Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Phân bón – bón phân

Phân bón – bón phân

Ai cũng biết thành phố xanh không đủ, nhà cũng phải xanh. Phân bón là một yếu tố mang lại lại cây xanh bền vững.

mam cayMột bài viết về phân bón rất thực tế, Trongraulamvuon xin giới thiệu bài viết của tác giả Hai Lúa đăng trên Tạp chí hoa cảnh tháng 8/2015 đến quí bạn đọc.

1. Phân bón

” Cây mua về hay chết hoặc không tốt như ban đầu” nghe mãi. Nguyên nhân thì nhiều, từ phân, đất, thuốc, môi trường… Điều đang nói đến là phân.

Nói đến phân, có không ít người nói “đâu có gì khó, cho phân bò vào là sống”, “bón phân bò rồi, tại sao không thấy ra hoa?”, có người thắc mắc.

Ăn cho sống thì đơn giản, ăn cho phát triển hơi đòi hỏi vì cây cũng như người, đều là sinh vật. Người chỉ uống nước thôi cũng không chết… cây cũng thế.

Có kết quả nghiên cứu: rễ cây hấp thụ dinh dưỡng phải ở trong trạng thái chất lỏng, và chất dinh dưỡng cây cần chia ra “đa lượng”: gồm có đạm (N), lân (P) và kali (K), “trung lượng”gồm có Ma-nhê (Mg), Can-xi (Ca), Lưu huỳnh (S); “Vi lượng” có Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Măn gan (Mn), Bor (Bo), Mo-líp-đát (Mo).

Trong mảnh đất tự nhiên thường có các chất dinh dưỡng, nhưng trong chậu hầu như thiếu đủ thứxuyên , buộc phải bón thường xuyên cho cây, đặc biệt là đa lượng, nếu không thì dễ lìa cành xa chủ. Thiếu đạm cây không lớn, không xanh. Thiếu lân rễ không phát triển, không khỏe. Thiếu kali cây không cứng, rễ không khỏe, trái không ngọt, hoa không sắc, củ không chắc . Do vậy phân sản xuất ra buộc phải ghi rõ thành phần dinh dưỡng để cho người mua bón đúng theo nhu cầu của cây. Đây là qui định thế giới, nước nào cũng phải thực hiện, như nhau.

Phân trở thành hàng hóa cũng đa dạng không thua kém các mặt hàng khác . Ở Thái Lan có trên 300 công thức khác nhau, tha hồ lựa chọn

Ở Việt Nam về phân đơn thường thấy Urê (46-0-0), Kali (muối ớt), lân. Phân tổng hợp vô cơ cũng rất nhiều công thức từ 30-10-10, 6-30-30, 20-20-20, 15-30-15, 16- 16-8, 20-20-15, 16-20-0,… Phân hữu cơ có phân Dynamic, phân bò, phân gà, phân trùn, phân dơi,…

Trước phân hóa học hay vô cơ chiếm lĩnh thị trường, người xưa toàn dùng phân hữu cơ từ phân chuồng, phân xanh, phân ủ… sau bón phân vô cơ liên tục thời gian dài làm cho đất bạc màu. Xu hướng ngày nay buộc phải phối hợp cả hữu cơ và vô cơ, nông nghiệp mới bền vững.

Trước đây tất cả phân đều bón gốc, cho ăn qua đường rễ; về sau khoa học chứng minh “lá” hấp thu dinh dưỡng được không thua rễ mới có phân “bón lá”.

 Phân bón lá rễ ăn được phân bón rễ lá chịu thua do vậy phân bón lá giá hơi cao hơn phân bón gốc và có thành phần dinh dưỡng nhiều, giá thường cao hơn chút ít. Gần đây còn có phân “tan chậm” bón một lần đến 6 tháng sau mới bón lại.

Phân giả ai cũng nguyền rủa mà vẫn còn giả nghĩa. Phân giả là không theo đúng thành phần dinh dưỡng đã báo trên bao bì. Ví dụ công thức N-P-K= 30-10-10 nghĩa là trong 100 phần (hay 100 kg) có N=30%, P=10%, K=10%, nên cộng thành 50%, phần còn lại 50% là nguyên liệu để kết hợp sản xuất gọi  là phụ gia.

Đem phân đi kiểm thì biết ngay, nếu có 1 nói 10 thì chết người mua, có A nói B chết cả người lẫn cây.

2 Bón phân

Có người nói “bón chiều mát tốt” lại có người khẳng định “phải sáng sớm mới đúng”. Thật sự đều được hết, nhưng cần hiệu quả cao nên bón sáng, trước 10 giờ. Cây và con người đều nhờ ánh sáng ban ngày. Bón sáng thời gian làm việc dài hơn chiều, được việc nhiều hơn, chắc không khác gì người ăn sáng tiêu hóa hết, ăn tối hơi dư thừa.

Thông thường phân bón gốc hay rải rồi tưới nước, đối với kiểng hay cây trong chậu nên pha nước tưới tốt hơn . Ngâm khoảng 5 phút, tỷ lệ 1 kg phân pha 200 lít nước hoặc 1 muỗng canh 4 lít nước. Thời gian phải định kỳ: nữa tháng 1 lần hay một tháng 1 lần, nếu được 1 tuần 1 lần thì càng tốt, không nên bón tùy hứng.  Về phân bón lá thường có chỉ dẫn, cần tuân theo .

Bón phân ai cũng biết phải bón theo nhu cầu của cây. Cây cần phát triển “dinh dưỡng” khác với ra hoa hoặc ra hoa rồi.

Đối với cây cảnh thường dùng phân tổng hợp có cả N, P, K thêm trung lượng và vi lượng nữa càng tốt, không nên bón phân đơn, nếu cần bón Urê thỉnh thoảng không sao; pha 1 muỗng canh 20 lít nước là vừa.

Bón theo nhu cầu để cho cây phát triển thì N phải nhiều hơn các thành phần khác (30-10-10) cần ra hoa phải dẫn đầu (6-30-30) ra hoa rồi nên cho đa lượng bằng nhau (20-20-20). Hoa tàn cây cần hồi sức phát triển tiếp quay lại bón N dẫn đầu (30-10-10)

Nói thì như vậy, khi thực hiện phải thực tế. Về hàng phân cũng không biết bao nhiêu  công thức cả vô cơ lẫn hữu cơ. Về thể loại cây, có cả cây trong mát, ngoài trời, ngắn ngày, lâu năm, lá kim, lá thường.

Trong trường hợp cây ngắn ngày là các loại rau bón Urê được, phân bón chuồng là bò, gà, heo, trùn, dơi thì càng tốt. Trong các phân chuồng hầu như nhiều đạm, chỉ có phân dơi là nhiều lân, bón phân bò không ra hoa là do nguyên nhân đấy.

Phần Phong Lan (Lan nhà) thì thường ra hoa quanh năm nghĩa là vừa phát triển vừa ra hoa thì nên sử dụng biện pháp luân phiên nhau cả 3 công thức là 30- 10 – 10, 6-30-30 và 20-20-20.

Ngoài phân gần đây còn có chiêu dùng các chất tăng trưởng là Vitamin, học- môn… không khác gì người thế kỷ 21.

Phân bón-bón phân thật sự rất gần gũi mà lại xa cách chắc do thấy hoài, gặp mãi rồi tưởng biết hết, không khác gì người thân quen thân… có cái mình đâu có biết, phải không? Vì vậy bài này nhằm gợi ý, lỡ có biết thì cho qua.

Tác giả : Hai Lúa – Tạp chí hoa cảnh T8/2015

Xem thêm

Cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng, đậu nành

Phân hữu cơ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trồng cây tuy nhiên làm sao tận dụng tối đa hiệu quả của các nguồn dinh dưỡng đó lại là vấn đề khác. Dưới đây xin chia sẻ kinh nghiệm cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng và đậu nành .

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :