Cây Phật thủ

Cây Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc ho Rutaceae ( họ cam), tên khoa học là Citrus medica L. var. sarcodactylus Sw. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật. Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Quả Phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt.

cây Phật thủ
Ảnh minh họa

Hoa cây Phật thủ có mùi thơm đặc trưng, quả phật thủ có hình tay Phật, có thể có từ 10- 22 ngón, có giống “ có ngón “ như hình tay Phật xòe ra, có giống có hình bàn tay Phật nắm lại. Quả cây Phật thủ có thể to như quả bưởi, cũng có giống có quả nhỏ như tượng bàn tay vàng của Phật, vỏ quả khi chín có màu vàng tươi, chứa tinh dầu thơm và dễ bảo quản

Đa số các nước vùng châu Á xem cây phật thủ là loài cây tâm linh bởi nó liên quan đến một truyền thuyết  trong phật giáo.

Công dụng của trái cây Phật thủ

quả Phật thủ có hình tay Phật,có giống giống hình bàn tay Phật xòe ra, có giống có hình bàn tay Phật nắm lại

Phật thủ là một vị thuốc dân gian. Theo tài liệu cổ, Phật thủ vị cay , đắng và chua, tính ôn, vào 2 kinh phế và tỳ. Có tác dụng lý khí, cầm nôn mửa, hóa đờm, giúp tiêu hóa, chữa ho. Dùng trong trường  hợp bụng đầy đau, biếng ăn, nôn mửa, ho.

Quả và hoa cây Phật thủ đều được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, những người có thể trạng hư nhược không nên dùng. Người bình thường cũng không nên lạm dụng vì ăn quá nhiều Phật thủ gây tổn hao khí.
– Đau bụng kinh: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, 6 gr đương quy, 6 gr gừng tươi, 30ml rượu gạo, tất cả sắc cùng nước để uống.

– Ra nhiều khí hư ở phụ nữ: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, khoảng 1m lòng lợn non (làm sạch), ninh nhừ để ăn.

 – Đau bụng do vị khí, can khí yếu kém: Lấy 6 gr phật thủ, 6 gr xuyên luyện tử, 9 gr thanh bì sắc uống ngày 2 lần.

– Giã rượu: Lấy 30 gr phật thủ tươi (hoa hoặc quả), sắc lên rồi cho người đang say rượu uống.

– Đau bụng do lạnh bụng: Lấy 15 gr quả hoặc hoa cây Phật thủ khô, 30 gr gạo tẻ rang thơm, sắc uống ngày 3 lần sẽ có kết quả tốt.

– Ho có nhiều đờm: Lấy 30 gr quả hoặc hoa cây Phật thủ, 15 gr đường phèn, hấp cách thủy, ngày ăn 1 lần.

– Đầy bụng, ợ hơi, chướng khí: Lấy vỏ quả cây Phật thủ tươi rửa sạch, ướp với đường trắng, nhai ăn từ từ sẽ có tác dụng.

-Tiêu hóa kém:Lấy 30 gr quả cây Phật thủ tươi, thái lát, sắc kỹ lấy nước uống.

Trongraulamvuon tổng hợp

Xem thêm

Đặc điểm sinh học, thành phần hóa học và công dụng của hạt tiêu

Tiêu là loại cây dây leo, thân dẻo, có thể mọc dài hơn 10cm. Khi …

25 loại quả kỳ lạ nhất thế giới, Việt Nam góp mặt hơn một nửa

Trang Elite Readers đã ‘lùng sục’ và tổng hợp 25 loại quả kỳ lạ nhất …