Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Các phương pháp sử dụng thuốc BVTV hiệu quả

Các phương pháp sử dụng thuốc BVTV hiệu quả

1. Các phương pháp sử dụng thuốc BVTV

Phương pháp sử dụng thuốc BVTV phổ biến nhất là hòa với nước phun lên tán lá cây. Các thuốc BVTV hòa nước phun là các dạng nước, thuốc bột hòa nước. bột thấm nước.

Ngoài ra còn có các phương pháp phun thuốc bột, rải thuốc hạt xuống đất, trộn hoặc ngâm hạt giống, thuốc xông hơi kho tàng…tùy theo đặc điểm thuốc và đối tượng phòng trừ.

Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật

2. Sử dụng thuốc  BVTVcó hiệu quả

2.1 Chỉ nên sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết

 Dịch hại chỉ có thể gây hại cây trồng khi chúng phát triển tới số lượng nhất định, gọi là ngưỡng gây hại. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi dịch hại đã hoặc sắp có khả năng phát triển tới ngưỡng gây hại thì mới cần dùng thuốc BVTV phòng trừ (nên còn gọi là ngưỡng phòng trừ). Đặc biệt một số trường hợp cần phun ngừa sớm.

Ngưỡng phòng trừ một số sâu bệnh chính hại lúa tạm thời xác định như sau (theo IRRI):

– Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh (20-40 ngày sau sạ) tác hại sâu bệnh nhẹ hơn do khả năng đền bù của lúa cao và cũng là thời kỳ thiên địch trong ruộng đang phát triển nên hạn chế dùng thuốc trừ sâu.

– Không nên phun thuốc định kỳ nhiều lần mà không dựa vào kết quả điều tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng.

2.2 Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”

+ Đúng thuốc:

 Chọn sử dụng loại thuốc có hiệu quả cao với loại dịch hại cần trừ, ít độc hại với con người, thiên địch và môi trường, chú ý sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học.

Không sử dụng thuốc không có nguồn gốc, thuốc cấm sử dụng và thuốc không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng.

+ Đúng lúc:

Nên sử dụng thuốc BVTV khi dịch hại phát triển tới hoặc gần tới ngưỡng phòng trừ, khi sâu còn nhỏ tuổi. Nói chung không nên phun thuốc sớm hoặc trễ quá, ngoại trừ một số trường hợp cần phun ngừa sớm.

Không phun thuốc khi trời đang nóng quá, đang sấp mưa, khi cây đang nở hoa rộ. Thuốc trừ cỏ cần dùng đúng thời gian hướng dẫn.

+ Đúng nồng độ và liều lượng

        Nồng độ là độ pha loãng (độ đậm đặc) của thuốc trong nước để phun lên cây, thường tính bằng % hoặc ml, gam thuốc thành phẩm cho một lít, 1 bình phun hoặc 10 lít nước. Không pha đặc hoặc loãng hơn nồng độ hướng dẫn trên nhãn thuốc.

        Liều lượng là lượng thuốc thành phần hoặc lượng hoạt chất sử dụng cho một đơn vị diện tích (là 1 sào, 1 công hoặc 1 heta). Tùy theo hiệu lực diệt sâu bệnh mà liều lượng thuốc cần dùng có khác nhau. Cây lớn, tán lá dày cần nhiều thuốc hơn cây nhỏ.

        Kết hợp nồng độ và liều lượng tính ra lượng nước cần phun. Thí dụ có loại thuốc hướng dẫn nồng độ pha 0,2% (pha 2ml thuốc cho 1 lít nước), liều lượng dùng là 1 lít nước thuốc/ha, lượng nước cần dùng để phun sẽ là 500 l/ha .

        Chú ý đảm bảo lượng nước phun để thuốc đủ trang trải đều khắp tán lá cây và không lãng phí thuốc.

+ Đúng cách:

Cần phun rải đều và chú ý những chỗ sâu bệnh thường tập trung nhiều (rầy nâu, bệnh đốm vằn thường ở góc lúa, bọ trĩ và nhện thường ở mặt dưới lá). Thuốc hạt dùng rải xuống đất, không hòa nước phun. Thuốc trừ cỏ lúa cần đảm bảo độ ẩm và chế độ nước ruộng thích hợp với loại thuốc . Khi sâu bệnh phát sinh nhiều và kéo dài có thể phải phun hai lần cách gần nhau (3-7 ngày).

– Sử dụng luân phiên thuốc: Luân phiên là thay đổi loại thuốc giữa các lần hoặc các vụ để không gây tính chống  thuốc cho sâu bệnh, hiệu quả phòng trừ sẽ cao hơn.

– Pha hỗn hợp thuốc: Là pha chung 2 hoặc nhiều loại thuốc trong 1 bình phun để các thuốc bổ sung tác dụng cho nhau, tăng hiệu lực phòng trừ, diệt được nhiều loại dịch hại cùng lúc, giảm số lần phun.

        Thường pha chung thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh khi cùng lúc phải trừ cả sâu và bệnh. Không pha chung thuốc trừ sâu, trừ bệnh với thuốc trừ cỏ.

        Để cùng trừ sâu, trừ bệnh hay cỏ có thể pha chung thuốc tiếp xúc với thuốc nội hấp, thuốc có gốc hóa học khác nhau, thuốc có phổ tác dụng khác nhau.

        Chú ý cần phun đến đâu pha chung đến đó, một số thuốc không pha chung với nhau (thuốc Bordeaux có tính kiềm, không pha chung với các thuốc khác, không pha chung thuốc kháng sinh với thuốc vi sinh…)

        Hiện đả nghiên cứu và pha chế sẵn nhiều loại thuốc hỗn hợp thuận tiện cho việc sử dụng phòng trừ sâu bệnh. Một số thuốc hỗn hợp như thuốc trừ sâu Dragon (Chlorpyriphos Ethyl + Cypermethrin), Vitasuper (Imidacloprid + Profenofos), thuốc trừ  rầy Applaud – Bas (Buprofezin + Fenobucarb), thuốc trừ cỏ lúa Viricet (Pyrazosulfuron ethyl + Quinclorac), thuốc trừ cỏ cạn Gardon (Glyphosate + 2,4D).

Theo KS Nguyễn Mạnh Chinh

Xem thêm

Ứng dụng axit humic và rong tảo để sản xuất hoạt chất kích thích sinh học

Ngày nay, các loại hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng …

Phương pháp mới giúp tăng năng suất cây trồng không cần dựa vào biến đổi gen hay thuốc trừ sâu

Một loại vi khuẩn tương tự như vi khuẩn trong dạ dày của con người …