Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Bon Sai / Tản mạn về thế bonsai

Tản mạn về thế bonsai

Về cơ bản, phần lớn Bonsai có thể chia làm 5 thế chính dựa trên hình dáng tổng thể của chúng đó là thế thân trực; thế thân trực biến thế; thế nghiêng; thế nữa thác đổ và thế thác đổ, nhưng chúng đa dạng đến độ sẽ rất khó khăn nếu bạn cố tìm mối quan hệ giữa chúng. Do đó, trong sự phân loại sau đây, hình dáng gốc của mỗi thế cơ bản này chỉ đơn giản được xem như là một trong nhiều thế.

Nhóm I: chỉ bao gồm cây đơn thân

-Thế thân trực (chokkan)

Thế trực quân tử mà ông cha chúng ta rất ưa thích, vì các cụ đều là những bậc nho sĩ, tôn trọng lễ nghi, tính tình ngay thẳng thanh cao, người quân tử tánh như thủy, nhu nhi bất nhược, biết xử thế ở đời. Cây trực quân tử là dáng cây có theá trực thẳng đứng, phong cách đĩnh đạc, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng, đường nét dứt khoát, bất khuất. Phân chi theo lối chiết chi hay tứ diện, đủ bốn mặt tả hữu, trước sau, tàn nhánh đầy đủ, cân đối, biểu hiện cho người có kỷ cương.

Thế trực liên chi cũng là cây có dáng trực, thẳng đứng, biến ra từ thế trực quân tử, nhưng liên chi là nhiều cành nhánh quấn quýt lấy nhau, ôm sát thân cây, mới xòe ra ngoài làm tàn theo kiểu tứ diện, sum suê đầy đủ, mặt nào cũng đẹp, cân đối hài hòa, thành hình chóp dưới to trên nhỏ, không khuyết chỗ nào rất đẹp, biểu hiện người phong lưu, ấm no sung mãn, vui tươi hạnh phúc.

Thế trực quân tử liên chi: thế này cũng giống như hai thế trên nhưng lại có hai ba cây tử ở quanh thân cây mẹ. thường là loại cây mai chiếu thủy, mặc dù thân trực nhưng tàn nhánh cũng ôm lấy mấy cây con ở bên dưới .Cây tử lại sống độc lập, cây nào cũng có đủ tàn nhánh như một cây riêng biệt, sống không nhờ cây mẹ, ên xen như là một quần thụ nhỏ, rất đẹp, tượng trưng cho tình yêu thương người, nhất là trẻ thơ, lúc nào cũng vui tươi.

Thế nghiêng (shakan)

Dáng xiên hay nghiêng trong tiếng Nhật gọi là “Shakan”, là một trong những kiểu dáng bonsai cơ bản. Thân cây ở vị thế nghiêng với chóp cây hướng về góc 45 độ so với phần gốc cây. Sự phát triển ở trên không và các rễ trên bề mặt theo đường thẳng của thân cây; tuy nhiên, cành thứ nhất mọc ở hướng đối nghịch nhằm làm cho cây trông cân xứng, cành cây này, này ở vị trí một phần ba của đường đi lên cây, là nhân tố quyết định quan trọng nhằm đạt sự hài hòa trong phong cách này.

-Thế nữa thác đổ (han-kengai)

Cây cảnh được trồng đối nghịch với phía treo lơ lửng xuống từ phía trên, nằm ở trên đường cong trong cành chính, chóp cây kia ở phía dưới trong giới hạn tăng trưởng của cây. Chóp cây dưới không được mọc quá chiều cao của chậu. Đôi khi sự mọc lá chỉ xuất hiện hướng về gốc thân cây mà trường hợp này lại tối quan trọng.

-Thế thác đổ (kengai)

Tương tự như phong cách nửa thác đổ phong cách này có sự khác biệt là chóp cây vượt quá chiều cao của chậu. Cành lá cũng có thể mọc hẳn bên ngoài chậu ở hướng đối nghịch với gốc thân cây mà chạm đến vành chậu. Vật chứa bắt buộc phải chọn cao và chậu phải chọn cho nó là một yếu tố quyết định trong ấn tượng sau cùng của tác phẩm.

Thế văn nhân (bunjingi)
Ưu điểm của cây Văn Nhân ở chỗ, thân cây khúc khuỷu, tán cành không bị câu thúc, có một vẻ tự do không gò bó của hình dáng. Hầu hết cây đều mảnh khảnh một cách hài hòa khiến con người ta, ai ai nhìn vào đều thấy rõ vẻ trầm tĩnh toát ra nhờ vào thân cây mảnh, lá cây mềm mại hài hòa. Nếu để cành tán nhiều lên sẽ làm cho hiệu quả trái ngược. Cần biết chọn cây giống mềm mại, dáng cây phù hợp, càng ít cành càng tốt.

Thân cây để hơi cao, cho ra vẻ điềm tĩnh vừng vàng, đồng thời chú ý tạo cho rễ trồi lên mặt đát ở một mức độ vừa phải.

Thế thân gấp khúc (bankan)

Phong cách này diễn tả nổi bật một cây bị gió uốn nắn và bị nghiêng ở góc 45 độ hoặc nhiều hơn. Bởi nguyên nhân này sự phát triển của phần trên cao nằm ở vị trí bên trong phần xiên, trong khi các bộ phận chất có thể có ở phía đối nghịch và ở chóp cây. Cây được trồng trong một chậu khá cạn ở phía đối nghịch với hướng nghiêng

Thế chổi (hôkidachi)

Một vài cành chính được bố trí trong hình tròn quanh thân cây để chống đỡ vô số nhánh nhỏ làm thành một vòm cây có hình thuẫn hoặc tròn ngay phía gốc thân cây. Cây nằm ở vị trí hơi chệch giữa chậu thường rất cạn. Phong cách này thường được sử dụng với giống cây du Zelkova ở Nhật Bản.

Thế thân vỡ (sabamiki)

-Thế thân lột vỏ (sharimiki), thân hay cành chết đi bị tẩy trắng như lột vỏ.

-Thế xiêu phong (fukinagasi)

Thế xuy phong hay xiêu phong cũng là một, xuy là chữ hán, xiêu là chữ nôm, đều phải uốn nghiêng cỡ 30 – 40 độ do bị gió xô đẩy. Phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lên hình thú hay thân nôm, thân uốn cong như long thân và quy căn hồi đầu, tàn nhánh có thể uốn chiết chi hay tứ diện, nhưng phải vươn ra cho giữ thăng bằng chống lại sức gió. Cho nên còn gọi thế nghinh phong, cũng bốn tàn một ngọn, nhưng cành phải uốn về phía gốc để khỏi đổ ngã, cây xuy phong phải uốn cho đủ cặp để xếp với cây trung bình thành bộ ba cây. Cây bên phải là cây âm, đối xứng với cây bên trái là cây dương (Nam tả hữu nữ). Cây trung bình đứng giữa là cây dẫn đàn, đứng thế chủ động của bộ kiểng.

-Thế rễ lộ thiên (neagari)

 Một vài rễ lớn lộ thiên đi theo đường thẳng cua thân cây trong khi các rễ khác, thường nhỏ hơn, phát sinh từ chúng: Cây có vẻ như bị treo lơ lửng và tác dụng gây ấn tượng tòan diện là sự thanh thóat. Phong cách này ít khi được sử dụng hiện nay nhưng đã có lúc rất thịnh hành.

Thế rễ ôm đá (sekijojui)
Các rễ dày cuộn quanh hòn đá trước khi được trộn dưới đất. Trong phong cách này, hình thể của đá, lớp rễ trên bề mặt, và vật chứa đều quan trọng như hình dạng của cây trong việc làm cho một tổng thể của cây trong việc làm cho một tổng thể hài hòa.

Đôi khi tác dụng gây ấn tượng tổng thể được tạo nên bởi hình thể và màu sắc của đá hoặc bởi cấu trúc nổi bật của rễ cây.

Thế rễ bám đá (ishitsuki)

Phong cách rễ bám đá là một phong cách bonsai tiêu biểu, được nhiều người ưa chuộng. Rễ cây được tạo ra bám và ôm lấy đá rồi cuối cùng biến vào trong đất. Khi cây bắt đầu mọc trong đường đá nứt nhỏ, nó phải sử dụng rễ để tìm thêm dưỡng chất. Ngay khi rễ cây chạm vào đất, chúng cứng lại và phát triển quanh đá. Lúc này rễ cây đóng vai trò như thân cây…

Thế xoắn vặn (nejikan)

Thiên nhiên đã ban cho ta rất ít ỏi về các mẫu cây thuộc phong cách này mà trong đó vỏ cây xoáy theo hình xoắn ốc từ gốc lên đến chót cây, để lộ phần gỗ bên dưới. Thuật ngữ này chỉ về cây có thân xoắn lại như cây thừng, chẳng hạn như cây lựu

Thế rễ bạch tuộc (takozukuri)
Đây là biến thể của phong cách trước, do đó các cành cây phát sinh cùng một gốc và uốn khúc đi lên. Người ta đặt cùng tên cho một loài cây mà loài cây này có cành uốn khúc đi xuống, và trong cả hai trường hợp thì phong cách này phát sinh từ chỗ các cành cây trong giống vòi bạch tuột.

Nhóm II: Thế 2 thân

Thế hai thân (sôkan)

-Thế nhiều thân lưng qui (kôrabuki)

Kôra có nghĩa là “vỏ,mai) cỏa con rùa; buki có nghĩa là sự phát triển của cành con mới. Do đó ý nghĩa của thế này là có nhiều cành con mọc ra từ một thân như “lưng rùa” phẳng.

Thế nhiều thân bình phong hay thế bè (ikadabuki)

Rễ đơn (thân của một cây trước đó) mở rộng theo đường thẳng. Do đó tiếng Nhật có nghĩa là những khúc gỗ nằm ngang của một chiếc bè

-Thế nhiều thân ba đào hay thế lượn sống (netsunagari)

Rễ đơn xoắn lại và xoay vòng

Nhóm III: Mỗi thế gồm từ 2 cây trở lên với rễ của chính chúng, bất kỳ cách trồng theo cụm nào cũng được phân biệt đầu tiên ở số cây của nó, bạn phải xem nó trồng theo cụm bình thường hay một trong 2 thế trồng theo cụm đặc biệt

-Thế 2 cây (Sôju)

-Thế 3 cây (sambon-yose)

-Thế 5 cây (gohon-yose)

-Thế 7 cây (nanahon –yose)

-Thế 9 cây (kyuho-yose)

-Thế rừng cây (yose-use)

-Thế rừng thưa (yamyori)

-Thế rừng dày (tsukami-yose)

Nhóm IV : Bụi cây

-Thế thạch bồn cảnh (bonkei)

-Thế phong cảnh theo mùa

Thế thảo nguyên (kusamono hay shitakusa) gồm cây gia vị, thân cỏ và cây bụi

Nguồn hình ảnh  : caycanhviet-caycanhthanglong

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Kinh nghiệm cách trồng sầu riêng (phần 1)

Như lời của một lão nông ở Xuân Bảo: cách trồng sầu riêng khó lắm, phải chăm như chăm con thơ, Canh từng cơi đọt, lo từng đợt sương muối.....Sầu riêng đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian vừa qua.