Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Dinh dưỡng cho cây ăn trái trong mùa mưa

Dinh dưỡng cho cây ăn trái trong mùa mưa

Cây ăn trái lâu năm nếu chăm sóc theo cách truyền thống đều sinh trưởng mạnh và cho trái trong mùa mưa. Tuy vậy cũng có những loại cây ăn trái cho trái quanh năm như chuối, dừa, đu đủ…Đối với những cây ăn trái theo mùa mưa nhưng áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp có thể giúp cây ra hoa đậu trái sớm hoặc ra trái vụ.

cay an trai 2 s
Ảnh minh họa

Theo PGS.TS Trần Văn Hâu – Trường ĐH Cần Thơ, vào đầu mùa mưa, cây ăn trái thường phát đọt mạnh, song rễ cây lại yếu do mưa nhiều làm đất yếm khí, khả khăng hút bón phân trước khi vào mùa mưa. Mặt khác mùa mưa cũng làm sâu bệnh dễ bộc phát, do đó cần bón các loại phân có tỷ lệ dinh dưỡng cân đối như NPK 16-16-16 Đầu Trâu hoặc NPK 20-20-15 Đầu Trâu +kali. Đối với những cây ra trái theo mùa cần bón phân theo thời kỳ sinh trưởng phát triển mới đem lại hiệu quả.

Giải đáp một số câu hỏi của nông dân về hiện tượng vàng lá, thối rễ trong mùa mưa hay cây cam sành mang trái sắp thu hoạch nhưng bón phân không những làm cây không phát triển mà còn bị rụng trái, vàng lá, TS. Nguyễn Văn Hòa – Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho rằng có thể do vườn cây ăn trái bị bệnh vàng lá thối rễ. Do vậy trước khi bón phân cần phải xử lý bệnh bằng cách xẽ rảnh để tiêu thoát nước, chống đọng nước, đồng thời bón vôi bột và tưới thuốc trị bệnh từ 2-3 lần, định kỳ 7 ngày/lần. Sau khi xử lý bệnh xong mới bón phân lân hoặc các loại phân có tác dụng kích thích bộ rễ phát mạnh. Khi cây hồi phục và bộ rễ phát triển mới bón phân tiếp tục.

Trả lời các câu hỏi về phân bón và cách bón phân của bà con nông dân, ThS. Phan Văn Tâm – Cty CP Phân bón Bình Điền cho rằng trong mùa mưa bà con cần phải áp dụng bón phân cân đối, sử dụng những loại phân có thành phần cân đối như NPK 16-16-16 và những loại phân có bổ sung thêm trung và vi lượng. Những loại phân có hiệu quả trong mùa mưa là phân chậm tan, giúp cây không phát quá nhanh nhưng bền cây và nuôi trái tốt.

Nhiều nông dân còn băn khoăn về cách bón rải trên mặt hay xới đất hoặc bón xong rồi tưới, PGS.TS Trần Văn Hâu hướng dẫn bà con nên xới nhẹ đất bằng cào răng ngắn rồi mới rải phân để hạn chế thất thoát phân bón cũng như không xới quá sâu làm tổn thương bộ rễ cây trồng.

Ngày nay, rất ít nhà vườn trồng cây ăn trái theo cách truyền thống mà hầu hết đã biết điều tiết bằng nhiều biện pháp kỹ thuật để cây ăn trái ra hoa theo ý muốn nhằm nâng cao hiệu quả, do vậy việc bón phân cũng cần phải áp dụng theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau:

Ngay sau thu hoạch: Cần cắt tỉa bớt các cành sâu bệnh, cành trong tán, cành đã mang trái vụ trước đồng thời bón vôi và phân hữu cơ cùng vô cơ vào gốc. Biện pháp này ngoài mục đích giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh còn kích thích cây đâm đọt mới, tạo cành lá cho cây ra hoa kết trái trong vụ tới.

Một số ý kiến lo ngại bón phân vô cơ cùng phân hữu sẽ làm chết vi sinh vật trong phân hữu cơ, điều này không đáng ngại vì lượng bón theo khuyến cáo là không nhiều, đồng thời vi sinh vật trong đa số các loại phân hữu cơ hiện nay không cao. Cần dùng cào ba răng xới nhẹ đất trong tán, sau đó rải phân theo đường chiếu của mép tán nhằm giúp phân bón tiếp cận với vùng rễ non của cây để dễ dàng hút phân hơn; đồng thời hạn chế thất thoát phân bón và tránh gây tổn thương rễ cây.

Với những cây ra hai cơi đọt mới ra hoa như xoài, nhãn có thể bón thêm một lần phân gốc khi cơi đọt 1 đã già, cơi đọt 2 chuẩn bị nhú. Để dưỡng đọt, bà con nên bổ sung thêm các loại phân bón lá có tác dụng kích phát đọt như 30-30-30 +TE, phân amino acid…nhằm giúp đọt phát triển mạnh và cân đối, nhanh bước vào thời kỳ ra hoa.

Để kích thích cây phân hóa mầm hoa và ra hoa tốt, bà con cần bón phân gốc với tỷ lệ lân và kali cao, đạm thấp vào thời điểm cơi đọt 2 chuyển già. Đồng thời cần xiết nước để hạn chế phát đọt mới và phun bổ sung phân bón lá có hàm lượng lân cao như 6-30-30 +TE và phân có vi lượng Bo cao để kích thích phân hóa tạo mầm hoa và kích thích hạt phấn phát triển.

Sau đậu trái khoảng 1 tuần cần phun phân bón lá có hàm lượng Bo cao để chống rụng trái non. Sau đậu trái khoảng 1 tháng cần bón phân NPK 16-16-16 hoặc Đầu Trâu AT3 để dưỡng trái. Việc bón phân gốc cần định kỳ 1,5-2 tháng/lần cho đến trước thu hoạch 1 tháng. Trong thời kỳ cây mang trái cần phun bổ sung các loại phân bó   có đạm và kali cao như 10-5-45 và các loại phân có hàm lượng canxi cao nhằm giúp trái lớn đều, chống nứt, nám, thối trái.

Với những nhà vườn để cây cho trái liên tục lứa này tiếp lứa kia như quýt, sapoche…thì cần áp dụng bón phân theo từng đợt đọt và hoa chính và phân bón gốc nên dùng NPK 16-16-16 Đầu Trâu. Các loại phân bón lá cũng nên dùng theo từng loại kích đọt 30-10-10 +TE, kích ra hoa 6-30-30 +TE và phân có Bor cao, nuôi trái dùng 10-5-45 và phân bón lá có canxi cao. Với những loại cây ăn trái ra hoa đầu cành cùng với đọt mới như cam quýt, chanh, bưởi…thì phân bón lá dưỡng đọt và kích ra bông nên sử dụng liên tiếp nhau hoặc pha chung để phun sẽ hiệu quả hơn.

Theo binhdien.com

Xem thêm

Ứng dụng axit humic và rong tảo để sản xuất hoạt chất kích thích sinh học

Ngày nay, các loại hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng …

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :