Trang chủ / Cách trồng rau / Vị thuốc chữa bệnh trong cây gấc

Vị thuốc chữa bệnh trong cây gấc

Cây gấc với tên khoa học là Momordica cochinchinensis thuộc họ Bầu Bí Cururbitaceae, cây gấc mọc hoang khắp nơi tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Cây gấc cho chúng ta các vị thuốc từ hạt gấc, dầu gấc và rễ gấc.

Cây gấc vừa dễ trồng vừa cho trái ngon chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng, và đặc biệt là trong trái gấc chứa rất nhiều vị thuốc tốt cho sức khỏe con người.

1.Thành phần hóa học

Trái gấc
Trái gấc

Trong nhân hạt gấc có 2,9% chất vô cơ, 55,3% chất béo, 16,6% chất protit, 2,9% chất đường, 1,8% tanin…trong hạt không có chứa ancaloit và dầu béo đậm đặc ở nhiệt độ thường.

Dầu chiết xuất từ màng đỏ của hạt hay còn gọi là dầu gấc có màu đỏ máu, năm 1942 trong phòng thí nghiệm P.Bonnet và Bùi Đình Sang đã chiết xuất được 38 lít dầu gấc và 0.3 kg tinh thể coroten từ 2.017 kg quả gấc, tác giả này tính rằng trong 1ml dầu gấc có tới 30mg caroten tương ứng với 30.000 đơn vị caroten hay 50.000 đơn vị quốc tế vitamin A.Vì vậy so với dầu gan cá thu thì dầu gấc có gấp gần 2 lần, và 15 lần so với cà rốt.

Ngoài ra trong dầu gấc còn chứa chất vi lượng như đồng, sắt, kẽm và selenium phòng chống bệnh ung thư.

2. Công dụng của cây gấc

Khoa học chứng minh dầu gấc có tác dụng như thuốc vitamin A, nếu bôi dầu gấc vào vết thương hở sẽ mau lành, vết thương mau liền da.

Dầu gấc còn có khả năng phòng bệnh ung thư gan, thải lọc các chất độc hại nhiễm vào cơ thể như tia xạ, hóa chất…tuy nhiên nếu người yếu gan mà ăn nhiều quả gấc sẽ bị vàng da, ngưng ăn sẽ tự khỏi.

Trong nhân gian dùng nhân hạt gấc chữa mụn nhọt, tiêu thủng, bôi ngoài giảm sưng khi bị thương…nếu uống trong ngày dùng nhân hạt nướng chín.

Dầu gấc chế biến từ thịt quả gấc được dùng từ năm 1942 khi cần đến vitamin A, bệnh chậm lớn ở trẻ em, bệnh khô mắt quáng gà, chữa vết loét, vết bỏng.

Rễ cây gấc sao vàng tán nhỏ dùng chữa tê thấp, sưng chân.

Quả Gấc chứa một lượng lycopen chống ôxy hoá nhiều hơn gấp 10 lần so với bất kỳ loại hoa quả nào khác, trong đó có cà chua. Trong một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự tập trung lycopen trong màng đỏ quả gấc nhiều hơn gấp khoảng 10 lần các loại rau quả khác có chứa lycopen. Họ kết luận rằng gấc “có thể là một nguồn lycopen có giá trị mới. Chất Lycopen có tác dụng chống lão hoá, phòng chữa sạm da, khô da, rụng tóc, da nổi sẩn… có tác dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào, và mịn màng. Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ sử dụng 20-25 giọt và 5-10 giọt đối với trẻ em.

Để sử dụng gấc thường xuyên, vào mùa gấc chín (tháng 12 đến tháng 1), nên ăn nhiều xôi gấc, sinh tố gấc, các món ăn chế biến từ màng đỏ quả gấc.

Bên cạnh đó, với khả năng kết hợp chế biết của các bà nội trợ, có một cách khác là sử dụng dầu gấc để nấu xôi và các món ăn thông dụng hàng ngày…

Bài thuốc có hạt gấc dùng trong dân gian:

– Chữa trỉ lòi dom: Hạt gấc giã nát thêm một ít dấm thanh gói bằng vải rồi đắp vào nơi bị trĩ để suốt đêm.

– Chữa sưng vú: giã nhân hạt gấc với một ít rượu( 30-40 độ), xong đắp vào nơi bị sưng.

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GSTS Đỗ Tất Lợi.

Xem thêm

Những thực phẩm có thể gây sảy thai

Quá trình mang thai là giai đoạn quan trọng nhất để tạo nên nền tảng …

Cách trồng cà rốt tại nhà

Cà rốt mini hay còn gọi là cà rốt tí hon là loại rất thích …

1 bình luận

  1. nguyễn văn định

    Nhà em có trồng mấy ràn gấc đến mùa gấc ra quả rất sai, không biết có bên công ty dược nào có mua gấc không ạ.
    Em sẽ đầu tư trồng nhiều nữa,nếu có đầu ra ạ
    Em xin cảm ơn!