Trang chủ / Cách trồng rau / Thức ăn và dung dịch dinh dưỡng trong kỹ thuật trồng rau thủy canh

Thức ăn và dung dịch dinh dưỡng trong kỹ thuật trồng rau thủy canh

Một số người nản lòng trồng cây theo phương pháp thủy canh khi họ đọc những kiến thức phức tạp về hỗn hợp 12 hay 13 hóa chất khác nhau, sau đó thử nghiệm nồng độ các chất, độ axit và độ kiềm của hỗn hợp.

Ít người làm vườn có thể tự pha trộn các hóa chất với nhau và phần lớn chúng ta chỉ biết trông cậy vào kinh nghiệm của các nhà sản xuất đưa ra các công thức pha trộn hóa chất hoặc khoáng chất đã lập sẵn cho kỹ thuật thủy canh.

1 Các khoáng chất thiết yếu

Bảng 1.2 trình bày kết quả nhiều năm nghiên cứu của nhiều nhà khoa hoc. Đó là những chất khoáng đặc biệt cần thiết cho cây trồng. Thực tế cho thấy tình trạng thiếu chất khoáng thường gặp phổ biến hơn. Tuy nhiên cũng có trường hợp do con người cẩu thả hoặc thiếu hiểu biết, đặc biệt trong thủy canh đã dùng quá nhiều chất khoáng gây ra cháy cây hoặc chết cây.
Nhu cầu chất khoáng cho cây trồng có thể khác nhau. Nhìn bề ngoài có thể không thấy hết được các đặc trưng của cây trồng khi thiếu chất khoáng. Các chất khoáng thường thiếu nhất trong hệ thống thủy canh là nitơ, sắt và mangan.
Tình trạng thiếu chất khoáng dễ dàng khắc phục được bằng định kỳ cung cấp dinh dưỡng cho cây và pha chế dự trữ các mẻ dung dịch dinh dưỡng mới. Bón cây đều đặn và đầy đủ thức ăn trong thời kỳ cây phát triển rất quan trọng, đặc biệt đối với cây trồng còn non. Chỉ lơ là chăm sóc trong vài tuần cây có thể chết. Cung cấp chính xác cân bằng các chất khoáng làm cho cây trồng phát triển nhanh không chịu bất cứ một ảnh hưởng xấu nào.

Chat khoáng chủ yếu Dấu hiệu

thiếu chất khoáng.

Dấu hiệu thừa chất khoáng
Nitơ (rừtrat, amoni) Cây mảnh khảnh, lá nhỏ và hơi vàng. Các phần của thân cây có thể có màu tía. Các lá non của cây cà chua dựng thẳng. Lá dâu già có màu đỏ Cây trồng rất khoẻ, lá rậm có màu xanh sẫm, quả chín chậm

Dễ bị mắc bệnh

Dư NH3 có thể gây hỏng rễ nếu vi khuẩn cô’ định đạm không thích hợp

Kali Cây phát triển chậm, lá già có đốm nâu. Hoa ít và cây có nấm Bất thường hấp thu chất độc

Sự thiếu mangan có thể xảy ra

Phospho Cây trồng nhỏ và xanh sẫm. Lá ở phía dưới vàng và có màu hơi tiá vì phospho ra khỏi lá để phát triển lá mới. Lá quăn lại và rủ xuống. Quả ít và hệ thống rễ giảm Không độc. Có khả năng giảm lượng đồng và kẽm
Canxi Cây còi, lá nhăn. Các phần non chết và rụng hoa. Thiếu canxi cây cà chua có thể có vết nâu trên hoa. Các vết này có thể phân rã (hoa thối rữa), đặc biệt thời tiết nóng Không có sự thay đổi đặc biệt nào
Lưu huỳnh Lá non bị vàng và đổi thành màu tiá ở các phần cơ bản của lá Phát triển chậm và lá nhỏ
Sắt Hạn chế sự phát triển các cành mới và rụng hoa. Ban đầu màu vàng ở giữa gân lá và lá có thể mất viền. Sự thiếu hụt sắt có thể xảy ra ở cây cà chua Rất hiếm. Thường thấy như các vết đen sau khi phun chất dinh dưỡng
Magie Lá già quăn và xuất hiện mẩu vàng giữa các gân lá, Chỉ các lá non còn màu xanh Không được mô tả
Bo Thân cây giòn và chậm phát triển. Thân cây cà chua có thể bi quăn hoặc đôi khi nứt Đầu lá bị vàng và khô
Mangan Xuất hiện vàng lá ỏ giữa các gân và các chồi Có khả năng giảm lượng sắt
Kẽm Đôi khi lá nhỏ bị gấp mép Có khả năng giảm lượng sắt
Molipđen Lá nhỏ ngả màu vàng Lá cà chua có thể có màu vàng sáng
Đồng Lá bị đốm vàng Có khả năng giảm lượng sắt

2 .Tỷ lệ các chất dinh dưỡng

Mấy thập kỷ gần đây, hàng trăm công thức dinh dưỡng thủy canh đã được phát hiện. Một số được thiết kế cho các loại cây trồng đặc biệt, còn phần lớn được thiết kế theo các số liệu nồng độ trong bảng 1.3.
Các nhà cung cấp hóa chất dinh dưỡng cho thủy canh Úc sử dụng các công thức gần với giá trị trung bình cho trong bảng 1.3. Thành phần dinh dưỡng quy định theo phân tích được ghi trên nhãn và khi số nhà sản xuất
tăng cần phải lựa chọn, đặc biệt khi mua với số lượng lớn. Nên tham khảo trước các thành phẩn dinh dưỡng kết hợp, sắt ở dạng chelat thích hợp hơn dạng sắt (II) sunfat vì giảm sắt cây sẽ kém phát triển.

Thành phẩn Giổi hạn Giá bị trung bình được sử dụng
N (dạng N03“) 70+300 200
N (dạng NH3) 0 + 31 25

….

K 200 + 400 250
p 30-90 40 :
Ca 150-400 160
s 60-330 70
Fe 0,5-5 4
Mg 25-75 50
Bo 0,1 + 1 0,2
Mn 0,1+1 0,7
Zn 0,02 + 0,2 0,05
Mo 0,01 +0,1 0,04
Cu 0,02 + 0,2 0,07

3. Sự thay đổi tỷ lệ các châ’t dinh dưỡng theo mùa

Cho đến gần đây người ta thường khuyến cáo rằng, vào mùa đông cần tăng hàm lượng kali và giảm nitơ, Một số nhà sản xuất còn đưa ra hỗn hợp dùng riêng cho mùa hè và mùa đông. Sự thay đổi này cần được đảm bảo trong suốt cả mùa đông dài ở Châu Âu nhưng không cần thiết trong điều kiện ở Úc.

4. Làm thế nào để mua hoặc tạo ra hỗn hợp khoáng chất?

Các hoá chất dùng trong hỗn hợp dinh dưỡng không được sản xuất đơn lẻ từng nguyên tố mà chúng được sản xuất ở dạng hợp chất hóa học, do vậy chúng thường bị phân hủy theo thời gian, hoặc tương tác giữa chúng với nhau, nếu không được hỗn hợp đúng sẽ gây ra phản tác dụng. Đại đa số chúng ta đều cho rằng để đi mua hơn 10 hóa chất rồi cân đo, pha trộn là một công việc mất thời gian và hoàn toàn không kinh tế. Do vậy, cách tốt nhất là tính toán lượng hỗn hợp dinh dưỡng tối thiểu cần thiết sau đó đến cửa hàng đặt vấn đề cung cấp. Khi mua với khối lượng lớn sẽ còn kinh tế hơn (nhờ giảm giá).

5. Chất lượng nước

Nước dùng trong sinh hoạt thường thích hợp với phương pháp trồng thủy canh, nếu có nghi ngờ về hàm lượng khoáng phải kiểm tra ở các cơ sở tư vấn nông nghiệp địa phương. Độ muối cao hơn 250 ppm sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng nước của người trồng thủy canh không chuyên. Người ta cũng có thể dùng nước mưa ở những vùng khô cằn, đặc biệt nếu sử dụng hệ thống tuần hoàn sẽ có được lợi ích kinh tế.

6. Kiểm tra dung dịch dinh dưỡng

a) Kiểm tra độ dẫn điện

Người ta dùng thiết bị đo độ dẫn điện để đo tổng cường độ của dung dịch dính dưỡng. Các thiết bị đo hoạt động trên nguyên tắc nồng độ khoáng chất càng cao, điện trở càng thấp thì dòng điện đi qua càng cao. Độ dẫn điện hoặc E.c vượt quá 106 Ω/cm và hầu hết các dung dịch dinh dưỡng có độ dẫn điện bàng 2. Độ muối tăng lên khi đọc được E.c bằng 4 hoặc cao hơn sẽ làm tổn hại cây. Các thiết bị đo chủ yếu được người trồng cây kinh doanh sử dụng để kiểm soát mức cân bằng của dung dịch dinh dưỡng, với người trồng cây không chuyên không cần thiết.
b) Kiểm tra độ pH
pH thể hiện độ axit hoặc độ kiềm của dung dịch. Dung dịch trung tính có dộ pH = 7, dung dịch có độ pH > 7 có tính kiềm, còn pH < 7 dung dịch có tính axit. Hầu hết cây trồng phát triển tốt khi dung dịch dinh dưỡng có độ pH = 5,5 – 6,5, dung dịch có tính axit nhẹ. Khi hòa tan các thành phần dinh dưỡng trong nước, độ pH thường dạt pH = 6 là lý tưởng. Thiết bị đo độ pH khá đắt do vậy người trồng cây không chuyên khi chưa có điều kiện không cần mua thiết bị này (có thể dùng giấy đo pH với giá thành rẻ hơn ). Các thiết bị đo pH có bộ phận quan trọng nhất là bộ phận quan trắc có thang đo rộng, giữ cho pH trong phạm vi giới hạn rất hẹp để phù hợp với cây trồng, đặc biệt trong thời gian phát triển, độ pH tăng lên đều đều và bộ phận quan trắc cho phép kiểm tra được độ pH bằng cách cẩn thận cho thêm axit.Điểu chê’ và thay thê’ dung dịch dinh dưõng

7 .Điều chế và thay dung dịch dinh dưỡng

Trong hệ thống khống tuần hoàn, dung dịch dinh dưỡng được điều chế như yêu cầu chỉ dẫn trên bao bì. Phần lớn các chất trộn không hòa tan hoàn toàn, đặc biệt muối canxi sẽ ở dạng kết tủa sau khi trộn. Một số canxi hòa tan chậm, có thể trên một ngày, Một số người trộn chất dinh dưỡng trong chậu nhỏ, chắt phần chưa tan ra, làm như vậy có khả năng dẫn đến thiếu hụt chất canxi. Có thể khắc phục được vấn đề chất khoáng khó hòa tan như canxi bằng cách sản xuất theo hai hoặc ba hệ thống có thay đổi thành phần, song chỉ sử dụng trong trường hợp thủy canh kinh doanh quy mô lớn và đặc biệt.

(Trích KỸ THUẬT THỦY CANH VÀ SẢN XUẤT RAU SẠCH — NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT)

Xem thêm

Người Việt cần kiến thức về dinh dưỡng các loại hạt để nâng cao sức khỏe

Trong văn hóa ẩm thực của người Việt thì các loại hạt gần như chỉ …

Những loại khoáng chất đa lượng cần thiết trong phân bón hoa hồng

Cách bón phân hoa hồng hiệu quả nhất (phần-5-2)

Có rất nhiều tài liệu trình bày về cách bón phân hoa hồng tuy nhiên …