Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây cảnh / Sinh lý hoa hồng sau khi thu hoạch

Sinh lý hoa hồng sau khi thu hoạch

Từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng thường trải qua một quá trình vận chuyển, nhiều khâu trung gian, hơn nữa hoa lại là phần non, nếu không được xử lý kịp thời và bảo quản tốt rất dễ hư hỏng.

Sau khi cắt hoa, nếu chỉ đơn giản cắm vào lọ nước, thường chỉ sau 3 – 5 ngày hoa sẽ héo, nát, rụng và biến màu

Hoa bị héo là do không hút đủ nước, hoa từ mầu đỏ biến thành màu xanh là do sự thuỷ phân Protein, tích luỹ axit amin dẫn đến thay đổi độ pH của cành hoa, làm thay đổi sắc tố hoa. Hoa biến thành mầu nâu là do tích luỹ Phenol, Tanin. Hoa bị rủ xuống là do mất đi áp lực căng của cuống.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của hoa:

Sau khi cắt khỏi cây trạng thái dinh dưỡng của hoa bị gián đoạn, sự sống dựa vào chất dinh dưỡng dự trữ của cành lá, hết nguồn này thì không tồn tại được.

– Nước là yếu tố chính ảnh hưởng đến độ tươi của hoa. Sau khi cắt rời khỏi cây nguồn tiếp nước không còn, nhưng cành, lá vẫn tiếp tục thoát hơi nước, nếu không cắm vào nước ngay hoa sẽ bị héo rất nhanh, cắm vào nước rồi hoa chỉ dựa vào mặt cắt của cành để hút nước, nên rất khó khăn. Ngoài ra, yếu tố ảnh hưởng đến sự hút nước của cành còn là mạch dẫn bị tắc nghẽn do vi khuẩn và do các nguyên nhân sinh lý khác.

  • Nguyên nhân do vi khuẩn: Là do bản thân vi sinh vật hoặc hợp chất đo chúng tiết ra gây tắc mạnh. Cả hai loại vi khuẩn và nấm đểu sinh sản rất nhanh trong môi trường nước cắm hoa.
  • Nguyên nhân sinh lý chủ yếu là do các tế bào bị sát thương tiết ra một số chất như keo, tanin, các chất phenol bị oxy hoá từ vết cắt di chuyển trong mạch, làm tắc mạch… Ngoài ra, khi cắt cành không khí lọt vào mạch gỗ, tạo ra những bọt khí cũng cản trở đến vận chuyển nước trong mạch.
  • Nguyên nhân ngoại cảnh:

Nhiệt độ cao tạo ra sự chênh lệch áp suất lớn, làm tăng tốc độ thoát hơi nước, hô hấp tăng mạnh, tiêu hao vật chất nhiều nên hoa chóng tà.

Ánh sáng: ánh sáng kích thích khí khổng mở to, tăng lượng nước bốc hơi, tăng nhiệt độ không khí và nhiệt độ bề mặt lá, tăng độ chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài lá, tăng bốc hơi nước.

Kích thích tố: Một số chất điều tiết sinh trưởng làm tăng sự lão hoá của cành làm hỏng mạch gỗ.

Sâu bệnh: Khi bị sâu bệnh gây hại, thoát hơi nước tăng mạnh, mô bị mất nước đồng thời lại sản sinh ethylene, làm tăng tốc sự lão hóa.

Xem thêm

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trong quá trình trồng hoa hồng sâu rệp hại hoa hồng là một trong những tác nhân thường xuyên xuất hiện gây khó khăn cho người trồng. Vì vậy trong phần bài viết này TRLV sẽ trình bày về các loại côn trùng gây hại này và biện pháp phòng trừ .