PHÂN TRÙN QUẾ

Chúng ta biết đến trùn đất là một nguyên liệu trong chế biến mỹ phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy hải sản..và trùn quế ngoài công dụng trên còn là nhà máy tiêu thụ và chế biến các chất thải của gia súc gia cầm tạo ra phân trùn rất thích hợp cho trồng cây, hoa màu, kiểng cỏ và có tác dụng cải tạo đất.

Phân trùn quế dạng thô

 

I.Công dụng phân trùn:

Là một trong những loại phân  đứng đầu về chất lượng chất hữu cơ. Trong phân trùn có vi sinh vật sống vì thế nó có công dụng cải tạo đất, được tạo ra do trùn quế tiêu thụ phân trâu bò thải ra phân vì thế phân trùn là tinh chất của phân trâu bò, loại bỏ được hoàn toàn mầm cỏ dại, kiểm soát được mầm bệnh.

-Trong phân trùn có các acid amin: Acid Aspatic 0,4%, threonin 0,19%, Serin 0,2%, alanin 0,26%, Acid glutamic 0,44%, glycin 0,28%, valin 0,38%, Methionin 0,12%, Isoleusin 0,36%, Leusin 0,24%, Tyrosin 0,08%, phenylalanine 0,22%, lysine 0,16%, Hitidin 0,05%, prolin 0,19%, Xystin 0,11%, tryptophan 0,25%, Arginin 0,09% mà các phân hữu cơ khác không có.

– Độ PH: 6,5%-7% làm cho cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.

– Có Acid Humic ở trạng thái phân bổ về mặt ion, kích thích sự phát triển về mật độ vi khuẩn ở trong đất.

– Có IAA (Indol Acetic Acid) là một trong những chất kích thích tăng trưởng hữu hiệu cho cây.

– Có vi khuẩn hảo khí được dùng để khử mùi, phân hủy chất hữu cơ hoặc phân gia súc được nhanh chóng.

– Đặc biệt trong phân trùn còn lại một lượng trứng  trùn và trùn con đáng kể, sau một thời gian trứng nở, trùn con tiếp tục về với thiên nhiên làm nhiệm vụ cao qúi của nó mà ông trời đã phân công là “ Cải tạo đất”.

Các nhà cây kiểng cũng đã bắt đầu làm quen với phân trùn, tính chất giữ ẩm, tơi xốp làm cho cây cảnh phát triển mạnh, cứng cáp, phân trùn dùng  để ươm cây chiết cành, mặt khác phân trùn vượt trội tro trấu, xơ dừa ở chổ khi tưới nước hay trời mưa nó không bị tràn ra ngoài, trời khô gió thổi cũng không bay. Phân trùn pha nước tưới cho các loại cây hấp thụ nguồn dinh dưỡng từ lá hoặc thân rễ trên mặt đất.

Các nhà vườn cho rằng việc sử dụng phân trùn hiện nay là phù hợp nhất vì công dụng đặc biệt mà các loại phân hữu cơ khác không có. Dùng phân trùn chi phí lại thấp, bón phân một vụ trồng rau được nhiều vụ mà đất vẫn tốt và sạch.

II. Tính chất của phân trùn:

1.Tính giữ ẩm:

Thức ăn được trùn ăn vào lần lượt đi qua 07 cái dạ dày (trong một con trùn) nghiền nát, trộn lẫn vào nhau cùng với dịch vị của trùn tạo thành một hợp chất hữu cơ mịn, xốp có tính hút nước và giữ ẩm cao.

2. Tính làm tơi xốp đất:

Trong phân trùn có nhiều vi sinh có lợi tiếp tục phân hủy cỏ rác, xác động vật có trong đất, làm cho đất thêm tơi xốp.

3. Tính khử mùi:

Người ta dùng phân trùn hòa nước tưới, mục đích làm bớt mùi hôi, tăng hiệu suất ủ phân do phân trùn có chứa vi khuẩn hảo khí làm trung hòa mùi vị, phân hủy nhanh chóng xác thực vật.

4.Tính hàn:

Các loại phân chuồng đều nóng, phải qua một thời gian ủ cho hoai bón mới tốt. Ngược lại, phân trùn sau khi thu hoạch có thể đem sử dụng ngay với số lượng không hạn chế mà không sợ chết cây vì phân đã bị phân hủy không tỏa nhiệt.

III. Tác dụng của phân trùn:

1.Phòng và kháng bệnh cho cây trồng:

Chất mùn trong phân có nhiều vi sinh có lợi, vi khuẩn hảo khí loại trừ được độc tố, nấm độc và vi khuẩn có hại trong đất, giúp cây trồng kháng được bệnh tật.

2. Dễ hấp thu:

Phân trùn có độ PH trung bình làm giảm lượng acid carbon trong đất, gia tăng nồng độ Nitơ (đạm) trong một trạng thái cây trồng dễ hấp thụ. Acid Humic trong phân trùn kích thích sự phát triển cây trồng đồng thời kích thích sự phát triển mật độ vi khuẩn trong đất.

3. Năng suất cây trồng cao:

Indol Acid Acetic (IAA) có trong phân trùn là chất kích thích tăng trưởng hữu hiệu cho cây trồng. Bản chất phân trùn là phân hữu cơ nên cây phát triển bền và ổn định, hoa đẹp giữ được màu lâu.

4. Giữ ẩm tốt:

Hình dạng phân trùn cấu tạo thành hình khối, nó là những cụm khoáng  kết hợp theo cách mà chúng có thể chịu được sự xói mòn, sự va chạm, và khả năng giữ nước (2-3 lần trọng lượng của nó).

5. Tăng tỉ lệ nẩy mầm :

Phân trùn  có chức năng giữ ẩm tốt, khả năng kháng được bệnh cho mầm, cây con dễ hấp thụ chất dinh dưỡng và các lợi ích đặc biệt của phân trùn nên hạt giống nẩy mầm khỏe, cây con phát triển tốt, tỉ lệ sống cao.

6. Sản phẩm sạch:

Phân trùn loại được độc tố, có khả năng cố định những kim loại nặng trong chất thải hữu cơ, ngăn ngừa cây trồng hấp thụ  nhiều phức hợp khoáng không cần thiết do đó sản phẩm không có độc tố.

Xem thêm

Cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng, đậu nành

Phân hữu cơ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trồng cây tuy nhiên làm sao tận dụng tối đa hiệu quả của các nguồn dinh dưỡng đó lại là vấn đề khác. Dưới đây xin chia sẻ kinh nghiệm cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng và đậu nành .

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :