Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây ăn trái / Cẩn trọng khi uống nước dừa mùa nắng nóng

Cẩn trọng khi uống nước dừa mùa nắng nóng

Nước dừa là loại nước uống tự nhiên có tác dụng giải nhiệt vào mùa hè rất tốt. Đây là loại nước được sử dụng làm đồ uống phổ biến ở các nước nhiệt đới.

Trong nước dừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất như kali, canxi, chloride có tác dụng bồi dưỡng cơ thể. Theo Đông y, nước dừa có tính hàn, tác dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể.

uong nuoc dua 1 nenKhông chỉ làm nước giải khát, nước dừa còn được sử dụng để điều trị bệnh trong một số trường hợp.

Ví dụ như nước dừa có thể dùng để làm dịch truyền tại một số nước không có sẵn nước muối y khoa. Thông thường, nước dừa có thể dùng để làm nước điện giải trong trường hợp bị mất nước…

Theo THẠC SỸ, LƯƠNG Y VŨ QUỐC TRUNG “Dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu…) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng “ẩm khốn tỳ”, ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách”

1. Uống khi đi nắng về dễ ngã bệnh:

Nước dừa dù là thứ nước dùng để giải khát, giải nhiệt nhưng kinh nghiệm dân gian từ xưa đã đúc kết đây không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về.

Trong dân gian có câu: “Đi xa ngoài nắng, về nhà đứng uống nước dừa sẽ “trúng gió”. Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.

Nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, nếu vội vã uống nước dừa sẽ làm cho chân tay buồn rũ. giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn.

Nếu muốn giải khát bằng nước dừa, cần phải tuân thủ một nguyên tắc là ngồi nghỉ cho cơ thể hồi phục năng lượng, uống nước dừa từng chút một và không uống quá nhiều.

2. Gây hại sức khỏe nếu uống quá nhiều:

Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, nước dừa rất có hại cho sức khỏe nếu uống nhiều với lượng 3 – 4 trái/ngày.

Đặc biệt, với những người bị suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, thể hàn hay lạnh thì tác hại này càng rõ rệt.

Chiếu theo Đông y, nước dừa thuộc âm, có tính giải nhiệt, làm mát, nếu uống với lượng nhiều nhất định sẽ làm giảm huyết áp, mềm yếu gân cơ.

Vì thế, nếu lạm dụng quá nhiều nước dừa hàng ngày sẽ làm sức khỏe suy yếu đi, huyết áp tụt xuống thấp, vô cùng nguy hiểm.

Đặc biệt, với những người có sẵn bệnh huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, bệnh trĩ… thì không nên dùng vì có thể đem lại những tác hại khôn lường.

3. Những người không nên uống nước dừa

uong nuoc dua 2 nenVì những hạn chế trên của nước dừa mà những đối tượng sau đây cần hạn chế uống nước dừa, một số trường hợp cần kiêng hẳn nước dừa:

– Những người được bác sỹ Đông y chẩn đoán là có thể tạng dạng âm: Những người này thường cơ thể hơi yếu, da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, chân tay hay lạnh, ăn uống khó tiêu, chậm tiêu, dễ bị tiêu chảy, phân mềm…

– Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp, mệt tim do lạnh… là những bệnh thuộc thể hàn, nên kiêng nước dừa vì nước dừa cũng thuộc âm, tính hàn.

– Phụ nữ có thai 3 tháng đầu: Thông thường, phụ nữ có thai thường thích uống nước dừa để con trắng trẻo.

Nhưng thực tế, nước dừa chứa nhiều chất béo nên khó tiêu hóa, sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén của phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm

3 bài thuốc dùng trái dứa chữa sỏi thận

Dưới cái nhìn của thầy thuốc Đông y, dứa còn được biết đến như một …

Quả dừa vì bổ dưỡng nên dễ gây nguy hiểm

Nếu lạm dụng các sản phẩm từ dừa thường xuyên trong ăn uống hàng ngày, …