Trang chủ / Cách trồng rau / Dinh dưỡng rau & kỹ thuật chế biến rau / Cách phân biệt măng sạch và măng ngâm hóa chất

Cách phân biệt măng sạch và măng ngâm hóa chất

Hiện nay, trên thị trường có rất nhìu loại măng tươi có ngâm hóa chất, đặc biệt là loại chất vàng ô độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Món măng lại là món rất phổ biến và rất dễ chế biến thành món ăn ngon, đưa cơm “khủng khiếp” lun ý. Vì vậy, các nàng hãy tinh ý 1 chút để chọn được những củ măng sạch, không bị ngâm tẩm hóa chất để có bữa cơm thật ngon miệng nhéẢnh minh họa 1 – Cách phân biệt măng sạch và măng ngâm hóa chất !

4-cach-nhan-biet-mang-tuoi-tu-nhien-va-mang-ngam-hoa-chat

Mới đây nhất, ngày 16/1, lực lượng trinh sát Đội 3, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP HCM cho biết vừa phát hiện 2 cơ sở chế biến măng tươi tại quận 12 có hành vi sử dụng hóa chất dùng trong dệt may công nghiệp để ngâm măng tươi, tạo màu cho sản phẩm trước khi bán ra thị trường.

Cách phân biệt măng ngâm hóa chất và măng sạch

Thời điểm kiểm tra cơ sở chế biến măng số 61/8 quốc lộ 1 (phường Tân Thới Nhất, quận 12) do bà Nguyễn Thị Nhỏ làm chủ, lực lượng chức năng phát hiện trong 10 tấn măng tươi có khoảng 300 kg được ngâm trong chất tẩy trắng và chất vàng ô, chuẩn bị được chở ra chợ giao các tiểu thương. Theo cán bộ trong đoàn kiểm tra, 2 loại chất này rất độc hại, chỉ được phép dùng trong sản xuất công nghiệp, dệt may.

Bà Nhỏ khai, số hóa chất trên mua ở chợ Kim Biên với giá 26.000 đồng/kg. Khi chế biến, mỗi muỗng chất tẩy trắng ngâm được khoảng 200 kg măng, một muỗng chất tạo màu vàng ô cho 1 tấn măng.

Tại một cơ sở khác trên địa bàn quận 12 do bà Bành Thị Diệu làm chủ, cảnh sát cũng phát hiện hành vi dùng 2 loại hóa chất trên trong quá trình chế biến măng. Tại đây, hơn 4 tấn măng chuẩn bị ngâm hóa chất và 200 kg đã được tẩy trắng, ngâm chất tạo màu vàng ô.

Trước đó, ngày 15/1/2016 các trinh sát Đội 3 – C49 công an TP. HCM bất ngờ ập vào kiểm tra cơ sở chế biến măng Tùng Hương, do bà Nguyễn Thị Hồng (41 tuổi làm chủ). Thời điểm bị kiểm tra cơ sở có khoảng 7 tấn măng tươi và hơn 300 kilogam măng đã ngâm hóa chất tạo màu.

Cụ thể, các công nhân sử dụng một muỗng nhỏ hóa chất phụ gia cho vào nước để ngâm khoảng 1 tấn măng tươi ở công đoạn sau khi luộc chín. Sau 5 giờ, măng từ màu trắng đục được chuyển thành màu vàng tươi. Thành phẩm này được bỏ mối cho các chợ trên địa bàn thành phố.

Trước đó, hồi giữa năm 2014, Công an tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra và bắt quả tang một cơ sở đang dùng hóa chất độc hại để tẩy trắng măng và sử sụng phẩm màu để ngâm măng thành màu vàng tươi gây rúng động dư luận. Tại đây, lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm thu giữ số lượng lớn măng đã qua ngâm tẩm và những hóa chất đã được sử dụng.

Theo chủ cơ sở cho biết, cơ sở này thu mua măng tươi với số lượng lớn từ tháng 7 đến tháng 9 của năm trước, rồi đem ngâm trong các thùng chứa để bán dần cho đến mùa măng năm sau. Do măng ngâm lâu thường bị chuyển sang màu đen rất khó bán, bởi vậy cơ sở này đã dùng chất tẩy rửa công nghiệp để tẩy trắng măng, sau đó tiếp tục ngâm với phẩm màu công nghiệp để cho ra măng có màu vàng tươi bắt mắt.

Thực tế, nếu đúng theo quy trình thông thường, măng tươi sau khi thu hoạch sẽ được luộc kỹ bằng nhiều lần nước, để lửa vừa phải, sau đó tiếp tục ngâm khoảng 2 ngày thì măng mới đảm bảo mềm, ngọt, ngon và hết đắng.

Tuy vậy, để giảm chi phí và tiết kiệm thời gian, nhiều người buôn măng đã sử dụng một loạt các hóa chất có tác dụng là cho măng ngon và giò hơn, màu sắt bắt mắt. Đặc biệt, có thể để măng trong một thời gian rất dài mà không hề bị hỏng hay thối, dùng để bán khi trái vụ.

Các cách nhận biết măng ngâm hóa chất và măng sạch
cach-nhan-biet-mang-tuoi-tu-nhien-va-mang-ngam-hoa-chat1
Để biết chính xác măng khô, tươi có bị nhiễm những hóa chất độc hại trên không thì cần phải đưa mẫu đi kiểm nghiệm. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể dùng cảm quan của mình để lựa chọn.

Nếu măng tươi bị ngâm qua hóa chất sẽ có màu trắng nhợt nhạt hoặc vàng sẫm. Khi ăn có vị ngọt, giòn hơn măng tự nhiên.

Còn măng tươi sạch sẽ có màu vàng tươi nhạt, có thể bẻ gãy. Củ măng có hình thô, không được giòn, măng không bị héo, vỏ mỏng, bề mặt không có đốm lạ xuất hiện. Khi ngửi có mùi thơm đặc trưng, thơm dịu, không hề có mùi bất thường của hóa chất ngâm tẩm độc hại. Khi sờ vào không hề bị dính tay, măng có đường vân rõ ràng.

Để chế biến măng tươi sạch đúng cách bạn nên luộc kỹ bằng nhiều lần nước, để lửa vừa phải, sau đó tiếp tục ngâm khoảng 2 ngày thì măng mới đảm bảo mềm, ngọt, ngon và hết đắng.

Đối với măng khô, nếu qua sấy lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng của diêm sinh, màu sắc vàng tươi, bóng bảy, bắt mắt và tuyệt đối không bị mốc.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi mua măng khô về, bạn cần rửa sạch và ngâm măng bằng nước vo gạo trong một thời gian nhất định. Sau đó, bạn nên trần qua nước rồi đổ đi, rửa sạch lại bằng nước mát. Điều này, giúp loại bỏ những hóa chất và phụ gia thực phẩm tẩy măng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn những địa chỉ bán măng tươi, khô đáng tin cậy và có uy tín như trong siêu thị, các cửa hàng thực phẩm sạch. Măng có nguồn gốc rõ ràng và không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào kể trên. Nếu có mùi vị lạ bạn tuyệt đối không được sử dụng.

(Sưu tầm)