Trang chủ / Tin tức tổng hợp / Trừ ruồi đục trái bằng phương pháp phun Protein thủy phân

Trừ ruồi đục trái bằng phương pháp phun Protein thủy phân

VN có 32 loài ruồi đục trái (RĐT) gây thiệt hại lớn cho ngành rau quả. Thật chẳng dể chịu khi quả ổi nhìn ngoài rất ngon nhưng khi cắt ra thì trong lúc nhúc dòi. Mận đỏ, mận tím, mận ngà ngon ngọt nhưng cắt ra bên trong đã sủng nước. Khổ qua, cà tím toàn những quả mịn màng, non tơ nhưng không xài được.

ruồi đục trái rau ăn quả
ruồi đục trái rau ăn quả

Trên một số loại trái cây như xoài, thanh long , mức độ gây hại của RĐT không lớn lắm nhưng là lý do không xuất khẩu được. Trước đây, thanh long là mặt hàng chủ yếu xuất sang Nhật Bản với hàng vạn tấn nhưng vì ruồi đục qủa  ruồi đục trái mà thị trường này bỗng chốc thành con số không. Xoài cát rất được Newzealand ưa thích nhưng… nếu như không có ruồi…

Vòng đời của RĐT qua 4 giai đoạn, đầu tiên ruồi đẻ trứng vào quả, trứng nở thành dòi đục nát ruột quả, dòi hóa nhộng rơi xuống đất, từ đất nhộng lại thành ruồi. Tùy độ dài thời gian lúc quả được thụ phấn đến lúc thu hoạch mà ruồi có cách “ ứng xử “ khác nhau, khổ qua, sơri, mướp là loại mà ruồi cái sẵn sàng đẻ trứng từ lúc hoa cái được thụ phấn; thanh long, ổi thì 20 ngày sau; xoài, nhãn thường 2 tháng sau khi đậu trái…

Tùy từng loại cây khác nhau mà mức độ gây hại của chúng cũng khác nhau. Đấy là chưa kể ruồi có cánh nên diện tích gây hại thường rộng, từ cánh đồng này qua cánh đồng khác. Những đặc điểm sinh học trên nói lên điều chung nhất- Diệt RĐT không dễ chút nào.

Từ trước tới nay việc phòng trừ ruồi được tiến hành theo 2 phương cách, một là phun thuốc trừ sâu và hai là dùng chất dẫn dụ bả độc. Việc dùng thuốc trừ sâu có ưu điểm là có thể diệt cả ruồi đực và ruồi cái, thậm chí một số trứng không nở được nhưng mặt tiêu cực cũng lớn là có hại cho người sử dụng, nguy cơ tồn dư thuốc BVTV trong quả cao và tăng chi phí. Việc dùng chất dẫn dụ ruồi đực tới bằng Feremon tẩm thuốc độc không mắc những nhược điểm trên nhưng không thể biết được là có chắc ruồi cái đẻ trứng vào quả ấy là những con chưa được thụ tinh.

Mấy năm gần đây, các nước xung quanh ta đã áp dụng cách phòng trừ thứ 3 là dùng Protein thủy phân trộn chất độc làm bả và đã thu được kết quả khả quan, nhất là khi vận động nhiều hộ nông dân cùng tham gia. Các nghiên cứu đều thấy rằng từ lúc nhộng biến thành ruồi, chúng cần thức ăn giàu protein để tăng trưởng và thành thục, nhất là ruồi cái nên chỉ cần phun một lượng nhỏ protein đã trộn chất độc vào một điểm trên tán cây thì hiệu quả phòng trừ rất cao và rất an toàn cho con người cũng như môi trường.

Bằng việc thủy phân hèm bia, một phế liệu sẵn có và rẻ tiền, các nghiên cứu viên của Viện Cây ăn quả miền Nam đã có được Protein thủy phân rồi đem 100ml trộn với 3ml thuốc trừ sâu REgent 5SC, pha loãng với 1lít nước rồi đem phun cho mỗi cây trên diện tích khoảng 1m2 tán lá với lượng 50ml hỗn hợp. Những cây màu như khổ qua, mướp thì cách luống. Cứ 1 tuần phun1 lần vào lúc 8-10 giờ sáng. Kết quả cho thấy có hiệu quả nhất là trên cây sơri làm giảm tỷ lệ nhiễm từ 51,2% xuống 14,1%, trên cây khổ qua từ 29,2% xuống 7,5%, trên ổi từ 60,1% xuống 38,9%…

Mặc dù vẫn còn một số điểm cần làm sáng tỏ, nhưng điều chắc chắn là chúng ta có thêm một phương pháp diệt RĐT an toàn và hiệu quả. Phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả hơn nhiều nếu vận động cả cộng đồng tham gia liên tục. Chính bằng phương pháp phòng trừ tích cực trên đồng ruộng để làm giảm áp lực RĐT thì phuơng pháp trừ chúng ở giai đọan sau thu hoạch mới đảm bảo 100% trái cây ta có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như Nhật bản, Châu Âu…

Theo NNVN

Xem thêm

Những thực phẩm ngăn ngừa sa sút trí tuệ

Người lớn tuổi Việt Nam thường quan niệm ăn gì bổ nấy chẳng hạn như …

Thiếu chất này bạn thường xuyên mệt mỏi và dễ gãy xương

Nhiều người khi nhắc đến xương thì hay nghĩ đến Canxi nhưng ít người biết …