Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Quế và bệnh tiểu đường

Quế và bệnh tiểu đường

Theo kết quả nghiên cứu của TS. Richard A. Anderson thuộc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng Beltsville, Maryland (Mỹ), trong 60 bệnh nhân tiểu đường (TĐ) type 2 thuộc nghiên cứu, một số người được dùng 1, 3 hoặc 6 g quế mỗi ngày, số khác dùng giả dược ở các mức tương đương, liên tục trong 40 ngày. Kết quả cho thấy, tất cả những người dùng quế đều có lượng glucose trong máu, các chất béo và cholesterol giảm tới 30%, trong khi những người dùng giả dược không thuyên giảm.

que 2Từ xa xưa, quế là vị thuốc không thể thiếu được trong các toa thuốc để điều trị viêm nhiễm, cảm cúm và rối loạn đường tiêu hóa. Quế có nguồn gốc từ các nước châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc và Bangladesh.

Ngày nay, theo một số chuyên gia, quế có hoạt động chống oxy hóa cực kỳ cao, tinh dầu của nó có chất chống khuẩn và chống nấm mạnh mẽ. Quế cũng là nguồn cung cấp chất xơ, mangan, sắt và calci tuyệt vời.

Đối với bệnh lý tiền TĐ và TĐ type 2, quế giúp lượng đường huyết không tăng sau bữa ăn vì quế có công dụng như insulin, nó làm tăng khả năng tiêu thụ đường ở trong các tế bào và nó góp phần điều phối đường huyết từ trong gan. Ngoài ra, nó còn làm trì hoãn thời điểm khởi phát bệnh ở những người có nguy cơ cao.

Quế còn có nhiều tác dụng khác như điều chỉnh cân bằng và hấp thu các chất trong đường tiêu hóa, cân bằng chuyển hóa mỡ, loại bỏ mỡ có hại, ngăn chặn béo phì, từ đó góp phần giảm nguy cơ đối với bệnh lý TĐ. Quế còn giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm stress do đó cũng góp phần giảm nguy cơ TĐ.

Tuy nhiên, trong quế cũng chứa một số chất có thể biến thành độc tố nếu ở hàm lượng cao, vì thế người dùng cần thận trọng dưới 6 g (khoảng 1 muỗng cà phê lưng) mỗi ngày là an toàn. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng khẳng định rằng một vài chất trong quế có thể giúp các tế bào chất béo nhận dạng và phản ứng tốt với insulin. Trong các thí nghiệm động vật, loại thảo mộc cay này làm tăng chuyển hóa glucose lên gấp 20 lần.

Quế là loại thuốc quý cho các bệnh nhân TĐ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, không thể sử dụng được quế. Do vậy, trước khi sử dụng quế để chữa trị các chứng bệnh cũng như bệnh TĐ, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ có sử dụng được hay không, và sử dụng với liều lượng bao nhiêu.

Tóm lại, quế là dược liệu quý giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý TĐ, hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu, béo phì, phòng chống các bệnh lý tim mạch, bệnh lý khớp và tiêu hóa.

Chúng ta có thể uống 1 muỗng cà phê bột quế pha với 2 muỗng cà phê mật ong với nước ấm mỗi sáng hoặc có thể sử dụng quế bằng cách pha nước giống như pha trà. Quế sau khi được gọt thành miếng mỏng cho vào chén hoặc ấm, đổ nước sôi. Bỏ nước đầu, sử dụng từ nước thứ hai. Để nước ngấm và nguội mới uống. Một lượt vỏ quế có thể pha 2 – 3 lần, loại tốt có thể pha 5 – 6 lần sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Có sức khỏe là có tất cả, chúng ta nên cùng nhau thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

BS. TRƯƠNG HIẾU NGHĨA (Phòng khám đa khoa Eurovie)

Xem thêm

Cách trồng rau sạch ngay trong tủ lạnh bằng ứng dụng công nghệ độc đáo

Khi nhu cầu rau sạch ngày càng tăng cao nhưng con người lại không có …

Cây củ nào chữa bầm tím do ngã

Nội dung của bài viết đề cập đến các loại cây củ chữa bầm tím …