Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây ăn trái / Trái cóc và bệnh tiểu đường

Trái cóc và bệnh tiểu đường

Trái cóc có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn, lá cóc còn dùng để nấu canh chua – món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng.

Ngoài ra, trái cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).

– Cách làm : Quả cóc chín bỏ hạt, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, đề dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 – Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa bột trái cóc, mỗi lần 1 thìa, trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30 – 40 phút. Dùng kéo dài thường xuyên. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều)

Cần lưu ý rằng đây không phải là môt loai thuốc có tác dụng điều trị khỏi căn bệnh tiểu đường. Vì vậy người bệnh vẫn nên tuân thủ chế độ ăn kiêng của người bị tiểu đường: Không nên ăn các loại có đường, nên bổ sung chất đạm, tốt nhất là đạm thực vật như đậu nành, đậu phụng; ăn nhiều rau có chất xơ và rèn luyện (tốt nhất là đi bộ) để tránh bị thừa cân. Vì ở bệnh nhân tiểu đường týp II rất “nhạy cảm” với tình trạng tăng cân, khi bị tăng cân thì hàm lượng đường trong máu cũng dễ tăng theo.

Cây thuốc dễ tìm – NXB Đồng Nai

Xem thêm

Rau rừng vào bếp

Nhiều loại rau rừng vốn hoang dại nhưng đang dần trở nên phổ biến trong …

Trái cóc giàu dưỡng chất

Không chỉ là món ăn vặt được học trò ưa chuộng, trái cóc còn chứa …