Trang chủ / Cách trồng rau / Ưu nhược điểm của kỹ thuật trồng rau thủy canh (phần 1)

Ưu nhược điểm của kỹ thuật trồng rau thủy canh (phần 1)

Đã có nhiều tài liệu nói về ưu điểm và các thuận lợi của kỹ thuật trồng sạch, song không phải lúc nào cũng dễ dàng khái quát được vấn đề này, bởi lẽ vấn đề đặt ra còn tùy thuộc vào kỹ thuật đã thay thế (không phải là thủy canh) vẫn có ở một nơi nào đó và phụ thuộc vào hình thức thủy canh cụ thể mà người ta đề cập tới.

Ví dụ một hệ thống thủy canh hiện đại tính xảo như hệ thống kỹ thuật màng dinh dưỡng cũng khó có thể được áp dụng một cách đơn giản, không tuần hoàn dung dịch như hình thức canh tác kết hợp. Sau đây sẽ trình bày khái quát các ưu điểm, nhược điểm trong các điều kiện bình thường và cả các điều kiện đặc biệt của hệ thống thủy canh.

1. Các ưu điểm chung

1.1. Kiểm soát dinh dưỡng cây trồng

Bởi thủy canh thương mại là sự mở rộng của kỹ thuật nhạy cảm ban đầu nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng nên cũng không có gì đáng ngạc nhiên để nói rằng kiểm soát dinh dưỡng cây trồng là ưu điểm nhất trong số các ưu điểm của thủy canh. Mọi chất dinh dưỡng được biết chủ yếu cho sự phát triển và phát sinh cây trồng đều nhất thiết phải được kiểm soát ở nồng độ thích hợp cho từng loại cây và từng loại môi trường. Hơn nữa một số nguyên tố có thể gây hại cho cây trồng khi ở mức dư lượng cần được khống chế ở giới hạn an toàn hoặc dùng nguyên tố khác loại bỏ. Các ví dụ vể độ độc đôi khi gặp phải trong đất trồng bao gồm cả dư lượng mangan có từ nguồn hóa
chất khử trùng, du lượng brom từ chất khử trùng metyl bromua và các kim loại nặng như kẽm, đồng hoặc chì do sử dụng bùn thải cống rãnh làm chất bổ sung cho đất.

Một ưu điểm khác về dinh dưỡng trong các hệ thống trồng rau sạch là sự đồng nhất các nguyên tố cơ bản được cung cấp cho các phần khác nhau của cây trồng, điều này rất đúng trong hệ thống trồng nước, hệ thống hoàn toàn đơn giản so với môi trường trồng có chất nền phải cung cấp phân bón lên bề mặt. Một đặc điểm có giá trị nữa của hệ thống thủy canh là không có ảnh hưởng dư thừa trong sản phẩm thô cũng như sản phẩm đã xử lý. Từng loại cây trồng trong hệ thống thủy canh (ví dụ hệ thống kỹ thuật màng dinh dưỡng) hay kỹ thuật kết hợp tưới nước ngầm đểu được lựa chọn chính xác. Ngược lại, khi trồng cây trong đất khả năng xảy ra tích lũy dinh dưỡng cao như các muối nitrat và clorua, cũng như độ mặn tăng cao gây khó khăn trong việc xử lý sau này, trừ khi đất có thành phần cát cao hoặc cây trồng nhạy cảm với muối nhiều hơn.

Một ưu điểm khác có quan hệ dinh dưỡng trong hệ thống thủy canh là khả năng kiểm soát được pH trong vùng rễ thích hợp cho cây trồng và duy trì được các nguyên tố vi lượng trong dung dịch. Nhiều loại đất cần có pH đủ cao để đảm bảo cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây trồng, để duy trì được điều kiện này đối với đất là một công việc tốn kém và khó khăn, hiếm khi có thể thực hiện được. Ngược lại, trong trồng rau sạch người ta dễ dàng điều chỉnh được độ pH trong toàn bộ hệ thống và trong suốt quá trình đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như bo, sắt, mangan, đồng và kẽm. Kiểm soát được độ pH được xem là ưu điểm quan trọng nhất trong hệ thống thủy canh tuần hoàn, trong kỹ thuật màng dinh dưỡng nhờ điều chỉnh tự động, liên tục dòng dung dịch dinh dưỡng.

Tuy nhiên để điều chỉnh được dinh dưỡng cho cây trồng cần phải có những kiến thức và kỹ năng nhất định, dẫu các hệ thống trồng rau sạch không có gì phức tạp.

1.2. Giảm bớt công việc nặng nhọc

Như đã nói, kỹ thuật trồng rau sạch loại trừ được nhiều công việc nặng nhọc mà trong trồng trọt truyền thống phải có. Ví dụ như làm đất hoặc gieo trồng bằng tay, do vây tránh được công việc nặng nhọc hoặc cày xới làm cho đất ẩm xốp. Người lao động có thời gian để mở rộng kiến thức mà kỹ thuật thủy canh đòi hỏi. Tuy cỏ dại không phải là vấn đề đáng quan tâm trong nhà kính song nếu có thì cũng có thể được giải quyết bằng kỹ thuật thủy canh hiện đại.
Tuy trồng sạch cũng có những khâu cần đến lao động, ví dụ trong trồng nước và trồng theo phương pháp tưới ngầm, song rõ ràng các công việc này hoàn toàn đơn giản. Một số hệ thống trồng sạch trên nền rắn đòi hỏi khử trùng môi trường trừ khi vật liệu làm môi trường được phép thải bỏ sau sử dụng (ví dụ cát mịn khối lượng riêng thấp), tuy nhiên đó không phải là vấn đề nặng nhọc so với trồng cây truyền thống.

Xem tiếp : Ưu nhược điểm của kỹ thuật trồng rau thủy canh (phần 2)

Xem thêm

Những loại khoáng chất đa lượng cần thiết trong phân bón hoa hồng

Cách bón phân hoa hồng hiệu quả nhất (phần-5-2)

Có rất nhiều tài liệu trình bày về cách bón phân hoa hồng tuy nhiên …

Kỹ thuật trồng rau sạch theo mô hình mới năm 2018

Khi nguồn tài nguyên đất càng ngày càng cạn kiệt, nguồn thức ăn sạch và …