Trang chủ / Cách trồng rau / Kỹ thuật trồng rau / Cách trồng rau thủy canh qui mô gia đình (phần 3)

Cách trồng rau thủy canh qui mô gia đình (phần 3)

8. Cách bón phân cho cây hay cách cung cấp dinh dưỡng cho cây

Cho đến đây mọi công việc tưởng chừng như không có gì khác nhau giữa trồng cây trong đất bình thường và trồng cây trên nền vật liệu trơ. Tuy nhiên, khi trồng bình thường trong đất, chỉ cần cung cấp nước bình thường cho cây sống và phát triển, còn trồng theo kỹ thuật thủy canh ngoài việc cung cấp đủ nước ta thấy cần phải cung cấp đủ các nguvên tố dinh dưỡng cho cây phát triển và do vậy sự khác nhau giữa trồng cây trong đất và trong nền vật liệu trơ rắn là ở chỗ cung cấp đủ lượng các nguyên tố dinh dưỡng cho cây.

Chính vì vậy đòi hỏi ở người trồng theo kỹ thuật thủy canh cần có chút hiểu biết về hóa học để pha chế dung dịch dinh dưỡng. Hỗn hợp dinh dưỡng dùng trong kỹ thuật thủy canh có thể tìm được ở các cửa hàng, chúng được pha trộn theo các công thức dinh dưỡng có sẵn trong các tài liệu kỹ thuật thủy canh. Có nghĩa là chúng đã chứa đủ các nguyên tố thiết yếu cho sự phát triển của cây trồng như nitơ, phospho, kali, canxi, magie, lưu huỳnh và các nguyên tố vi lượng khác được tính toán theo tỷ lệ cân bằng tối ưu cho cây trồng phát triển. Người sử dụng ngày nay đã có sẵn các hổn hợp cần thiết và họ không còn phải tự mình tính toán, tự mình đi mua và tự pha chế hỗn hợp từ trên 10 nguyên tố như trước kia.

Người ta chỉ cần mua trọn gói về và hòa tan trong nước để sử dụng theo chỉ dân, ví dụ như lấy 10 g hoặc 3 thìa nhỏ hòa tan trong 5 lít nước, khuấy đều ít phút, hớt bỏ váng bọt nếu có, để lắng qua đêm, loại bỏ cặn lắng dưới đáy rồi cung cấp cho cây trồng bất cứ khi nào cần thiết. Dung dịch dự phòng nên chứa trong các bình thủy tinh hoặc polyetylen. Mục đích để lắng qua đêm là để cho các chất khó hòa tan có thời gian hòa tan hoàn toàn. Dung dịch dự phòng nên để nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời có thể làm sắt phân hủy ra khỏi dung dịch. Các bình thủy tinh hoặc chất dẻo cỡ 5 đến 10 lít có thể dễ kiếm tìm và được dùng rất tiện lợi để pha chế và dự trữ dung dịch. Khi trồng với quy mô lớn hơn, có thể dùng các bình 20 lít để có dung lượng dự trữ lớn hơn. Không nên dùng thùng kim loại mạ, nếu dùng phải sơn phủ bitum, bởi vì kẽm trong lớp mạ có thể hòa tan vào dung dịch làm độc hại cho cây. Cũng không nên dùng dung dịch quá đậm đặc, sẽ gây lãng phí và có thể làm hại cho cây.

Cung cấp dung dịch dinh dưỡng cho cây có thể thực hiện theo các cách sau: tưới từ trên xuống, bón bằng bột khô hoặc áp dụng cách bón ngập dịch.
Tưới từ trên xuống là cách làm thông thường đơn giản. Chỉ cần dùng bình tưới tưới lên cây đến độ ẩm yêu cầu của nền trồng. Trừ phi dung dịch quá đậm đặc, còn bình thường nếu lá cây có bị tiếp xúc với dung dịch cũng không bị ảnh hưởng.

Thời gian tưới và số lần tưới có lẽ là vấn đề khó khăn đối với người mới trồng lần đầu. Tuy nhiên sau vài vụ người ta sẽ có thêm được kinh nghiệm.
Khi nền trồng là cát thô, nên tưới thường xuyên vào mùa hè khi cảm thấy nền trồng đã khô phải bổ sung nước tưới. Với nền trồng là cát mịn nên tưới mỗi ngày hai lần vào mùa hè, còn mùa đông chỉ cần tưới 1 – 2 lần/ tuần.
Tưới nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ ẩm, lượng gió, loại cây trồng đang phát triển, thời kỳ sinh trường của cây, kích thước hạt, cỡ hạt vật liệu làm môi trường trồng…

Khi môi trường trồng là vecmiculit, do khả năng giữ ẩm của vật liệu cao số lần tưới sẽ ít hơn so với các môi trưòng khác. Khi môi trường vecmiculit đã thấm ướt, vào màu hè chỉ cần tưới 2 lần / ngày khi cây còn non, vào mùa đông chỉ cần tưới 1 đến 2 lần / tuần là dủ. Các chỉ dẫn vừa nêu áp dụng cho cây khi còn non trong điều kiện bình thường. Khi cây có dấu hiệu héo lá có thể do quá nóng, quá nhiều gió hoặc các lý do khác nhưng phần lớn là do thiếu nước, cần bổ sung thêm nước và dung dịch dinh dưỡng.

Ở các vùng khí hậu nhiệt đới, cây đòi hỏi nhiều nitơ hơn mức binh thường do vậy cần cung cấp thường xuyên dinh dưỡng có đủ nitơ.

Khi tưới dung dịch từ trên xuống sẽ có một lượng dung dịch thoát ra phải thải bỏ, với quy mô thủy canh nhỏ thì lượng thải bỏ không được quan tâm nhiều, song với các hệ thống thủy canh lớn có mục đích kinh doanh thì lượng thải bỏ lại là nhân tố đáng quan tâm về mặt kinh tế, nhất thiết phải tính đến hệ thống tuần hoàn, tái sử dụng dung dịch.

Một cách cấp dinh dưỡng khác cho kỹ thuật thủy canh là cấp khô, Không pha chế chất dinh dưỡng thành dung dịch mà bón trực tiếp bột dinh dưỡng khô lên nền trồng, nghĩa là rắc đều bột khô lên nền trồng, sau đó tưới nước từ từ.
Khi hạt đã nảy mầm (hoặc trồng cây từ nơi khác đến), dùng vật mũi nhọn chọc thành khe xung quanh gốc và bón bột dinh dưỡng khô vào đó, tưới nước từ từ. Hóa chất dinh dưỡng bón theo cách này sẽ hòa tan vào nền trồng sau vài tuần. Trong thời gian đó luôn giữ đủ ẩm cho nền, tuy nhiên tránh tưới quá nhiều nước để khỏi tổn hao dinh dưỡng.

Vào mùa mưa nên bón chất dinh dưỡng 2 lần / tuần theo cách này. Phương thức bón khô được xem là đơn giản nhất và ít tốn kém nhất so với các kỹ thuật thủy canh khác. Tuy nhiên, có nhược điểm lớn là có khi có thể bón được đểu cho cây, nhưng cũng có khi không thể bón được đều, ví dụ với cây rau diếp do lá phát triển rất thấp và dày, khó có thể bơm trực tiếp gần gốc cây dược. Khi trồng với quy mô nhỏ thì không thành vấn đề, song trên quy mô lớn sẽ là điều không thuận tiện.

Nhược điểm nữa cần nói đến là phương thức bón khô có thể sẽ làm cho chất dinh dưỡng không được phân bố đều, khó tránh khỏi thất thoát dinh dưỡng. Liều lượng dinh dưỡng khi áp dụng phương thức bón khô là 15 g/m2.
Khi có điều kiện pha chế dung dịch, nên áp dụng hình thức tưới ngầm. Cho dung dịch dinh dưỡng vào bồn trồng từ dưới đáỳ, dung dịch dâng lên trên mặt nền trồng qua lỗ chảy tràn trở về thùng chứa. Tái sử dụng dinh dưỡng này trong 10 ngày hoặc 2 tuần.

Cách tưới này đặc biệt hiệu quả khi nền trồng dùng sỏi, Môi trường trồng là cát có thể xảy ra úng ngập, song nếu dùng vecmiculit do có khả năng giữ nước và thoát nước tốt nên không bị ảnh hưởng khi áp dụng cách này.
Ưu điểm của cách cấp dịch này là cùng với việc thay thế dung địch sẽ xảy ra quá trình thay thế không khí trong nền, tạo điều kiện cấp đủ oxy cho vùng rễ phát triển.

Khi trồng cây trong chậu gốm, thùng kim loại hoặc các bồn chứa nhỏ người ta có thể đặt bồn trồng vào khay lớn hơn khi nào cần cung cấp dung dịch dinh dưỡng. Cho dung dịch dinh dưỡng vào sao cho dung dịch có thể dâng lên đến 1/2 bồn trồng (hình 3.6). Dung dịch dâng lên từ từ qua đáy bồn trồng sau 20 – 30 phút. Sau đó thải hết dung dịch về thùng chứa để tái sử dụng cho lần tưới sau. Vào mùa hè mỗi ngày tưới như vậy một lần. Thỉnh thoảng bổ sung nước sạch vào dịch để bù lượng bốc hơi. Sau 10 ngày phải thay dung dịch mới.

Tưới ngầm trong khay rộng
Hình 3.6 : Tưới ngầm trong khay rộng

Khi trồng trong các vật dụng lớn, bồn trồng không để lỗ thoát nước, chỉ bố trí gần đáy bồn một ống nhập dịch đường kính 12 mm. Dùng ống mềm nối ống này với can chứa dung dịch dinh dưỡng. Nâng can lên để dung dịch chảy vào nền trồng. Khi nền trồng đã ngập dung dịch, hạ can xuống để dung dịch trở lại can (hình 3.7). Cứ 1 m2 nền trồng dùng 100 lít dung dịch dinh dưỡng để tưới. Cách tưới này thích hợp cho các bồn trồng có diện tích 0,2 m2 để dùng với các can dịch 20 1.

Hình 3.7: tưới ngầm cho khay trồng rộng
Hình 3.7: tưới ngầm cho khay trồng rộng

Một cách tưới dịch khác đơn giản và đề làm hơn như sau:
Đục lỗ đường kính 12 mm dưới đáy bồn trồng. Lấp ống đường kính 15 – 20 cm vào đáy bồn xuyên qua lóp nền trồng 1 cm. Dùng ống nhựa mềm nối ống đáy này tới bình chứa đung dịch. Bình chứa địch có nắp đậy, trên đó bố trí một ống thủy thông thoáng và một ống dẫn dịch vào bồn trồng (xem hình 3.8). Chiểu dài ống mềm dẫn dịch lấy khoảng 1 m. Khi tưới nâng bình dẫn dịch lên để dịch chảy vào đáy bồn trồng, thấm ướt cách mặt trên nền trồng chừng 12 mm. Sau đó hạ bình chứa dịch xuống để dịch chảy vể bình. Thực hiện động tác này liên tục khi cần tưới.

Hình 3.8 : một cách tưới ngầm khác
Hình 3.8 : một cách tưới ngầm khác

Xem thêm

Cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng, đậu nành

Phân hữu cơ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trồng cây tuy nhiên làm sao tận dụng tối đa hiệu quả của các nguồn dinh dưỡng đó lại là vấn đề khác. Dưới đây xin chia sẻ kinh nghiệm cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng và đậu nành .

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :