Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Cách bón phân đạm cho kiểng lá

Cách bón phân đạm cho kiểng lá

Cây kiểng lá nói chung dễ trồng và thích nghi rộng. Giống kiểng lá có nhiều loại có sẵn trong nước hoặc ngoại nhập.

Hiện nay, kiểng lá đang trồng ở các tỉnh gồm những loại như kim phát tài, thiên tuế, kim thủy tùng, trúc bách hợp, cau vua, cau sâm banh, cau đuôi chồn, cau vàng lấy lá, cây trúc đốm dùng bán đọt, trầu bà… Ngoài việc sử dụng kiểng lá để trang trí, một số loại kiểng lá còn dùng để kết hoa, cắm hoa nghệ thuật nên nhu cầu ngày càng tăng. Nhiều hộ nông dân trồng kiểng lá đã vươn lên giảm nghèo và trở thành khá giả.
Nếu trồng trong đất, nên làm đất kỹ, sạch cỏ dại và có thể rào xung quanh hay trồng trong nhà lưới dễ chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh. Tưới nước tùy theo cây và ẩm độ có thể tưới hàng ngày hoặc 2 – 3 ngày/lần.

Lá cau vàng trong nghệ thuật cắm hoa
Lá cau vàng trong nghệ thuật cắm hoa

Phân đạm quyết định chiều dài và chất lượng của kiểng lá.

Kỹ thuật bón phân nói chung tùy theo mỗi loại kiểng lá cụ thể. Phân bón và cách bón cũng tùy loại cây kiểng lá và trồng trên đất hoặc trong chậu. Tuy nhiên có một nguyên tắc chung là cây kiểng lá hầu hết chỉ cho lá, thân, nhánh; một số ít có hoa. Đa số không cho hoa, quả, củ nên kỹ thuật bón phân là điều khiển quá trình sinh trưởng thân lá. Do đó vai trò của phân đạm là quan trọng nhất, sau đó mới đến lân, kali và trung vi lượng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy phân đạm làm tăng chiều dài và số lượng lá, chồi, nhánh. Tuy nhiên, không nên tưới hoặc bón quá nhiều đạm hoặc phân bón lá làm cho cây quá tốt, mượt mà nhưng cây yếu và khi bán cho người trồng sẽ dễ chết yểu.

Nên bố trí trồng những loại kiểng lá có đặc điểm thực vật giống hoặc gần giống nhau để phù hợp với kiểu chăm sóc và điều kiện sinh thái. Chăm sóc tốt cây kiểng lá sẽ cho năng suất cao. Tùy cây lớn nhỏ, dài ngày hoặc ngắn ngày mà điều chỉnh lượng phân bón phù hợp và không bón vượt mức tối đa sau đây:

– Bón lót khi trồng cho 1 cây từ 1,5 – 2kg phân chuồng hoặc hữu cơ + 10 – 100g urea + 5 – 30g phân hỗn hợp NPK hoặc 20 – 50g phân lân + 5 – 20g kali.

– Bón thúc: Lần đầu (sau trồng 10 – 15 ngày): 10g urea + 20g phân hỗn hợp NPK/cây. Sau đó bón thúc định kỳ mỗi tháng một lần bằng cách ngâm phân urea + lân + kali hoặc hỗn hợp NPK tưới với thùng tưới 10 lít nước (mỗi lần khoảng 10g urea + 20g NPK). Có thể bón bổ sung phân hữu cơ hoặc phân chuồng 2 lần/năm.

Theo bannhanong (Theo Dân Việt)

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Hãy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ con bằng việc cùng chúng trồng rau làm vườn

Sẽ không có cách nào tốt hơn để nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ con …