Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây ăn trái / Lợi ích của cây bụp giấm

Lợi ích của cây bụp giấm

Cây bụp giấm hay còn có tên là cây quý mầu với tên khoa học Hibiscus sabdariffa L, tên nước ngoài là Roselle, Red Sor-rel thuộc họ Bụp Malvaceae.Cây bụp giấm là cây cỏ bụi mọc hoang tự nhiên rất nhiều trên những vùng đất đồi núi nóng ẩm ở nước ta như miền Đông Nam bộ hay miền Trung.

Cây bụp giấm vừa cung cấp nguồn rau rừng tự nhiên  từ đọt lá và đài của qủa để nấu những món ăn có vị chua trong nông thôn, vừa là nguồn nguyên liệu cây thuốc quý trên một số nước trên thế giới.

cây bụp giấm
cây bụp giấm

1. Mô tả cây bụp giấm

Cây bụp giấm là cỏ sống hàng năm, cây trưởng thành có thể cao 3m, cây ít nhánh, lá màu tía, lá có 3-5 thùy thon nhọn, bìa lá có răng không lông, Hoa ở nách lá, cọng ngắn, lá đài phụ 8-12, đài mâp đỏ và có vị rất chua ở trái, vành vàng hay trắng, tâm đỏ. Quả nang hình trứng có lông.

2. Dược tính của cây bụp giấm

Hoa bụp giấm chứa gossipetin, hibiscin có tính kháng sinh nhẹ, làm giảm độ nhầy của máu, làm trong nước tiểu, chống phù thủng và gia tăng tiết mật ( do có vị rất chua nên khó hấp thu là ruột cử động liên tục).

Đài hoa Bụp giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng.  Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.

Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Bụp giấm đem tiêm vào mèo thí nghiệm  (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa bụp giấm tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.

Quả khô chứa canxi oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Vitamin C.
Hột chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Dầu hột bụp giấm tương tự như dầu hột  bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa vitamin và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn.

Dầu ép từ hạt bụp giấm và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn  như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus…

3 Lợi ích của cây bụp giấm

Trái bụp giấm
Trái bụp giấm với những cánh đài màu đỏ

Lá bụp giấm dùng như rau rừng sạch có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro.  Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut.

Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut…

Lá, đài của hoa bụp giấm chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn héo và có màu đỏ xẫm.  Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát

Các nhà nghiên cứu Malaixia cho biết nước ép từ lá đài tươi của Bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh ung thư.
Ở Thái Lan, lá đài Bụp giấm phơi khô sắc uống là thuốc lợi tiểu mạnh chữa sỏi thận.  Lá và cành chữa ho, hạt bổ dạ dầy.
Ở Myanma, hạt Bụp giấm chữa suy nhược cơ thể, còn ở Đài loan, hạt được dùng để nhuận tràng nhẹ, bổ và lợi tiểu.
Ở Philippin, rễ cây bụp giấm làm thuốc bổ và kích thích tiêu hoá.

Trên thế giới hiện nay, người ta có xu hướng đi tìm và chiết xuất chất mầu từ cây cỏ để nhuộm mầu thức ăn và đồ uống thay thế cho các loại hoá chất. Nước ta cũng đã chiết mầu đỏ từ lá, đài Bụp giấm cho mục đích này.

Trên thế giới chế biến toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux hay rượu vang Hibiscus có tác dụng tốt cho sức khỏe con người.

 Nguồn thuocdongduoc.vn

Xem thêm

Nhà sáng lập Liu Chuanjun (bên phải).

Ứng dụng bán rau sạch tại Trung Quốc được định giá tới 7 tỷ USD

Hiện nay một startup khởi nghiệp của Trung Quốc với ứng dụng bán rau sạch …

Phân biệt 3 mô hình trồng rau thường gây hiểu nhầm

Khi chúng ta tìm kiếm thông tin trên internet, chúng ta thường thấy cái cụm …

3 bình luận

  1. Hibiscus sabdariffa còn được gọi là nữ hoàng của dược liệu

  2. nhà mình có trồng cây này nè, bạn nào có nhu cầu mua hoa tươi hoặc hoa khô thi liên hệ mình nhé: sdt:0902379314