Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Bệnh hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Bệnh hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Hoa hồng bị rất nhiều loại sâu bệnh gây hại. Trên thế giới có đến 80 loại bệnh gây hại hoa hồng. Ở Việt Nam, có khoảng 20 loại bao gồm bệnh do nấm, bệnh do vi khuẩn và do virut.
Các loại bệnh nguy hiểm là bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen và bệnh mốc tro. Trong đó, bệnh đốm đen và bệnh phấn trắng là các bệnh có tính toàn cầu. Côn trùng gây hại trên hoa hồng chủ yếu là rệp.

1. Bệnh do nấm

Bệnh do nấm là bệnh nguy hiểm đối với hoa hồng. Nấm là loại sinh vật đơn bào hoặc đa bào, cơ thể rất nhỏ, có rất nhiều loại lan truyền theo nguồn nước và không khí, phòng trị rất khó khăn.

a) Bệnh phấn trắng:

Là bệnh gây hại nghiêm trọng, trên hoa hồng là làm giảm hiệu suất quang hợp, giảm sức sống của cây, làm cho lá bị rụng sớm, nụ hoa biến hình, không thể nở được thậm chí bị chết khô, ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ và giảm sản lượng.

Nguồn bệnh: Bệnh phấn trắng do nấm Sphaerothecapannosa (Walls) Lev var. Rosae trong vỏ

mang khuẩn, có 1 bào tử nang, hình trứng, Phấn trắng là do các đám bào tử phân sinh hình trứng hoặc hình trứng dài thuộc nhóm tử nang khuẩn và loài khuẩn phấn trắng, có hai loại vô tính và hữu tính. M. Woronichine căn cứ vào phạm vi ký chủ chia ra làm hai biến chủng: 1 biến chủng hại thực vật họ tầm xuân và một biến chủng khác xâm hại đào. Bender căn cứ vào độc tính và ký chủ cảm nhiễm chia ra làm 5 biến chủng sinh lý nhỏ. Nấm sinh trưởng thích hợp nhất là 21°C, trên 33°C bị ức chế. Độ ẩm tương đối từ 97 – 99% thì bào tử sinh trưởng, độ ẩm dưới 55% thì mất sức nảy mầm nhưng khi cố giọt nước thì sức nảy mầm kém hẳn. Glycine là chất không thể thiếu đối với sự nảy mầm và sinh trưởng của bào tử, các hợp chất chứa đạm có gốc lưu huỳnh ức chế mạnh đối vói nấm.

Các giống lá to và mỏng dễ bị nhiễm bệnh như giống hồng Pháp đỏ, phấn hồng Trung Quốc. Các giống kháng bệnh gồm: Malina, đỏ tươi Trung Quốc, VRl, các giống Paw’s Pink và Magic nhập từ Trung Quốc có tính kháng bệnh phấn trắng cao, tầm xuân dại dòng C (R. multi flora) có tính kháng rất mạnh đối với bệnh phấn trắng và đốm đen, đó là những giống quan trọng để tạo ra những giống hoa hồng kháng bệnh.

– Triệu chứng bệnh: Bệnh bắt đầu phát sinh từ các lá ở giữa và phía trên, ở mô và đọt non. Thời kỳ đầu, trên lá xuất hiện đốm vàng sau đó loang rộng dần và xuất hiện những điểm phấn trắng dạng sương rồi sinh ra một lớp phấn trắng. Khi bệnh nặng thì toàn bộ lá bị cuộn lại dầy lên và có màu đỏ tím, cuống lá và đọt non bị nhiễm phồng to, mặt dưới cong lại, lá non không mở ra được, ở lá già có những đám phấn trắng hình tròn hoặc không định hình. Một số biến chủng sinh lý của nấm tạo ra những vệt hoại tử hình kim không rõ trên lá. Nụ hoa bị nhiễm bệnh thì trên mặt phủ một tầng phấn trắng, mặt dưới có lớp nấm dày đặc, ngừng phát dục, hoa biến hình, cuống hoa bị rụng và cành hoa biến mầu mềm rũ xuống. Cánh hoa ít bị nhiễm bệnh, một số giống hoa đậm màu có đốm tròn màu nhạt. Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phát lộc kém.

  • Quy luật phát sinh bệnh: Nấm qua đông dưới dạng bào tử vi khuẩn trên mầm lá và cành. Ở một số nơi qua đông dưới bào tử nang. Trong nhà bảo ôn nhiệt độ từ 2~5°C bệnh đã có thể phát sinh. Độ ẩm phát bệnh rất rộng từ 23 – 99%, khi ẩm ướt thì rất dễ phát bệnh, nhưng khi mặt lá bị nước chảy thì bào tử khó nảy mầm. Vì vậy, từ khoảng tháng 5 – 6 và tháng 9 – 10 rất dễ phát bệnh. Trồng dày quá, bón phân đạm nhiều, phân kali ít dễ phát bệnh, Trồng ngoài ruộng thì phát bệnh theo mùa (phát triển nặng vào vụ xuân hè). Trồng trong nhà ấm thì phát bệnh quanh năm.
  • Phương pháp phòng trị: Chọn giống chống bệnh. Trong nhà bảo ôn cần tăng cường thông gió giảm bớt nhiệt độ và độ ẩm, bón phân cân đối tránh bón nhiều đạm, bón tăng lân và kali, đầu xuân ngắt bỏ hoặc dùng lưu huỳnh, vôi phun trên mặt lá 2 – 3 lần. Phương pháp phòng trị chủ yếu hiện nay là xông lưu huỳnh, dùng dung dịch Silátnatri để phun, ở trong phòng ấm, có thể dùng lưu huỳnh và vôi với lượng ngang nhau hoà thành dung dịch nhũ tương để nó bốc hơi diệt khuẩn.

Một số loại thuốc phổ biến thường dùng là: Vimonyl 72 BTN với liều lượng dùng 50g/bình 8 lít, Vicarben 50 DHP liều lượng l0ml/bình 8 lít, Zineb liều lượng 2 gói/1 sào. Rovral 0,2%, Anvil 0,2% liều lượng 20ml/bình 10 lít.

b) Bệnh đốm đen:

  • Nguồn bệnh: Bệnh đốm đen do nấm Dipbocarpon Rose thuộc lớp tử nang khuẩn. Dạng vô tính là Marssonina Rose thuộc nhóm nấm bất toàn, bào tử phân sinh hình trứng dài hoặc củ cà rốt, tế bào kép hơi có hình bó, tế bào phía trên nhỏ, hơi nhô lên ở đầu bẹt một phía.

Nấm gây bệnh ở các giống hoa hồng không giống nhau. Có 3 chủng nhỏ, sức gây bệnh của nấm ở phía Nam Trung Quốc mạnh hơn phía Bắc, các giống hoa hồng thơm, giống tạp giao với hoa hồng thơm, giống Trường Xuân bị bệnh nặng. Các giống có tính kháng bệnh cao là Kalamo, hồng Hoà Bình, Kisi trắng. Các giống nhiễm bệnh nặng là: Vàng Trung Quốc, Rola, vạn tuế đỏ, Malina, Samansa, Car đỏ. Sức kháng bệnh của giống còn liên quan đến gốc ghép. Khi dùng giống nhiễm bệnh ghép lên tầm xuân dại và các gốc ghép nhiễm bệnh khác thì kết quả cho thây ghép trên tầm xuân dại bị bệnh nhẹ hơn. Nhiệt độ và mưa là nhân tố chủ yếu phát sinh bệnh. Nhiệt độ thích hợp, mưa nhiều và mưa to bệnh nặng. Trồng dày, phun nhiều nước lên lá, nước đọng thời gian dài làm cho bệnh nặng thêm.

  • Triệu chứng bệnh: bệnh đốm đen bắt đầu từ lá phía dưới, lá già sau đó lan dần lên lá non, đọt nụ và hoa. Thời kỳ đầu trên lá xuất hiện đốm tròn màu đen hoặc xám, quanh đốm có lớp lông nhưng nhỏ, đường kính l,5 – l,8cm, xung quanh cọ viền màu vàng, vết bệnh thường nối liền nhau hình thành những đốm to không định hình, sau đó trên đốm đen xuất hiện các bao đen chứa bào tử, Xung quanh đốm bệnh màu vàng, vết bệnh tạo thành những vòng nhỏ có viền xanh, lá bị bệnh rụng rất nhanh, nếu bệnh nặng toàn bộ lá dưới và giữa rụng hết chỉ còn lại vài lá trên ngọn, ảnh hưởng lớn tới sản lượng và chất lượng hoa. Cành non và cuống hoa có những vết (đám) nấm màu tím hoặc đen lõm xuống.

– Quy luật phát sinh bệnh: Bệnh đốm đen là một bệnh phổ biến nhất trên thế giới và rất phổ biến ở Việt Nam. Bệnh này ngày càng nghiêm trọng ở các vùng trồng hồng lớn nhất hiện nay như Mê Linh (Vĩnh Phúc), Tây Tựu – Từ Liêm (Hà Nội), Đằng Hải (Hải Phòng) tỷ lệ mắc bệnh tới 80% có khi tới 100%. Nguồn bệnh qua đông ở dạng khuẩn ty thể và đám bào tử phân sinh trên cành hoặc lá. Mùa xuân sinh ra bào tử phân sinh, lan truyền theo gió và nước, bào tử chỉ nảy mầm trong điều kiện lá có giọt nước. Sự sinh trưởng của khuẩn ty và sinh bào tử thích hợp nhất là nhiệt độ 22 – 25°C, dưới 10°C và trên 35°C ngừng sinh trưởng, từ 10 – 35°C độ ẩm càng cao càng dễ sinh bệnh và bệnh có thể xâm nhập nhiều lần. Vì vậy, nhiệt độ, độ ẩm cao, trời giâm mát và tưới nước nhiều bệnh càng nặng. Trong 1 vụ bệnh tái diễn nhiều đợt, cây yếu càng dễ mắc bệnh, ở miền Bắc Việt Nam, bệnh bắt đầu phát sinh từ tháng 5 đến tháng 10 thì bệnh giảm dần, tháng 11 thì ngừng lại. Ở những vùng mùa đông ấm áp bệnh phát triển quanh năm.

    • Phương pháp phòng trừ: Thường xuyên nhặt đót lá, cành, cuống bị rụng, làm vệ sinh khi cây qua đông xuân để giảm nguồn bệnh. Có thể phun thuốc phòng bệnh trước khi đọt non xuất hiện và phun liên tục vụ hè mỗi tuần phun 2 lần. Bệnh nhẹ 7 – 10 ngày phun 1 lần. Có rất nhiều thuốc trừ nấm, có thể dùng Anvil 5 sc l0-15rnl/binh 8 lít, Daconil 500 sc 25ml/bình 8 lít, đồng oxy clorua 30 BTN 70g/bình 8 lít. Ngoài ra, cùng có thể dùng Mydobutanil 0,048 gaì/lít, Flusi Laza 0,14 gai/1 (a.i hàm lượng chất hữu hiệu) là chất tổng hợp sinh học phun cho cầy thấy có hiệu quả tốt không có độc hại với cây và không còn tồn dư thuốc.

c) Bệnh mốc tro:

  • Nguồn bệnh: Do nấm Botrytis cinerea Pers có cuống bào tử phân sinh dài, bào tử phân sinh màu tối thành từng đám, hình trứng, đơn bào, không màu.
  • Triệu chứng: Thời kỳ đầu trên chóp lá có đốm nhỏ như giọt nước, trơn nhẵn, hơi lõm xuống sau đó lá biến màu tạo thành mốc tro dày đặc. Khi nụ bị bệnh hoa không nở được biến thành màu tối, hoa nát và rụng. Hoa bị bệnh xuất hiện những chấm nhỏ hình ngọn lửa, sau đó biến thành đốm màu tối xẫm, bị nát, cánh hoa màu tối co lạị và nát, các đốt bị thối, khô và chết. Khi độ ẩm không khí cao chỗ bị bệnh tạo thành lớp tro dày đặc.
  • Quy luật phát sinh bệnh: Nguồn bệnh qua đông ở thể khuẩn ty (sợi khuẩn) và thể hạch, sản sinh bào tử phân sinh xâm nhiễm. Nhiệt độ từ 15-25°C, độ ẩm không khí cao, trên mặt lá co đọng nước là điều kiện thuận lợi cho sự phát bệnh. Ở vườn ươm có che phủ, không thoáng khí rất dễ mắc bệnh, trồng ngoài ruộng vào mùa mưa dễ mắc bệnh, trồng dày quá bệnh dễ phát sinh. Giống Sonina dễ mắc bệnh.
  • Phương pháp phòng trừ: Hạ thấp nhiệt độ, giảm thời gian nước đọng trên mặt lá, huỷ hết tàn dư cây cối, cắt ngắn bớt cành lá bị bệnh là những biện pháp phòng bệnh tốt. Thay mái che tối vườn ươm bằng màn che trong cũng hạn chế được bệnh. Sau khi cắt hoa, trong quá trình bảo quản, vận chuyển, độ ẩm cao, lá hoa hô hấp sinh nhiệt làm cho bệnh phát sinh, làm cho hoa có đổm bệnh và nát. GAcó tác dụng hạn chế bệnh, phun GA3 hạn chế được bệnh vì GA3 có tác dụng kép, nó vừa làm giảm sự xâm nhiễm của bệnh qua màng tế bào cánh hoa, đồng thời kích thích hoa sản sinh ra chất chống bệnh. Thuốc phòng trừ bệnh: Sumi – eight 20ml/bình 10 lít, Boocđo 1%.

d)Bệnh gỉ sắt:

  • Nguồn bệnh: Bệnh do Phragmidium mucronatum (Pers), bào tử đông nhiều tế bào, có cuống dài.
  • Triệu chứng: Trên lá và cành có những đám bào tử màu vàng cam, sau khi vỡ ra thành những bụi phấn màu gỉ sắt vàng. Đầu mùa xuân, đám bào tử không rõ rễ mầm, sau đó mới rõ dần và liên tục phát triển trong suốt mùa hè. Lúc đầu nơi có bệnh thường xuất hiện những chỗ lồi lên màu nâu đen, khi vỡ thì tung ra phấn màu gỉ sắt, bệnh nặng lá khô cháy rụng.
  • Quy luật phát sinh: Nguồn bệnh qua đông bằng đám bào tử và sợi tơ ở mặt dưới lá và trên cành, bào tử gỉ sắt, đông bào tử và phức bào tử ký sinh trên cây. Phức bào tử nảy mầm và xâm nhiễm ở nhiệt độ 18 – 23°C, trên 24°C thì bị ức chế, trên 27°C không xâm nhiễm.
  • Phương pháp phòng trừ: Chú ý thông gió cho nhà ấm, cắt bỏ nhiều tàn dư cây bệnh. Có nhiều loại thuốc có thể dùng Boocđo 1% lưu huỳnh vối 500°Bômmê.

e) Bệnh sương mai

  • Nguồn bệnh: Bệnh do Peronospora Spora Berk gây nên, cuống bào tử phân nhánh, đỉnh ngọn cong và nhọn, bào tử nang hình trứng hoặc hình cầu, bào tử noãn hình cầu.
  • Triệu chứng: Phát sinh trên lá, đọt non và hoa. Lúc đầu ở lá xuất hiện vệt màu xanh không định hình, sau biến thành màu vàng nâu hoặc màu tím tối, cuối cùng thành màu nâu tro, xung quanh màu đậm, sau đó lan dần ra chỗ khác, không có ranh giới rõ. Trời ẩm ướt phía mặt dưới lá có thể thấy một lớp sương màu tráng mỏng, lá dễ bị rụng, mầm nách và cuống hoa bị biến dạng và có vết bệnh. Bệnh nặng thì xuất hiện vết nứt ở cuống đọt non, cũng có vết bệnh màu đỏ tím, ở giữa là màu tro. Trên đốt non vết bệnh hơi lõm xuống, bệnh nặng lá bị héo rũ, rụng, cây non chết khô.
  • Quy luật phát sinh bệnh: Bệnh qua đông và qua hè ở dạng noãn bào tử, xâm nhiễm bằng bào tử phân sinh. Bào tử nảy mầm ở nhiệt độ từ 10 – 25°C thích hợp nhất là 18°C, trên 21°C thì bị hạn chế, trên 26°C thì không nảy mầm được, 26°C trong 24h liền bào tử bị chết. Bào tử lây lan cần không khí có độ ẩm 100%, nhiệt độ 10 – 25°C, bào tử nảy mầm cần có nước, mùa hè bệnh nặng.
  • Phương pháp phòng trừ: Tránh trồng vào lúc nhiệt độ cao, ẩm độ cao, giảm độ ẩm trên mặt lá. Trồng trong phòng ẩm chú ý thông gió. Phun thuốc phòng trừ bằng : Boocdo 1%, Ridomil MZ-72( 0,1 – 0,2%).

Xem thêm

11 thực phẩm bổ dưỡng cho từng bộ phận cơ thể, muốn bổ chỗ nào thì ăn cái đó

Có những quan niệm tưởng chừng đúng nhưng lại rất sai trái như câu ” …

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :