Trang chủ / Cách trồng rau / Dinh dưỡng rau & kỹ thuật chế biến rau / Những lợi ích sức khỏe của cây ngải cứu

Những lợi ích sức khỏe của cây ngải cứu

Thải độc cho gan, giết chết ký sinh trùng, tốt cho phụ nữ, chữa mất ngủ… là những lợi ích nổi bật của cây ngải cứu.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, các thầy thuốc thường sử dụng thảo dược ngải cứu để chữa nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
Những giá trị y học của loại cây này xuất phát từ một loại chất hóa học có tên là thujone, được biết đến để chữa trị một loạt các vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích do ngải cứu đem lại.
Loại bỏ kí sinh trùng ra khỏi cơ thể
Trà ngải cứu có vị đắng là phương thuốc điều trị tốt nhất để loại bỏ ký sinh trùng có hại như giun đũa, giun sán và các độc tố ra khỏi cơ thể.
Trà ngải cứu có tác dụng thanh lọc, làm sạch mật, gan… nên càng tăng hiệu quả thải độc cho cơ thể. Để có kết quả làm sạch cơ thể tốt hơn, bạn nên uống trà ngải cứu hàng ngày.
Các vấn đề kinh nguyệt của phụ nữ
Sử dụng ngải cứu để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không đều. Loại thảo mộc này cũng giúp làm giảm đau bụng kinh nguyệt.
Do ngải cứu kích thích việc sản xuất một số hoóc-môn giúp tử cung hoạt động bình thường, nên có thể được sử dụng cho rất nhiều các vấn đề sức khỏe phụ nữ.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, liệu pháp ngải cứu an toàn hơn so với liệu pháp thay thế hoóc-môn ở phụ nữ mãn kinh.
ngai-cuu-2-300x300

Mất ngủ
Ngải cứu có đặc tính an thần. Từ xa xưa, các thầy thuốc đã kê “thuốc” ngải cứu cho những người thường xuyên bị mất ngủ.
Thú vị hơn khi ngải cứu được coi là một loại thảo dược của những giấc mơ. Mọi người thường để một nắm lá ngải cứu trong gối ngủ, để có những giấc mơ tốt đẹp hơn.
Cải thiện tiêu hóa
Ngải cứu rất hữu ích trong việc điều trị tiêu chảy, táo bón, say tàu xe, đau bụng, axit trong dạ dày, khó tiêu và nôn mửa.
Có thể sử dụng loại cây này như là một sự thay thế tự nhiên các loại thuốc tiêu hóa, dạ dày. Nếu bạn đi du lịch, hãy mang một ít ngải cứu bên mình.
Giúp chữa bệnh động kinh, hysteria (chứng rối loạn vận động, cảm xúc) và stress
Ngải cứu giống như một loại thuốc an thần nhẹ thay cho thuốc bổ hệ thần kinh và có thể giúp chống lại stress. Một số nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp chữa bệnh động kinh và chứng kích động.
Ngải cứu có thể giúp làm dịu tâm trí do những căng thẳng hàng ngày gây nên. Sự kỳ diệu của ngải cứu ở chỗ nó vừa là một chất giúp thư giãn, vừa là một chất kích thích. Chúng giúp làm dịu và thư giãn hơn trong những trường hợp sốc hay phản ứng quá mức.
Trong điều kiện bình thường, lá ngải đóng vai trò là một chất kích thích giúp bạn tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn.
Cách làm trà ngải cứu:
tra-ngai-cuu
– Cây ngải cứu cắt lấy thân và lá, rửa sạch bụi bặm bằng nước ấm pha tý muối, đem phơi trong râm (phơi âm can) cho khô, sau đó chặt nhỏ, sao từng nắm trong chảo hay nồi đất dày cho vàng và bốc mùi thơm, để nguội rồi cất trong lọ đậy kín.
– Mỗi lần pha, cho một muỗng cà phê ngải cứu khô vào một cốc nước sôi. Ngâm trong khoảng 10 phút, sau đó vớt bỏ ngải cứu ra khỏi cốc nước. Uống nhiều lần trong ngày.
– Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần tránh sử dụng ngải cứu. Muốn sử dụng ngải cứu cho mục đích y học, hãy xin ý kiến của bác sỹ chuyên môn.
* Theo Curejoy

Xem thêm

Ứng dụng axit humic và rong tảo để sản xuất hoạt chất kích thích sinh học

Ngày nay, các loại hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng …

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :