Trang chủ / Cách trồng rau / Dinh dưỡng rau & kỹ thuật chế biến rau / Giải mã lá sung có nốt sần thật chất là gì ?

Giải mã lá sung có nốt sần thật chất là gì ?

Sống trên đời từ đó đến nay bạn có biết các nốt sần trên lá sung thật chất là gì không?
Các lá như vậy được gọi là lá sung dị tật (sung cóc hoặc lá vã…). Và bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi biết công dụng của chúng. Tuy nhiên, bạn có biết nốt sần ấy thực sự là gì không?

Giải mã nốt sần trên lá cây sung

Thực ra, đây cũng là một thắc mắc được nhiều người nuôi cây cảnh trên thế giới đưa ra. Có người cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy cây sung đang mắc bệnh. Người khác thì nghĩ đơn giản là “cấu tạo” của nó như vậy, không khác được.

Nhiều người đến đây có thể lo ngại các nốt ấy là trứng sâu bọ. Nhưng hãy yên tâm! Ở thời điểm bạn thấy những nốt sần xuất hiện thì con sâu tấn công cái lá đã rời đi từ lâu rồi, và bản thân các nốt sần cũng rất hiếm khi có chứa trứng của sâu.

Nhưng sự thật thì không chỉ lá sung, mà nhiều loại lá khác cũng có thể xuất hiện các nốt sần tương tự. Đó không phải là bệnh, mà là dấu hiệu cho thấy côn trùng và một số loài sâu kí sinh đã tấn công lá cây. Lá xuất hiện các nốt sần cũng giống như phản ứng nổi mề đay trên da của con người khi bị dị ứng vậy.

Ngoài ra, chỉ có các lá tươi, mới mọc từ chồi mới dễ xuất hiện phản ứng này. Còn nếu lá đã già mới bị tấn công, thì rất hiếm khi nốt sần xuất hiện.

Tuy nhiên, với trường hợp nốt sần mang màu sắc quá khác biệt so với lá cây (ví dụ: đỏ cam) và dễ dàng gỡ bỏ thì bạn nên cẩn thận. Đó đích thực là trứng côn trùng đấy.

Lá sung có nốt sần trong văn hóa ẩm thực

Chẳng biết từ khi nào mà người Hà thành đã có cho mình một cái thú quen thuộc. Sà vào một quán ven đường gọi cốc bia hơi, đĩa lạc rang cùng một gói nem Phùng, ngồi nhâm nhi ngắm người qua lại và thưởng cái tiết trời Hà Nội vào thu rồi sang đông.

Nói về nem Phùng, đó là món ăn tương tự như nem tai, nhưng sự kết hợp của thịt, bì và thính đã khiến món ăn trở nên thơm ngọt, béo lại giòn giòn. Và đặc biệt, nem Phùng phải được ăn cùng với lá sung, thứ bổ sung hương vị chát chát đặc trưng đủ để con người ta cảm thấy phải ngây ngất khi thưởng thức.

Nhưng nếu đã từng ăn nem Phùng, chắc bạn sẽ có lúc nhận ra những lá sung ăn kèm đôi khi xuất hiện những nốt sần hết sức kỳ lạ, trông giống như mụn nổi lên vậy.

Ăn lá có nốt sần có sao không?

Cho đến thời điểm hiện tại thì không có nghiên cứu khoa học nào nói về vấn đề này. Nhưng trong Đông Y, lá sung có nốt được xem là tốt hơn những lá bình thường, có thể chữa khỏi được nhiều bệnh cực kỳ khó chịu như bệnh gan, nhức đầu, làm thuốc bổ cho người ốm…

Lá sung nốt sần còn có nhiều tác dụng y học , đặc biệt là trị hôi nách, hôi chân

Trong y học dân gian lá sung có nốt sần đặc biệt có rất nhiều tác dụng hữu ích :

a. Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.

b. Để chữa bong gân, sai khớp, bạn chị cần lấy lá sung, lá bàng, lá cứt lợn, lá cỏ xước, giã nhỏ thêm ít rượu và đắp vào chỗ đau.

c. Hay như để chữa hôi nách , hôi chân : nhờ chất tannin và một số thành phần khác có trong lá sung có tác dụng kháng viêm, , khử mùi…vì vậy nên trong dân gian thường dùng khử mùi hôi nách, hôi chân người ta thường lựa chọn những loại lá sung già có nhiều nốt sần để làm thuốc chữa hôi nách, mùi hôi chân vì những loại lá này có tác dụng cao hơn lá sung non…

Trongraulamvuon.com tổng hợp