Trang chủ / Thiết kế cảnh quan / Kiến thức chung về hoa kiểng độc nên biết

Kiến thức chung về hoa kiểng độc nên biết

Người Trung Quốc có câu, trên đầu chữ sắc có 1 con dao , câu nói này dùng để ám chỉ người nhưng nó cũng đúng với hoa kiểng đẹp. Xung quanh ta có rất nhiều hoa kiểng đẹp khiến người thưởng thức không kìm được lòng phải ngửi , hít hay thậm chí nếm chúng hoặc trẻ con táy máy  nên chúng ta cần phải có kiến thức 1 chút về các loài hoa kiểng này để bảo vệ bản thân và người thân không bị  “trúng độc”. Việc này cũng cần thiết khi chúng ta lựa chọn hoa kiểng trang trí trong sân vườn nhằm tạo 1 khu vườn đẹp, có bầu không khí sạch và an toàn.

Khi quang hợp, các cây kiểng có độc sẽ thải vào không khí những hợp chất có hại, khiến cho gia chủ ngứa ngáy, buồn nôn, ói mửa… Nhựa (mủ) của một số loài nếu dính vào mắt hoặc lưỡi sẽ gây mù, tê cứng lưỡi, thậm chí là tử vong khi ăn phải. Cùng TGGĐ điểm danh chúng nhé!

– Đỗ quyên: Nếu dính phải chất arbutin glucoside và andromedtoxin (có ở tất cả các bộ phận của cây) có thể bị nôn, chóng mặt, khó thở.

Hoa đỗ quyên rất đẹp nhưng cũng độc không kém nên chỉ thưởng thức nhìn chứ đừng dại ăn vào
Hoa đỗ quyên rất đẹp nhưng cũng độc không kém nên chỉ thưởng thức nhìn chứ đừng dại ăn vào

– Trúc đào: Dù được trồng nhiều ở công viên, bồn hoa trên các tuyến đường… nhưng toàn thân cây này đều chứa chất cực độc là oleandrin, neriin có thể gây tử vong nếu ăn phải và không xử lý kịp thời. Nhẹ hơn thì gây ói mửa, rối loạn nhịp tim, mất kiểm soát hoặc hôn mê.

Hoa trúc đào được trồng nhiều ở công viên
Hoa trúc đào được trồng nhiều ở công viên

– Môn kiểng, hồng môn, môn lá lớn: Độc tố calcium oxalate và asparagine có trong chúng sẽ gây ngứa, bỏng rát vùng miệng, cổ họng, dạ dày và ruột; gây tiêu chảy kéo dài nếu ăn phải.

Hoa hồng môn thường là lựa chọn trồng ở bồn cây gia đình hay dùng để cắm bông
Hoa hồng môn thường là lựa chọn trồng ở bồn cây gia đình hay dùng để cắm bông

– Thông thiên: Độc chất thevetin và neriin có ở cả thân, lá, hoa và trái. Đặc biệt, hạt cây thông thiên sẽ gây tử vong nếu ăn phải. Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… là những hệ lụy ban đầu của “cây kiểng đẹp” này.

Hoa thông thiên
Hoa thông thiên

– Hoa thơm ổi (trâm ổi)mà dân gian hay gọi là hoa cứt lợn có chứa Chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A sẽ gây bỏng rát đường ruột, rối loạn tuần hoàn máu và dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu ăn phải.

Hoa trâm mỏi, thơm ổi hay còn gọi là hoa cứt lợn
Hoa trâm ổi, thơm ổi hay còn gọi là hoa cứt lợn

– Cây chuỗi ngọc: Chứa chất glucosides, gây uể oải, chóng mặt và khó thở. Ngoài ra, cẩm tú cầu (có chất hydragin –
cyanogenic glycoside) cũng gây tác hại tương tự.

Chuỗi ngọc rất dễ thương trong việc trồng trang trí sân vườn
Chuỗi ngọc rất dễ thương trong việc trồng trang trí sân vườn

– Hoa thủy tiên, cà độc dược (cà kiểng), hoa lưu ly: Chứa nhiều ancaloit gây ra triệu chứng ngứa ngáy, chóng mặt, nhức đầu, ảo giác, run rẩy toàn thân, hôn mê trước khi tử vong.

Đúng như tên gọi hoa cà độc dược hẳn cũng chứa độc dược
Nhìn trắng tinh khôi thế nhưng độc đấy!

Ngoài ra, các loại hoa kiểng khác như xương rồng bát tiên, loa kèn, huệ lưu ly… cũng mang trên mình nhiều độc tố có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, bỏng rát bề mặt niêm mạc… Để đảm bảo an toàn, gia chủ nên tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc tính của những loài hoa, cây kiểng dự định trồng. Đặc biệt, không cho trẻ con sờ, hái hoặc đưa vào miệng các loài hoa, cây trồng trong nhà để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm

NASA công bố những loại cây cảnh lọc chất độc tốt nhất trong nhà

Nghiên cứu của NASA đã cho thấy, không khí trong nhà có chứa một số …

Trồng những loại cây này giúp gia chủ “giàu lên trông thấy”

Không chỉ có tác dụng trang trí, cây củ cải đỏ còn góp phần quan …