Trang chủ / Cách trồng rau / Công dụng chữa bệnh của cây Bồ công anh-P1

Công dụng chữa bệnh của cây Bồ công anh-P1

Theo sách cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , cây bồ công anh đươc dung để chỉ ít nhất 3 loại 3 loại cây khác nhau đều có mọc ở nước ta, cần chú ý tránh nhầm lẫn:

– Cây Bồ công anh Việt Nam ( Lactuca indica , họ Cúc – Asteraceae), chữ Việt nam được tác giả thêm vào để tránh nhầm lẫn. Cây nay được dung phổ biến, nhất là tại phía Bắc và phía Bắc trung bộ.

– Cây Bồ công anh Trung Quốc ( Taraxacum officinalenWigg. Cũng họ Cúc – Asteraceae). Chữ Trung Quốc để chỉ rõ rằng tên Bồ công anh ghi trong sách Trung Quốc là cây này. Chúng mọc hoang và có trồng ở một vài nơi trong nước ta, nhất là các miền núi cao như Tam Đảo, Sa Pa. Tuy nhiên ta hầu như không dùng loại này.

– Cây chỉ thiên ( Elephantopusvscaber L, cũng họ Cúc – Asteraceae). Cây này ở miền Nam ta dùng với tên Bồ công anh và dùng như cây Bồ công anh Trung Quốc.

Công dụng chữa bệnh của cây Bồ công anh Việt Nam

Cây Bồ công anh Việt nam còn gọi là Bồ công anh, rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mũi mác, rau lưỡi cày.

1. Mô tả cây

Bồ công anh Việt Nam
Bồ công anh Việt Nam

Là loại cây nhỏ, thường cao 0,6-1 m, đôi khi cao tới 3 m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá cây có nhiều hình dạng: lá phía dưới dài 30 cm, rộng 5-6 cm, gần như không có cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa to, thô; lá trên ngắn hơn, không chia thùy, mép có răng cưa thưa. Nếu ta bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng. Hoa màu vàng, có loại màu tím, cả hai loại đều dùng làm thuốc được.

2.Phân bố, thu hái và chế biến

Bồ công anh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Đây là loại cây rất dễ trồng bằng hạt, mùa trồng vào tháng 3-4 hoặc 9-10, cũng có thể trồng bằng mẩu gốc, sau 4 tháng là có thể thu hoạch được. Thường thì nhân dân ta hái lá về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần, không cần chế biến gì đặc biệt.

3 Công dụng và liều dùng

Bồ công anh Việt Nam là một cây vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sung mủ, hay bị mụn nhọt, ngoài ra còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.

Liều dùng hàng ngày khoảng 20-40 g lá tươi hoặc 10-15 g lá khô (hay cành và lá khô). Ta có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác; thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống. Nếu dùng giã nát đắp ngoài thì không kể liều lượng.

4. Đơn thuốc có vị bồ công anh

– Chữa sưng vú, tắc tia sữa: hái 20-40 g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2-3 lần là đỡ.

– Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: lá bồ công anh khô 10-15 g; nước 600 ml (khoảng 3 bát con); sắc còn 200 ml (1 bát) (có thể đun sôi kỹ và giữ sôi trong vòng 15 phút); uống liên tục trong vòng 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn.

– Chữa đau dạ dày: lá bồ công anh khô 20 g; lá khôi 15 g; lá khổ sâm 10 g; thêm 300 ml nước, đun sôi trong vòng 15 phút, thêm ít đường vào, rồi chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp cho đến khi khỏi.

Nguồn : Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-GSTS Đỗ Tất Lợi

Xem thêm

Công dụng của lá đu đủ

Làm đẹp cho làn da, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đó là lợi ích …

Lá trầu không

10 công dụng chữa bệnh của lá trầu không

Ngoài công dụng dùng để ăn (kèm với vôi, cau), lá trầu không còn được …

1 bình luận

  1. trần thị pha le

    cho e hỏi bên cty mình có bán hạt giống hoa bồ công anh ko ah