Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cách trồng lan / Kỹ thuật trồng phong lan cơ bản – các điều kiện để trồng lan (phần 4)

Kỹ thuật trồng phong lan cơ bản – các điều kiện để trồng lan (phần 4)

CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ TRỒNG LAN

1- CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG.

Phải nói cây sống vì nước, nếu không có nước thì chẳng có cây gì có thể sống được cả. Do đó, ẩm độ là quan trọng bật nhất đối với cây phong lan. Người trồng lan muốn lập vườn lan, trước hết phải nghĩ đến nguồi nước tưới, rồi sau đó mới lo đến các vấn đề khác.

a)- Độ ẩm:

Sớm muộn gì các nhà vườn trồng phong lan cũng bị vấn đề ẩm độ không khí làm bận tâm. Người ta cố gắng tạo một ẩm độ thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển các giống lan hiện có. Thông thường ẩm độ tương đối tối thiểu 70% thích hợp cho sự tăng trưởng của nhiều loại lan. Tuy nhiên ẩm độ lý tưởng vẩn là ẩm độ của vùng bản xứ mà loại lan đó được tìm thấy.

Độ ẩm của không khí là tỷ lệ của sư trương hơi nước, được tính bằng phần trăm (%). Thí dụ: ngày mưa có độ ẩm cao đến 100% là độ ẩm của sương mù, phơi quần áo không khô. Độ ẩm 0% là ngoài trời nắng gắt, hoàn toàn khô, không có hơi nước trong không khí. Độ ẩm của vườn lan cỡ 70% là thích hợp nhất. Độ ẩm thay đổi theo thời gian trong ngày. Buổi sáng mát mẻ, ẩm độ cao. Buổi trưa, chiều khô nóng ẩm độ thấp. Độ ẩm cũng thay đổi theo mùa. Mùa mưa ẩm độ cao, mùa nắng ẩm độ thấp. Gìan lan nào mà có được độ ẩm tương đối ổn định thì thật là lý tưởng.

am-ke

Độ ẩm của vùng là ở chung quanh giàn lan, là môi trường tiểu khí hậu chung, nó cũng rất quan trọng. Ở gần sông ngòi, ao hồ, có gió mát, độ ẩm của vùng tốt thì độ ẩm của giàn lan ở đó cũng rất tốt và tất nhiên, độ ẩm của chậu lan cũng tốt theo. Còn nếu ở nơi cao ráo, khô cằn như trên sân thượng, không khí xung quanh khô nóng, có độ ẩm thấp, thì độ ẩm của giàn lan cũng thấp theo. Cho nên lựa vị trí để đặt giàn lan thật la quan trọng. Có nơi, mỗi ngày chỉ cần tưới 2 lần, có nơi mỗi ngày phải tưới đến 3-4 lần. Vì vậy, làm giàn lan ở dưới đất tốt hơn làm giàn lan ở trên sân thượng. Tuy nhiên, nếu không có đất thì cũng đành phải chịu làm giàn lan ở trên sân thượng, tất nhiên là phải tưới tiêu chăm sóc nhiều hơn.

Các nhà vườn đã cố gắng dùng các biện pháp khác nhau để kiểm soát điều kiện ẩm độ tại các vườn lan của mình, nhằm mục đích tạo độ ẩm ổn định cho sự phát triển của cây lan, cũng như ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh và điều khiển sự ra hoa.

Một phương pháp đơn giản nhất được sử dụng để ước định ẩm độ trong vườn là, dùng tay sờ vào thành và đáy chậu: Nếu tay cảm thấy ẩm là chậu đã thứa nước, bề mặt chậu khô và mát là vừa, nếu khô và hơi ấm là thiếu. Phải lưu ý, cây lan luôn bị chết rất nhanh vì thừa nước hơn là thiếu nước. Đây cũng là một sự cố mà các người mới chơi lan thường hay mắc phải. Thừa nước qúa cây sẽ bị thối úng và chết trong vài ngày, còn ngược lai thiếu nước cây còi cọc, sức tăng trưởng chậm do sự giảm quan hợp và tăng hô hấp, nhưng cây sống lây lất rất lâu.

Ta cần phân biệt ba loại ẩm độ: ẩm độ của vùng, ẩm độ của vườn và ẩm độ cục bộ trong chậu.

Ẩm độ của vùng là của một vùng có diện tích nhỏ mà ở đấy ẩm độ gần đồng nhất với nhau, do thiên nhiên tạo ra.

Ẩm độ của vườn là ẩm độ đo được trong vườn lan.

Ẩm độ cục bộ trong chậu là ẩm độ trung bình của các chậu lan ở trong vườn, ẩm độ này đo được trong các giá thể.

Ẩm độ của vùng < ẩm độ của vườn < ẩm độ cục bộ trong chậu.

Nếu ẩm độ của vùng cao thì ẩm độ của vườn và ẩm độ cục bộ trong chậu cao, do đó ta không cần tưới nước hoặc cấu tạo một giá thể giữ ẩm.

Nếu ẩm độ của vùng thấp, ta tăng lượng nước tưới và giá thể được cấu tạo gồm những chất hút ẩm

Cần lưu ý là, ẩm độ trong vườn cao thì tốt hơn lá ẩm độ cục bộ trong chậu cao. Nên nhớ là lan ít bị chết do ẩm độ trong vườn cao, mà thường bị chết do ẩm độ cuc bộ trong chậu cao nhất là ẩm độ cục bộ này, tạo bởi các giá thể hoàn toàn giữ ẩm hiện diện trong chậu. Ẩm bộ cục bộ chỉ được tăng lên trong trường hợp không có cách nào khác, do ẩm độ trong vườn quá thấp không đủ cung cấp cho sự phát triển của cây khi sự thông gió quá độ. Tưới nước vào chậu, sẽ làm tăng ẩm độ cục bộ, phải lưu ý vấn đề này nhất là mùa mưa, vào những ngày mưa dầm.

b)- Tưới nước:

Để điều hoà ẩm độ, người trồng lan phải biết cần tưới nước như thế nào, cũng như tưới nước vào lúc nào. Phải biết loại lan nào cần nhiều nước, loại nào cần ít nước, loại lan nào cần nước có độ PH cỡ bao nhiêu, loại nào chịu được nước có hơi kiềm, loại lan nào chịu được nước có hơi acide. Nước tưới phải tuyệt đối không mặn, không có phèn, không có vôi

Tưới nước nhiều hay ít tuỳ thuộc vào ẩm độ, sự thông gió, giá thể, loài lan, mùa tăng trưởng, nhiệt độ, sự che sáng nơi trồng. Mỗi nhà vườn đều có cách tưới khác nhau, tuỳ theo quy mô vườn lan, lớn hay nhỏ.

Nếu bạn là người mới chơi lan, số lượng chậu không đáng kể thì phương pháp nhúng là hoàn hảo. Chậu được nhúng hẳn vào trong nước, vì thế chậu và giá thể ướt đều. Tuy nhiên phương pháp nhúng lại rất dễ lây bệnh từ cây này sang cây khác. Đây là khuyết điểm cần lưu ý.

Nước mưa, nước suối, nước giếng rất tốt cho sự phát triển của lan. Độ pH của nước phù hợp cho sự tăng trưởng của đa số loại lan phải hơi axit pH = 5-6. Nếu độ pH của nước trung hòa (pH=7) hay kiềm (pH=7) thì không nên dùng mà phải giảm pH của nước bằng axit Phôtphoric. Độ pH của nước được đo dễ dàng bằng giấy thử pH hoặc pH kế. LeCoufle cho rằng pH của nước tưới thay đổi tuỳ giống, cụ thể với giống Phalaenopsis pH=5,2 và Paphiopedilum pH=6,5-7, vì thế pH gấn trung hoà của nước chỉ sử dụng cho các loài lan hài và đa số các loại lan đất. Đừng lầm lẫn cho rằng nước máy hợp vệ sinh vì được khử trùng mà tưới trực tiếp cho lan. Thật ra, nước máy đã khử trùng có ion clo rất độc, nó đe dọa sự sống của lan, vì vậy nước máy phải được đưa vào bể chứa, tối thiểu 1 ngày, để clo bốc hơi mới sử dụng được. Nước giếng có phèn pH
phun-suong-cho-hoa-lan
Ẩm độ và giá thể là hai yếu tố quyết định cho số lần tưới trong ngày. Một câu hỏi của các bạn mới trồng lan thường được đề cập đến là, tưới bao nhiêu lần một ngày.

Mỗi loài lan có nhu cầu tưới nước khác nhau. Cu trả lời sau đây có vẻ hơi nghịch lý đối với người mới chơi lan, nhưng lại là một sự thật. Cây phong lan phải được tưới váo mùa mưa nhiều hơn là mùa nắng vì đây là mùa sinh trưởng của lan, trừ những ngày mưa nhiều, ta phải tưới điều đặn trong những ngày nắng ráo. Cũng không nên gó một tiêu chuẩn bình quân về lượng nước tưới hàng ngày đối với lan, ngày nắng xen kẽ giữa 2 ngày mưa, tưới nước ít hơn những ngày nắng của các tiểu hạn. Đối với từng loại lan, lượng nước cung cấp cho chúng cũng khác nhau. Biểu hiện của sự thiếu nước, là các giả hành nhăn nheo, đối với loài lan đa thân, hoặc chùn lá đối với loài lan đơn thân. Tuỳ điều kiện nơi trồng ta có những lần tưới nước khác nhau. Nếu có điều kiện, có thể tưới sân thượng hoặc nển đất nhiều lần trong ngày, cách tưới này rất hiệu qủa cho sự phát triển của lan.

Còn đối với thời gian mỗi lần tưới thì như thế nào. Vấn đề này tuỳ thuộc vào điều kiện nơi trồng và kinh nghiệm riêng của từng người. Tuy nhiên, một hệ thống béc phung với thời gian tưới là 15-30 phút/ lần, có thể áp dụng cho nhiều loại lan. Thời gian giữa 2 lần tưới cũng được xác định, nếu giữa 2 lần tưới bề mặt chậu khô ráo và nhiệt độ ấm giúp cây mọc rễ rất tốt. Nếu lúc nào chậu cũng ẩm, cây sẽ khó ra rễ và phát triển yếu ớt. Lưu ý, sáng sớm và chiều tối ẩm độ tương đối cao, và giữa trưa ẩm độ thấp, vì vậy để tạo một sự ổn định về ẩm độ trong ngày. nếu tưới 2 lần trong ngày thì nên tưới một lần vào lúc 9 giờ sáng, một lần vào lúc 3 giờ chiều, nếu tưới một lần trong ngày thì tưới vào lúc 10 giờ sáng là tốt nhất.

c)- Nhiệt độ.

Nếu như ẩm độ quyết định sự xuất hiện của các loài lan, thì nhiệt độ quyết định sự phân bố các loài lan ấy trên thế giới.

Căn cứ vào địa lý. Người ta chia lan ra làm ba nhóm khác nhau theo điều kiện nhiệt độ, lan vùng ôn đới, lan vùng nhiệt đới, lan vùng trung gian.

Nhiệt độ ở giàn lan tuỳ theo khí hậu của từng vùng trên trái đất. Vùng nhiệt đới, như ở TP.HCM, nóng ẩm quanh năm. Vùng ôn đới thì mát lạnh. Vùng trung gian, ranh giới giữa hai vùng nầy thì vừa mát vừa nóng như ở trung mỹ. Ở cao độ, vùng núi non như đà lạt thì có thể trông lan xứ lạnh và cả lan xứ nóng. Ở vùng quá nóng như xích đạo thì không phù hợp với phong lan. Vùng nóng ẩm có hai mùa mưa nắng rõ rệt như TP.HCM, thì nên trồng các loại lan xứ nóng của Nam Mỹ. Ở Đà Lạt, Lâm Đồng khí hậu mát mẻ, nên trồng lan xứ lạnh. Nếu đem lan xứ lạnh trồng ở TPHCM, thì lan vẫn phát triển tốt, nhưng không ra hoa, vì không có đủ thời gian lạnh trong năm. Cũng có loại lan trồng ở xứ lạnh, xứ nóng đều được và rất dễ ra hoa.

Vì vậy, khi mua lan về trồng phài biết cây lan đó xuất xứ từ đâu, ở xứ lạnh hay xứ nóng. Muốn biết loại lan xứ nào thì phải xem chữ đầu của tên lan. Thí dụ: như lan cattleya. Lan xứ nóng có chữ:

LC = Laeliocattleya.

BC = Brassocattleya.

BLC = Brassolaeliocattleya vv…

Các loại lan có nguồn gốc từ xứ lạnh, mang ten chữ:

SC = Sophrocattleya.

SLC = Sophrolaeliocattleya vv…

Đây cũng là vấn đề kinh nghiệm, người trồng lan dần dần sẽ biết.

d)- Độ thông thoáng.

Vườn lan phải được thông gió. Cây lan ở ngoài thiên nhiên thường mọc trên cao, có nhiều gió. Không khí cũng là một món ăn của cây lan. Khi trồng ở thành phố thì các giàn lan thiếu gió vì bị các nhà che khuất, trừ các giànlan ở trên sân thượng. Lượng không khí duy chuyển làm mát cây lan, không có gió làm cho giàn bị hầm hơi, làm nóng cây lan. Cho nên giàn lan nào thiếu gió thì cây lan không tốt, nhưng giàn lan nào có nhiều gió quá, làm thoát nhiều hơi nước, cây lan cũng không tốt. Trường hợp nầy phải che bớt gió.

e)- Ánh sáng.

Ánh sáng là điều kiện rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Độ sáng có thể tính bằng Lux hay bằng Calories. Giữa trưa trời nóng, độ sáng cỡ 800 Kcal/m2/giờ. Sáng sớm trời còn mát, độ sáng cỡ 100 Kcal/m2/giờ. Nguồn ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây lan phát triển tốt, nhưng nắng nóng quá thì độ sáng tăng cao, cây lan sẽ bị khô. Cho nên mỗi loại lan chỉ chịu được một độ sáng nhất định. Đây cũng là yếu tố quyết định nhất cho sự trổ hoa của lan, tuy nhiên nhu cầu về ánh sáng của từng loài cũng khác nhau, thí dụ:

Vanda lá tròn, Bò cạp Arachnis, Renanthera, nhu cầu về anh sáng 700 Kcal 1m/m2/giờ, khoảng 100% ánh sáng.

Dendrobium, nhu cầu về ánh sáng 500 Kcal 1m/m2/giờ, khoảng 70% ánh sáng.

Vanda lá dẹp, Ascosenda nhu cầu về ánh sáng 450 Kcal 1m/ m2/giờ, khoảng 60% ánh sáng.

Catleya, nhu cầu về ánh sáng 400Kcal 1m/ m2/giờ, khoảng 50% ánh sáng.

Phalaenopsis, nhu cầu về ánh sáng, 200Kcal 1m/ m2/giờ, khoảng 30% ánh sáng.

Trừ những loại ưa sáng hoàn toàn và loại ưa 70 % ánh sáng có thể sử dụng ánh sáng trực tiếp, còn các loại khác nên dùng ánh sáng khuếch tán, nếu không cây dễ bi bỏng lá.

Dựa vào số liệu trên mà ta làm giàn che cho từng loại lan. Gìan che làm ánh sáng khuếch tán, giảm bớt độ nóng, làm mát cây lan. Sự quang hợp của cây lan gia tăng theo cường độ ánh sáng, nhưng đến mức độ nào đó thì bão hòa, cây lan không còn quan hợp được nữa, mà lại gia tăng thoát hơi nước, làm khô cây lan, vì vậy phài làm mát môi trừng chung quanh giàn lan.

Xem thêm

Người đầu bếp kiên trì chế biến rau củ quả thành tác phẩm để đời, thực khách chỉ ngắm chứ không ai nỡ ăn

Nếu người Việt Nam có câu ” với sức người sỏi đá cũng thành cơm” …

10 cách phối các loại thực phẩm khi ăn chung với nhau có tác dụng giảm cân tự nhiên

Ngày nay khuynh hướng dinh dưỡng của thế giới là càng sử dụng tác dụng …