Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Bệnh thối đen gốc thân cây lan

Bệnh thối đen gốc thân cây lan

Bệnh thối đen gốc thân do một số nấm như  Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani, Snclerotium rolfii… gây ra, trong đó chủ yếu là do nấm Fusarium oxysporum. Ngoài cây lan , nấm này còn gây hại trên nhiều loại cây rau  màu khác như cà chua, khoai tây  một số đậu đỗ….Bệnh thối đen gốc thân thường phát sinh, phát triển và gây hại nhiều trong điều kiện nhiệt độ không khí vào khoảng 25- 30o C, ẩm độ trong giá thể và ẩm độ trong không khí cao, vì thế vào mùa mưa hoặc ở những vườn lan được tưới quá nhiều làm cho vùng rễ luôn bị ẩm ướt dễ bị bệnh thối đen gốc thân gây hại nặng.

Thực tế cho thấy nấm bệnh thối đen gốc thân thường tấn công trên những cây lan được trồng trên chất liệu giữ nhiều nước và giữ nước lâu như vỏ trái dừa khô, bột xơ dừa… mà một số người chơi lan “tài tử” thường hay dùng. Hoặc trên những giá thể đã quá cũ bị nhiều rong riêu đeo bám,Chính những lớp rêu này đã lưu giữ nước lâu trong chậu lan sau khi tưới.

Giá thể trồng lan phải dễ thoát nước, tránh cho cây bị úng - dễ bị Bệnh thối đen gốc thân
Giá thể trồng lan phải dễ thoát nước, tránh cho cây bị úng – dễ bị Bệnh thối đen gốc thân

Nấm bệnh tấn công thường phá hại bộ rễ và phần cổ rễ của cây lan còn non, sai đó lan dần lên phía trên, chỗ bị bệnh thối đen chuyển dần sang màu tím và cuối cùng khô héo, làm cho bộ lá của cây lan khô héo dần. Nếu bệnh nặng có thể làm cây lan con bị chết trong thời gian vài ba chục  ngày . Nếu bệnh nhẹ có thể cây vẫn còn sống nhưng suy yếu, còi cọc, chậm lớn, chậm ra bông và bông thường nhỏ, xấu, tàn nhanh.

Phòng trừ

Không trồng những cây lan con có biểu hiện nhiễm bệnh.

– Không dùng vật liệu lưu giữ nhiều nước để làm giá thể trồng lan.

– Với những giá thể ít giữ nước như than, dớn…không nên dùng qúa lâu làm cho chúng bị hư mục, rong rêu bám và phát triển nhiều. Thỉnh thoảng phải thay giá thể.

– Thường xuyên thu gom những bộ phận bị bệnh thối đen đem tiêu hủy, để hạn chế bệnh lây lan sang những cây khỏe xung quanh.

– Nên cách ly những chậu bị bệnh để tiện cho việc chăm sóc, xử lý.

– Sau đó có thể pha một trong những loại thuốc : Topsin M 70WP, Rovral 50 WP, Viben 50 BTN, Fudazol 50WP…. với liều lượng 1-2g thuốc / 1lít nước rồi  nhúng cả chậu và cây vào ngâm trong vòng khoảng 10-15 phút. Cũng có thể phun trực tiếp lên cây lan, nên phun kỹ đều cả 2 mặt trên , dưới lá, thân, gốc và cả bộ rễ lan. Phun định kỳ 7-10 ngày/ lần. Nên tham khảo liều lượng dùng trên nhãn thuốc.

Xem thêm

Hoa lê: Trường thọ, hiếu thảo.

Ý nghĩa của các loài hoa, cây cảnh mà bạn nên biết khi mang về nhà

Cẩm tú cầu: Một biểu tượng thể hiện tình yêu, lòng biết ơn và giác …

Hướng dẫn cách sử dụng phân bón lá 6 – 30- 30 – 30 +TE

Phân bón lá 6 – 30- 30 + TE  là phân bón lá cao cấp, …