Trang chủ / Tin tức tổng hợp / MIT dùng enzyme phát sáng của đom đóm biến cải xoong thành đèn bàn

MIT dùng enzyme phát sáng của đom đóm biến cải xoong thành đèn bàn

Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đang theo đuổi một công nghệ biến cây cối trong nhà thành … đèn bàn. Các nhà nghiên cứu tại đây đã tạo ra một loại hạt nano chứa cùng một loại enzyme khiến đom đóm phát sáng và nhúng các hạt này vào lá của cây cải xoong. Kết quả là cây cải xoong có thể phát ra một thứ ánh sáng vàng xanh, dù hơi yếu nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh rằng đây chỉ là bước khởi đầu.

Thực vật phát sáng là một ứng dụng thuộc lĩnh vực nghiên cứu sinh học nano do giáo sư kĩ thuật hóa học tại MIT là Michael Strano khởi xướng và ông cũng là đồng tác nghiên cứu nói trên. Mục tiêu của sinh học nano là nhằm đưa những tính năng mới vào thực vật bằng hạt nano. Trong trường hợp này là các nano với nhiều kích cỡ chứa 3 hợp chất gồm luciferase, luciferin và co-enzyme A.

Luciferase là một enzym được hình thành từ amino acide giống như mọi loại protein khác và không tạo ra ánh sáng. Nó sẽ oxy hóa phân tử luciferin khiến chúng tạo ra ánh sáng khi phân rã trở lại trạng thái cơ bản. Co-enzyme A trong hạt nano có chức năng dọn dẹp các chất phản ứng vốn là sản phẩm phụ có thể ngăn cản sự tương tác giữa luciferase và luciferin.

Sau khi đóng gói các hợp chất nói trên vào hạt nano, nhóm nghiên cứu cho các hạt này vào một dung dịch và cho nổi huyền phù. Thực vật sẽ được nhúng chìm vào dung dịch có chứa hạt nano, sau đó cả cây cả hạt được đưa vào máy nén áp suất. Áp suất cao khiến các hạt nano được truyền vào thực vật và qua thời gian, các hạt nano này sẽ giải phóng các phân tử vào cây và tế bào trong cây sẽ tiếp nhận các phân tử. Một khi đã ở trong phân tử, luciferase và luciferin sẽ bắt đầu phản ứng và tạo ra ánh sáng.

Những nỗ lực trước đây nhằm tạo ra thực vật phát sáng thường dựa trên kỹ thuật chỉnh sửa di truyền rất phức tạp và tốn nhiều chi phí. Trong khi đó, giải pháp để thực vật tạo ra luciferase của riêng mình có thể đạt hiệu quả lâu dài hơn nhưng ánh sáng phát ra lại rất mờ nhạc và chỉ có thể áp dụng đối với một số loại thực vật nhất định. Vì vậy phương pháp tiếp cận bằng sinh học nano hứa hẹn sẽ mang lại ánh sáng mạnh hơn và đơn giản hơn.

Theo: ExtremeTech​

Xem thêm

Rau sống thường tồn tại nhiều ký sinh trùng nhất

Rau sống thường là các loại rau thơm gia vị như: xà lách, rau muống, …

Cẩn thận khi ăn rau trồng ao đầm

Thông tin về những loại rau trồng ruộng nước, ở ao đầm nhiễm sán gây …