Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Bệnh hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ (Phần 2)

Bệnh hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ (Phần 2)

2. Do vi khuẩn
a) Bệnh u rễ:

  • Nguồn bệnh: Do Agrobacterium tumerfaciens Smith và Towns gây nên.
  • Triệu chứng: Trên rễ và cổ rễ có nhiều nốt to nhỏ không đều, kết thành hạt to độ vài ly, cây sinh trưởng kém, thấp lùn, lá nhỏ, vàng và rụng.
  • Qui luật phát sinh: Thích hợp từ 25 – 30°C, vi khuẩn xâm nhập qua vết thương do sâu cắn, vết ghép, vết thương cơ giới… Bộ phận gen của nguồn bệnh kết hợp với gen của ký chủ, vì vậy diệt khuẩn cũng không diệt được bệnh. Bệnh truyền theo nước, có ký chủ rộng.
  • Phương pháp phòng trừ: Diệt cây bị bệnh, không trồng lại trên đất đã bị bệnh, nếu phải trồng lại thì phải tiêu độc đất rất kỹ, ruộng phải thoát nước tốt. Trước trồng trên đất đã nhiễm bệnh phải xử lý bằng stretomycine 5 triệu đơn vị trong 2h.
  • Phòng trừ bằng biện pháp sinh học: có thể dùng Si Aradiobacter dòng K84 phun cho cây bị bệnh, không hại

cho cây. Khi ghép, cắt cành giâm phải tiêu độc dụng cụ, dùng dung dịch Formol 5% hoặc 10% muối NaCl ngâm 8 – 10 phút.


3. Các bệnh do vi rút và thể nguyên sinh khác

  • Triệu chứng: Các loại bệnh này rất khác nhau và thường có các dạng: Vân lá, mất màu xanh, vàng gân lá, lá biến hình, cong lại, dị dạng, khô héo, cây còi cọc… Các nguồn bệnh thường thấy là: Virut vân vàng tầm xuân (Rose Mosaic. Virus R. M.V), virut vân vàng táo (Apple Mosai. Virus A.M.V), virut Suple Ai Câp (Arabis Mosaic Virus A. MV), virut đốm vòng dâu tây {Strawberry Latent Ring Sprot virus SLRSV), virutPNRSV, virut héo rũ tầm xuân (Rose Wilt virus RSV).
  • Quy luật phát sinh bệnh: virus truyền bệnh chủ yếu qua dịch cây, qua rệp và qua nhân giống vô tính (ghép, giâm cây).
  • Biện pháp phòng trừ: Hiện không có thuốc đặc hiệu trừ virut, cách tốt nhất là phòng bệnh, không dùng cây bị nhiễm bệnh để trồng, cần có vườn ươm sạch bệnh, khi cần thì xử lý nhiệt duy trì nhiệt độ 38°C trong 1 tháng rất có hiệu quả.

Ngoài ra, còn có bệnh vằn xanh do khuẩn nguyên thể MLO gây nên có biểu hiện là cánh hoa biến thành màu xanh, có hình như chiếc lá kẹp. Nhiều người nhầm tưởng là một giống mới, khi phát hiện cần nhổ bỏ ngay.


4. Các loại bệnh hại khác

Ngoài các loại sâu bệnh hại chính kể trên, hoa hồng còn bị một loại bệnh khác tác hại như sau:

Bảng 13: Các loại sâu bênh khác của hoa hồng

Bộ phận bị hại Tên bệnh, sâu |Nguồn bệnh
Lá goặc chủ yếu hại lá Bệnh đốm lá Cercospora, Mycosphaerella Rosicola, Pseudocerpora
Bệnh khô lá Phylostica rosarum
Bệnh thán thư Glomurella cingulata
Bệnh đốm lá có tính vi khuẩn Pseudomonas syringe
Thân

cành

Bệnh mũ quan (mào gà) Cylindrocladium scoparium
Bệnh mốc đen Chalariopois shielarioides
Bệnh khô thân cây Botryosphacria berengerian

Xem thêm

Quy trình kỹ thuật trồng hoa Hồng xanh không quá khó. Ảnh minh họa

Bệnh hại cây hoa hồng và các biện pháp phòng trừ

Bệnh hại cây hoa hồng và các biện pháp phòng trừ 1.Bệnh đốm đen Đây …

Cải xoong là rau ăn sống hoặc nấu canh

Cách phòng trị bệnh đốm lá trên cây cải xoong

Trên lá cây cải xoong thường có những đốm màu đen, sau đó khô và …