Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Dinh dưỡng khoáng cho hoa hồng (phần 1)

Dinh dưỡng khoáng cho hoa hồng (phần 1)

Nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm hút chất dinh dưỡng của cây có liên quan đến nguồn gốc cây và giống. Nhu cầu và tác dụng sinh lý của các nguyên tố khoáng với hoa hồng có đặc điểm sau:

1. Đạm (N)

Là nguyên tố quan trọng nhất của cây, nó là thành phần của axít amin, Protein, axitnucleic, mẹn, chất kích thích sinh trưởng, Vitamin (chiếm khoảng 1 – 2% trọng lượng chất khô), Cây có thể hút đạm dưới các dạng: NO3 , NO2, NH4, NH2… chủ yếu là NO3. Đạm Nitrat có thể tan hết trong dung dịch đất, đạm amon phần lớn bị keo đất hấp phụ. Đạm có thể di động tự do trong cây, thiếu đạm cây có biểu hiện ở lá già trước lá non biểu hiện sau. Đạm ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng và chất lượng hoa hồng, thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, phân cành yếu, cành, lá nhỏ, diệp lục tố ít, lá biến vàng, lá già và dễ bị rụng, rễ nhỏ dài và ít, cây thấp khả năng quang hợp giảm.

Phụ nữ cần 320 mg và nam giới cần 420 mg mỗi ngày
Phụ nữ cần 320 mg và nam giới cần 420 mg mỗi ngàyang

Kết quả nghiên cứu cho thấy thiếu đạm trong 9 ngày quang hợp thuần giảm 25%. Quá nhiều đạm cây mọc vông, ra hoa chậm, lá to và mỏng, cây yếu, tính chống chịu kém, dễ nhiễm bệnh, bón đạm nhiều hay ít tuỳ giống. Nói chung cho l00g đất khô cần bón từ 15 – 25mg đạm. Cây mới trồng thì bón ít hơn.

* Các dạng đạm thường dùng:

+ Nitrat amon: Hiệu quả rất tốt, hàm lượng N nhiều có cả NO3 và NH4+, pH và EC biến đổi ít.

+Sulphat amon: Hiệu quả thấp, có gốc SO4 tồn dư trong đất làm cho đất chua, EC tăng.
+Ure: Hiệu quả tốt nhất. Trong đất urê biến đổi dần thành NO3- (sự phân giải có liên quan đến nhiệt độ). Nhiệt độ thấp dễ hại cây, nhiệt độ cao phân giải nhanh, ít ảnh hưởng đến trị số pH và EC trong đất.

2. Lân (p):

Tham gia vào thành phần quan trọng của axít Nuclêic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân thường chiếm từ 1 – 1,4% trọng lượng chất khô của cây. Cây hút lân dưới dạng H2P04 và HPO42-, lân có thể di chuyển trong cây, chủ yếu tập trung ở phần non. Khi thiếu lân thì phần già biểu hiện trước. Thiếu lân dẫn tới tích luỹ đạm dạng Nitrat gây trở ngại cho việc tổng hợp Protein. Cành, lá, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé, lá có màu tím lồi hoặc tím đỏ ảnh hưởng đến tổng hợp chất bột, hoa nở khó. Nhiều lân quá ức chế sinh trưởng dẫn tới thừa sắt. Lân cũng ảnh hưởng lớn đến phẩm chất cây. Hoa hồng cần lượng lân thích hợp là trong l00g đất khô có từ 20 – 50mg P2O5. Nhiều lân quá ảnh hưởng tới sinh trưởng, dẫn đến thiếu màu xanh, lá biến vàng có thể ảnh hưởng tới sự hút sắt. Nên tránh bón trên l00mg P2O5 cho l00g đất khô.
Hiệu quả của lân liên quan chặt với đất. Super lân và lân nung chảy hiệu quả không khác biệt mấy. Đối với đất pha cát hấp phụ kém, phân bón Super lân hiệu quả cao hơn. Đất hấp phụ mạnh dùng lân nung chảy hiệu quả tốt hơn. Thường dùng bón cho hoa hồng là NH4H2PO4 và (NH2)2HPO4, khi bón qua, lá thường dùng lân dạng KH2PO4.

3. Kali (K)

Không tham gia thành phần cấu tạo của cây, thường tồn tại trong dịch bào dưới dạng lon, tác dụng chủ yếu là điều tiết áp suất thẩm thâu của tế bào, thúc đẩy quá trình hút nước, hút dinh dưỡng của cây. Khi ánh sáng yếu Kali có tác dụng kích thích quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây. Trong cây hoa hồng kali di động tự do, thiếu kali sự sinh trưởng phát dục của cây giảm sút, mép lá thiếu màu xanh, ngọn lá khô héo sau đó lan ra toàn lá, các đốt ngắn lại, nụ hoa nhỏ thành hoa mù. Kali là nguyên tố cây hút nhiều nhất, gấp 1,8 lần đạm, nhưng kali là nguyên tố sử dụng lại được, kali ít ảnh hưởng tối sinh dục phát triển của cây so với đạm và lân. Tuy nhiên thiếu kali cây sinh trưởng kém, thiếu nhiều ảnh hưởng tới việc hút canxi và Magie từ đó ảnh hưởng đến độ cứng của thân, cành và chất lượng hoa.

Hoa hồng yêu cầu lượng kali trao đổi trong đất như sau: l00g đất cần khoảng 20 - 30mg K2O . Bón Nitrat kali hoặc Sulphát kali đều tốt, không nên dùng Chlorua kali.

4. Canxi (Ca)

Chủ yếu tham gia vào sự tạo thành vách tế bào và hoạt chất của nhiều loại men, có tác dụng rất quan trọng tới việc duy trì công năng của màng tế bào. Canxi có tác dụng đặc biệt trong việc duy trì cân bằng của môi trường bên ngoài. Trong cây hoa hồng canxi không di động tự do, thiếu canxi phần bị hại trước tiên là chóp rễ sau đó đỉnh ngọn chồi bị xám đen và chết, quanh mép lá non xuất hiện những vết màu tím lồi rồi lá khô và rụng. Thiếu nhiều thì lá non và điểm sinh trưởng bị chết, bị nát ở giữa, nụ bị teo và rụng. Canxi trong đất rất ít đi chuyển, vì vậy phải bón làm nhiều lần.

5. Magiê (Mg)

Tham gia vào hoạt chất của nhiều loại men và tham gia vào thành phần của chất diệp lục. Thiếu Mg ảnh hưởng tới quang hợp, mặt dưới và gân lá bị vàng, thiếu nhiều quá gân lá thâm đen, lá bị rụng. Mg còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein và xúc tác cho một số loại men. Mg có thể di chuyển trong cây.

Xem thêm

Cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng, đậu nành

Phân hữu cơ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trồng cây tuy nhiên làm sao tận dụng tối đa hiệu quả của các nguồn dinh dưỡng đó lại là vấn đề khác. Dưới đây xin chia sẻ kinh nghiệm cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng và đậu nành .

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :