Trang chủ / Cách trồng rau / Thức uống thanh nhiệt cho tiết trời nắng nóng – P1

Thức uống thanh nhiệt cho tiết trời nắng nóng – P1

Vào mùa hè nắng nóng, chúng ta cần lưu ý sử dụng một số thức uống có tác dụng thanh nhiệt, bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể như sau

giai nhiet1. Rau má

Rau má có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giái độc, lợi tiểu. Thường dùng trong các trường hợp sốt, chảy máu cam, nôn ra máu, lỵ, táo bón do nhiệt, đi tiểu buốt, mụn nhọt, rôm sảy, ho, giãn tĩnh mạch, chức năng giải độc của gan suy yếu, sản phụ ít sữa, phụ nữ thống kinh, bạch đới.

Ngày dùng 30-50g rau má tươi (có thể nhiều hơn), rửa thật sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước pha nước hoặc nước dừa đế uống.

Có thế nấu canh để ăn trong bữa cơm hoặc nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày.

2. Cháo rau má

 Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g. Rau má rửa sạch cắt nhỏ, gạo, đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lương nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ.Cho tiếp rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng với ít muối hoặc đường

3.Nước rau má, sắn dây

Rau má 300-500g, bột sắn dây 80-100g; đường cát trắng 100-150g. Rửa sạch rau má, giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy 200-300ml.

Hòa bột sắn dây với nước rau má trộn đều, đun nhỏ lửa. Khi sôi cho đường vào quậy đều cho đến khi tan hết là được.

3. Sắn dây ( cát căn)

Sắn dây có vị ngọt, tính mát, tác dụng trừ phiền nhiệt, làm mát da thịt, giải độc, giãn cơ, thông đại tiểu tiện. Thường dùng trong các trường hợp khát nước, cơ thể nóng nực, nôn mứa, lỵ ra máu, say rượu, mụn nhọt, cảm sốt, nhức đầu, phòng ngừa các loại rôm sảy phát sinh do thời tiết nóng bức.

Dùng củ sắn dây tươi, gọt bỏ vỏ ngoài, rửa thật sạch rồi giã nát, vắt lấy nước, hấp chín để uống.

Có thể dùng củ sắn dây nấu chín, lấy nước đế uống thay nước trà, hoặc dùng bột sắn dây hòa với nước sôi để uống.

Bột sắn dây 20-30g, hòa với nước sôi để nguội 350ml thêm chút đường cho dễ uống. Ngày uống 2-3 lần.

 4. Nước mía

Cây mía còn gọi là cam giá, nước mía có vị ngọt tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, giáng hỏa, thông đàm, làm ngừng nôn mửa, điều hòa chức năng dạ dày, nhuận trường, giã rượu, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, lợi tiểu, tăng cường sinh lực. Thường dùng trong các trường hợp sốt cao, khát nước do ra nhiều mồ hôi, kiết lỵ do nóng trong người, ho đàm nhiệt, táo bón, tiểu tiện khó, nôn mửa, suy nhược cơ thể…

Ngày dùng 250-500g mía tươi, rửa sạch, róc bỏ vó, chặt từng miếng nhỏ để ăn , hoặc ép lấy nước mía để uống. Có thể thêm ít nước chanh, quất, cam .

Người bụng lạnh, dễ tiêu chảy có thể dùng nước mía hấp chín hoặc nấu chín đế uống, cần lưu ý đến yếu tố vệ sinh trong khi chế biến.

5. Đậu ván trắng (bạch biển đậu)

Đậu ván trắng có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng hòa ngũ tạng, kiện tỳ, trừ phong, trừ thứ nhiệt. Thường dùng trong các trường hợp: cám nắng khát nước, nôn mửa, ngộ độc rượu, tiêu chảy, ăn uống kém.

Dùng loại đậu ván già, phơi hoặc sấy khô, rang chín vàng để nấu nước uống giải nhiệt, giải khát vào mùa nắng nóng.

Một gia đình 4-5 người chí cần dùng khoáng 100g đậu ván rang vàng, nấu với 3-4 lít nước là sẽ có một món giải khát bổ dưỡng, an toàn và ngon miệng.

Lương y Đinh Công Bảy – Y học & Sức khỏe

Xem thêm

5 cây thuốc quý dễ trồng trong vườn nhà

Ngay trong khu vườn nhà bạn cũng có thể trồng những cây thuốc có tác …

Các loại cây chữa bệnh bạn có thể tự trồng tại nhà

Có nhiều loại cây chữa bệnh rất tốt mà bạn có thể tự trồng tại …