Trang chủ / Cách trồng rau / Những kinh nghiệm trồng rau trong mùa mưa

Những kinh nghiệm trồng rau trong mùa mưa

Trồng rau trong mùa mưa thường bất lợi hơn trong mùa nắng do năng suất, chất lượng giảm mạnh vì mưa lớn gây ngập, úng nước làm cây rau khó phát triển, bộ rễ bị thối, dễ chết; nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại cho rau.

Trồng rau xà lách trong nhà màng- Ảnh minh họa
Trồng rau xà lách trong nhà màng- Ảnh minh họa

Sau đây là một số biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiệt hại và tăng năng suất cho rau trong mùa mưa:

Mưa nhiều, thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém hơn mùa nắng, bà con nên chọn trồng các loại rau ăn  lá có thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch trong mùa mưa. Nên áp dụng kỹ thuật ươm cây giống trong khay hoặc túi bầu, vừa tiết kiệm thời gian, vừa bảo đảm tỷ lệ cây sống cao, cây rau sẽ mau bén rễ.

Để canh tác rau màu tốt, cho năng suất cao, điều quan trọng là kỹ thuật làm đất, nơi trồng phải thoát nước tốt. Tức là chọn những nơi đất bờ cao hoặc ruộng không bị ngập nước để trồng.

Đối với ruộng thấp, trước hết phải làm đất, lên luống, lên liếp cao ráo, chiều ngang mặt liếp trồng rau rộng hơn, có mương rãnh thoát nước tốt, nhất là nền đất không được xới cho tơi xốp như mùa nắng để tránh đất hút nhiều nước gây ngập úng. Trong quá trình làm đất, cần kết hợp bón lót phân chuồng, bón vôi và tăng lượng phân lân cho đất nhằm khử chua, tăng độ phì và giữ ẩm cho đất.

Để giữ ẩm, chống xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa cũng như tiết kiệm phân bón, thuốc trừ sâu, hạn chế cỏ dại… bà con nên sử dụng màng phủ nông nghiệp, hoặc có thể dùng rơm rạ để phủ lên luống. Đất sau khi lên luống, bón lót phân chuồng, lót màng phủ nông nghiệp xong phải ủ từ 3 – 5 ngày, thậm chí 7 ngày cho phân hoai mục mới tiến hành ươm giống.

Ở những chân đất trũng thấp hơn, bà con cần chủ động ươm giống trong khay hoặc túi bầu để trồng, vừa rút ngắn thời gian sinh trưởng, bảo đảm lịch thời vụ, vừa khắc phục được hạn chế do đất còn ướt không gieo giống trực tiếp được.

Đối với rau ăn lá như cải, xà lách, rau thơm các loại… bà con cần làm nhà lưới hoặc làm lều che, giúp làm giảm tối đa tác động của mưa, gây hư hỏng mặt lá. Sau khi lên liếp, bón 100kg vôi nông nghiệp/1.000m2 nhằm giúp hạ phèn, góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất và giúp phòng một số bệnh thường gặp trên rau màu như thối rễ, thối trái, nứt trái trên cà, ớt…

Sau đó bón lót phân DAP(16-16-8) với lượng 30kg/1.000m2; phân chuồng đã ủ hoai từ 1.000 – 1.500kg/1.000m2. Ngoài phân chuồng và phân vô cơ nói trên, có thể bón kết hợp thêm các loại phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu bệnh cho rau màu.

TS Trần Ngọc Lãm 

Xem thêm

Những thực phẩm ngăn ngừa sa sút trí tuệ

Người lớn tuổi Việt Nam thường quan niệm ăn gì bổ nấy chẳng hạn như …

Dùng trứng gà làm phân bón sau 3 ngày cây lớn nhanh thần tốc, hoa nở rộ kín vườn

Đối với nhiều người thích trồng cây thì bón phân cho cây quả là một …

1 bình luận

  1. Song Ngư Ngoan Ngoãn

    hay