Trang chủ / Thiết kế cảnh quan / Tính đồng nhất trong thiết kế cảnh quan

Tính đồng nhất trong thiết kế cảnh quan

Tương tự như sự quân bình, tính đồng nhất là điều then chốt trong phác họa trang trí sân vườn hay thiết kế cảnh quan. Một vườn cảnh được xem là ổn định và đạt yêu cầu là, dù người thưởng ngoạn ở bất cứ vị trí nào, khu vực hình cảnh nào trong vườn cũng nảy sinh những cảm giác, những rung động, cảm xúc nhẹ nhàng. Những cảm xúc đó không trái ngược với những biểu hiện của cảnh và không chênh lệch với thế giới thiên nhiên.

Tính đồng nhất lý tưởng trong cấu trúc vườn chẳng hạn như ; Kiến trúc hình dáng cái nhà, bề ngoài cần có vẻ bình dị, đơn giản, mộc mạc như trộn lẫn với thiên nhiên. Nhà được xây dựng trong vườn cảnh, thường là những căn nhà đơn giản, kết cấu bằng gỗ, tre, nứa, tranh, đá, khô, nó như một sự chuyển tiếp, một vạch nối từ thiên nhiên đến con người bằng những đồ vật và hình dáng cân đối, hài hoà.

Cần cân nhắc trong việc dùng cây con để biểu hiện tính đồng nhất trong phác họa vườn, vì nó góp phần vào việc tạo ra cảm giác của tính đồng nhất với thế giới thiên nhiên vĩ đại bên kia cánh cổng. Nó thường được sử dụng trong các thiết kế cảnh quan kiểu Nhật để gợi ý qua những sự đơn giản hoá như tinh thần vốn có của người Nhật, vốn gắn liền với tính đồng nhất của thiên nhiên với những môi trường xung quanh. Sự mô phỏng thiên nhiên sẽ cho người ta có cảm giác về sự đồng nhất trong toàn khu vườn. Một vài loại cây con, được sử dụng lặp đi lặp lại, ở các khu vực trong vườn, hay chỉ đạt riêng từng khu vực cho từng loại cây trong vườn, kết hợp với đá thể hiện hình dáng của những ngọn đồi nhỏ sẽ nhấn mạnh thêm hình thể, dường như xa xăm, tạo những khoảng cách đối với núi. Một khoảng đất thấp trong vườn hay phía sau một hàng rào cây, phản ánh một dãy núi góc cạnh, dáng dấp và kiểu cách được phô diễn khắp vườn với tính đồng nhất của nó.

Cây con có điều kiện thích nghi với môi trường nước ngập quanh năm được dùng trang trí mặt hồ
Cây con có điều kiện thích nghi với môi trường nước ngập quanh năm được dùng trang trí mặt hồ

Những tảng đá thường lo lớn, đồ sộ và đơn độc theo qui luật tự nhiên về sự hợp nhất của vườn. Đá trong toàn thế kiểu, dáng, kết tập thành một cột trụ như xương sống của vườn cảnh. Đó cũng là sức mạnh “chủ lực” của vườn cảnh.

 Hồ cá được xây dựng theo phong cách bất nghi thức
Hồ cá được xây dựng theo phong cách bất nghi thức

Trong phạm trù của sự đồng nhất, nước cũng đóng một vai trò quan trọng. Dù nước được bố trí để chảy qua những lùm cây lớn trên mặt đất hay đơn thuần, giản dị khi yên ắng trong các vũng, ao, vịnh nhỏ để thản nhiên phản chiếu hình ảnh bầu trời trong xanh với những con đường lát đá thẳng tắp hay quanh co, hay những điểm giao tiếp, những ngã rẽ nối tiếp hay chỗ chuyển tiếp của khu vườn hấp dẫn người xem đi dạo qua và tìm vào những bí ẩn trong sâu. Sự ngạc nhiên của những điều được phát hiện về núi tạo nên sự đồng nhất, nét đặc trưng của những vườn được thiết kế để đi tản bộ. Lưu ý đến các chỗ rẽ trong các lối đi, một sự khuất lấp, lõm, thấp ở một khoảng cách xa sẽ tăng thêm ấn tượng về sự mờ ảo bởi bóng tối và sự không rõ rệt tạo nên chiều sâu của cảnh trí.

Hồ nghi thức xây nối theo truyền thống cổ trong các khu vườn xưa
Hồ nghi thức xây nối theo truyền thống cổ trong các khu vườn xưa

Những cái trảng, mương, rãnh của hồ sẽ mất dạng qua cái nhìn giữa các tảng đá và lùm cây, tạo cho người xem một ảo giác ở khoảng không gian phía trước, và ghi sâu vào ký ức một kiểu mẫu của cảnh lạ, đẹp cùng với những điều vừa khám phá.

Trang trí hồ theo nguyên tắc bất nghi thức
Trang trí hồ theo nguyên tắc bất nghi thức

Ngay cả trong những khu vườn khiêm tôn của những cái sân nhỏ trong nhà, nếu được sắp đặt khéo, cũng tạo ra một không gian như của vườn lớn. Với những cái nhìn phảng phất sự huyền ảo có căn cứ qua những cuộc khảo sát tỷ mỷ.

Bằng cách ấy, người ta gợi lên trong mỗi người xem một ấn tượng về chiều sâu và khoảng cách. Sự nhỏ hẹp, bé xíu tưởng phản với sự đồ sộ, to lớn của những tảng đá đứng riêng lẻ, mang những nét độc đáo, sẽ thể hiện vượt hơn thực trạng của chính nó.

Tính đồng nhất còn có sức chuyên chở, bổ sung thêm cho các hình dáng. Đặc tính thẳng đứng và đường nằm ngang ở chân trời, sự ngời sáng và bóng râm tốỉ, sự nới rộng bành trướng và sự làm nhỏ hẹp lại hay trống không, đều có thể làm biến đổi đi bằng cách đưa thêm vào những cây con để tạo ra sự phù du hay vĩnh cửu, sự mềm dịu, mượt mà hay thô cứng.
(Đỗ Xuân Hải)
Xem lại phần 4 : Nguyên tắc quân bình không đối xứng trong thiết kế cảnh quan

Xem tiếp phần 6 : Ý nghĩa những bộ phận hợp thành vườn cảnh

Xem thêm

Sơ đồ hướng dẫn sống khỏe

Sơ đồ 50 hướng dẫn hữu ích giúp bạn sống khỏe mà không tốn bất kỳ chi phí nào

Những thói quen trong cuộc sống sẽ quyết định đến sức khỏe và tuổi thọ …

Hãy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ con bằng việc cùng chúng trồng rau làm vườn

Sẽ không có cách nào tốt hơn để nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ con …