trong thời kỳ sử dụng theo kinh nghiệm. Vì vậy, nên nghiên cứu thật kỹ trước khi sử dụng, tốt nhất là nên thử nghiệm trên từng ô nhỏ rồi sau đó mới nhân rộng ra, đồng thời rút kết hiệu quả của chúng đối với từng loại phong lan.

TƯỚI PHÂN.

Như các bạn đã biết, phân có rất nhiều loại, mỗi loại đều có công dụng riêng. Ở thị trường có bán rất nhiều loại phân, có loại đặc chế cho cây lan, cho từng độ tuổi, như lan con, lan trưởng thành , lan đang ra hoa vv… Ta phải chọn loại phân nào thích hợp nhất để tưới bón cho cây đạt kết quả tốt. Vấn đề đặt ra là tưới loại phân nào, tưới làm sao tiết kiệm và đạt hiệu quả nhất.
tuoi-phan-cho-lan
1. Cơ quan hấp thụ phân của cây lan.

a. Rễ luôn luôn là cơ quan chính hấp thụ phân. Rễ còn có khả năng chọn lọc loại phân để hút qua lỗ mao khổng của tế bào rễ. Tế bào của rễ có khả năng nhận biết nguyên tố nào cần thiết cho sự phát triển của cây lan. Tế bào rễ có nhiều long hút, long hút phải dài, phải nhiều và thường tập trung ở bộ phận còn non của rễ. Muốn bộ rễ hấp thụ tốt phải xếp các giá thể cho thoáng, giá thể không thông thoáng làm giá thể ẩm, sinh ra khí H2S, dẫn đến nghẽn rễ, thối rễ và không hấp thụ được dưỡng chất.

b. Lá của phong lan cũng hấp thụ được dưỡng chất. Các tế bào mô của lá có nhiệm vụ quan hợp, dẫn và trao đổi dưỡng chất. Các lớp cutin biểu bì có vô số lỗ khí khổng rất nhỏ, có khả năng đóng mở để hấp thụ dưỡng chất cũng như thải ra hơi nước.

Ánh sáng làm tăng khả năng hoạt động quang hợp của lá, mở rộng các khí khổng để hút phân. Nguồn năng lượng lấy từ ánh sáng là động cơ làm tế bào mở rộng, kéo theo sự hấp thụ tích cực các chất dinh dưỡng.

Các hoạt động trên của rễ và lá vô cùng phức tạp, khó mà có thể giải thích một cách rõ ràng và đầy đủ được. Chỉ biết rễ và lá cây lan có khả năng hút các loại phân mà ta bón. Người trồng lan phải tạo điều kiện cho cây lan hấp thụ phân một cách tốt nhất.

2. Chọn phân.

Có rất nhiều loại phân, nào là phân hữu cơ, nào là phân vô cơ, nhưng nên chọn loại phân nào để dễ hoà tan nhất, không có hoặc ít có tạp chất, lại có nhiều nguyên tố đa và vi lượng.

Tùy theo vừôn lan của mình mà lựa chọn loại phân cho phù hợp. Nếu lan còn nhỏ thì chọn loại phân tăng trưởng có đạm cao, Nếu lan đã trưởng thành rồi thì chọn phân kích thích ra hoa, có lân cao. Đối với lan đang ra hoa thì chọn phân làm cho hoa màu sắc đẹp và lâu tàn, có kali cao vv…

Trước khi tưới phải pha phân với nước sạch độ 5-10 phút để cho phân tan hết, nước không được mặn, không có vôi… Nên pha cho đúng liều lượng theo hướng dẫn, thường là 1 gram hoặc 1 muỗng cà phê hoà với 4 lít nước, nước có độ PH từ 5-6 là tốt nhất.

3. Cách tưới phân.

Tưới phân rất quan trọng. Có người tưới phân như tưới nước, tưới ướt đẫm cả chậu, rễ, thân lá. Tưới như vậy là rất tốt cho vườn lan, nhưng không tiết kiệm vì có một số phân chảy ra ngoài một cách vô ích. Có người kỹ lưỡng, trước khi tưới phân, họ tưới nước trước độ 15 phút, khi nước vừa ráo là tưới phân lên rễ, thân và lá, không tưới ướt bên ngoài chậu. Tưới như vậy ít hao phân, tiết kiệm được phân, không để phân dư thừa chảy xuống đất. Có người cho rằng, sau khi tưới nước rồi mới tưới phân thì rễ cây đã no nước, không ăn phân, nhưng thực tế, các tế bào của rễ và lá có khả năng lựa chọn dưỡng chất để hấp thụ khi cần. Như vậy tiết kiệm được phân mà hiệu quả lại như nhau.

Sau khi tưới phân, độ 1-2 giờ sau, ta nên tưới nước lại một lần nữa để kích thích cho rễ và lá hấp thụ thêm số phân còn đọng lại, đồng thời để rửa sạch các tạp chất dư thừa còn đọng lại trên cây lan.

Cũng không nên tưới mãi một loại phân, mà phải thay đổi phân sau một thời gian. Bởi vì, có thể loại phân đó không được hoàn chỉnh, tưới lâu ngày sẽ gây thiếu một vài chất làm suy yếu cây lan. Đồng thời, thay đổi phân khác tùy theo tuổi của cây lan cho phù hợp.

4. Kích thích tố.

Cây lan mới trồng hoặc mới tách chiết nên phun một lần thuốc kích thích tô ra rễ.Cây lan sẽ ra rễ nhanh, có bộ rễ mạnh, hấp thụ được nhiều dưỡng chất, tăng trưởng nhanh. Nên lưu ý kích thích tố ra rễ chỉ tưới một lần là đủ, không nên tưới liên tiếp nhiều lần. Tưới như vậy, cây lan sẽ chùn rễ, thối rễ và chết. Khi cây lan mới ra rễ non cũng không nên vội tưới phân, mà phải đợi ít ngày cho rễ ra mạnh, lúc ấy mới tưới phân, rễ dễ hút được dưỡng chất. Nếu tưới phân lúc rễ mới ra còn non thì dễ bị hư rễ, làm yếu cây một thời gian.

Phân là một con dao hai lưỡi, thiếu phân cây suy yếu, không ra hoa hoặc ra hoa ít, nhỏ. Nhưng thừa phân, lạm phân, cây bị nứt da, tét hai giả hành rồi chết hoặc cây lan trở nên khác thường.

Kích thích ra hoa, vì mục đích trồng lan là để thưởng thức hoa, cho nên nhiều người thường sử dụng thuốc kích thích ra hoa, có chứa rất nhiều lân và như vậy sẽ làm mất cân đối với các chất khác như đạm, magné, sắt, đồng vv… dẫn đến hậu quả là khi hoa tàn, cây sẽ bị suy yếu, không tiếp tục phát triển tốt được nữa.

5. Thời gian tưới phân.

Tưới phân cũng phải cho đúng thời kỳ thì cây lan mới phát triển. Vào mùa mưa, thời tiết thuận lợi cho cây lan đâm chồi nhảy tược, lúc ấy chính là lúc cây lan cần nhiều phân hơn. Lúc nầy ta nên tưới nhiều phân cho chúng. Tưới nhiều phân không có nghĩa là pha với lượng phân nhiều, mà phải tưới nhiều lần với liều lượng bình thường. Thay vì 10 ngày tưới phân một lần, bây giờ rút ngắn lại còn 5 ngày tưới một lần. Không nên nôn nóng tưới qúa nhiều phân vì sẽ dẫn đến bệnh thừa phân. Tốt nhất là mỗi tuần tưới một lần phân vô cơ NPK với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc 1 gram hay một muỗng cà phê với 4 lít nước là vừa. Đối với phân hữu cơ như phân bánh dầu thì 15 ngày tưới một lần, do chất phân bền còn tồn lại lâu hơn so với phân hoá học. Phân hoá học tiêu thụ nhanh, tưới xong là cây có hiệu quả ngay và nếu như bạo phát bạo tàn không có phân là cây ngưng phát triển liền. Còn phân hữu cơ thì hiệu quả có thể kéo dài hơn. Cho nên tưới luân phiên phân hóa học và phân bánh dầu là hoàn hảo nhất, cây lan lúc nào cũng tươi tốt, mập mạp.

Xem thêm

10 cách phối các loại thực phẩm khi ăn chung với nhau có tác dụng giảm cân tự nhiên

Ngày nay khuynh hướng dinh dưỡng của thế giới là càng sử dụng tác dụng …

Các cây lan như Cymshulium có thể phái triển tươi tốt khi đặt chúng bên cạnh những loại cây trồng trong nhà khác nltưcâv trạng nguyên, cây họ cà, cây khô (họ (đỗ guyên) và giống cam quýt.

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cách trồng lan trong nhà

1.LAN TRỒNG TRONG NHÀ VỚI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH Nhiều loài lan sẽ phát triển …