Trang chủ / Cách trồng rau / Kỹ thuật trồng cây sả cho cả qui mô gia đình và nhà vườn

Kỹ thuật trồng cây sả cho cả qui mô gia đình và nhà vườn

Sả là loại cây không kén đất, nó được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi. Trong mỗi gia đình cần có một bụi sả để dùng dần. Người ta chỉ không trồng nổi sả trên vùng đất ngập nước.

 

 1. Đặc điểm sinh học.

Sả thuộc họ Hòa thảo, tên khoa học là Cymbopogon nasdus Rendl.
Sả là cây thân cỏ, sống được lâu năm. Sả thường thì mọc thành bụi rậm, thân sả cao khoảng 80 – 150 cm. Thân sả hình tròn và được tạo thành bởi các bẹ lá ôm sát vào nhau. Phần gốc sả có nhiều đốt màu tím, củ sả thực ra là thân sả phình to ra và nổi lên trên mặt đất. Củ sả có màu xanh nhạt, thuôn dài. Lá sả hẹp, dài giống như lá lúa, mép lá có răng cưa nhỏ, đầu lá cong. Hoa sả có nhiều bông nhỏ, không có cuống.
Sả có thể sống lâu năm nhờ vào bộ rễ. Rễ sả phát triển khoẻ, hút chất tốt, rễ ăn sâu…

2. Chế biến.

Sả cũng là loại cây gia vị dùng được trong món ăn và làm các vị thuốc.
Để luộc ốc người ta bỏ sả vào, món thịt chó cũng phải cần đến sả. Sả rang khô với mắm muối có thể thành món ăn mặn trong các ngày rét đậm.
Ở sả có một mùi thơm đặc biệt, tinh dầu của sả có chất xitral mang mùi chanh nên rất thơm. Người ta thường nấu sả với các loại lá khác để xông cảm, làm nước tắm cho thơm. Dầu sả trộn vào xà phòng cỏ thể giữ mùi thơm.
Tinh dầu sả có tác dụng tốt cho tiêu hoá, có thể đuổi muỗi, đuổi rắn. Lá sả có thể dùng để đun nước uống, củ sả cỏ tác dụng lợi tiểu, chữa cảm sốt.

3.Kỹ thuật trồng sả.

a.Xử lý đất.

Sả là loại cây không kén đất, nó được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi. Trong mỗi gia đình cần có một bụi sả để dùng dần. Người ta chỉ không trồng nổi sả trên vùng đất ngập nước.

b.Cách trồng sả.

* Trồng sả quanh nhà.

Trồng sả trong vườn khá đơn giản, chịu đất đầu hè hay chỗ sát hàng rào. Để trồng sả phải đào hố sâu khoảng 20cm, bề rộng mỗi chiều khoảng 20cm. Bỏ vào hố 1 – 1,5 kg phân chuồng hoặc phân trùn quế rồi lấp đất lên. Chọn một hoặc hai nhánh sả, cắt lá rồi đặt nhanh sả nghiêng khoảng 15 – 20° so với chiều thẳng đứng sau đó lấp đất và nén chặt gốc. Sau khi làm xong, phải tưới nước để cây dễ mọc rẽ. Sau khoảng 10-15 ngày, khi sả bén rễ và nhú lá thì bón cho sả ít phân đạm .
Khi sả đã ra được 3 – 4 lá, ta phải vun gốc. Trồng được khoảng 1 tháng (15 ngày sau khi tưới phân lần 1) thì tưới tiếp lần 2. Đến khi cây 2 tháng thì tiếp tục vun gốc. Nếu được vun xới thường xuyên thì sả sẽ rất phát triển.

Trồng sả qui mô gia đình vừa dùng làm cảnh vừa là cây gia vị khi cần trong gia đình
Trồng sả qui mô gia đình vừa dùng làm cảnh vừa là cây gia vị khi cần trong gia đình

* Trồng sả trên diện rộng.

Bởii ứng dụng được trong nhiều công việc nên sả được trồng ờ khắp mọi nơi. Có chỗ người ta còn trồng thành ruộng. Ở nước đã có một số nông trường trồng sả để chưng cất tinh dầu. Trồng sả trên diện rộng cũng phải làm đất kỹ. Đất được cày ải vào cuối mùa khô, phải ải, bừa kỹ. Sau đó đánh luống cao 15 – 20cm, rộng khoảng 1,2 – l,4m, chiều dài khoảng 20m. Trong mỗi luống rạch 2 hàng theo chiều dọc cách nhau khoảng 80 cm, các hố trong hàng cách nhau 40cm. Trồng sả trong luống cũng phải bón phân kỹ càng. Người ta bón 15 – 20 tấn phân chuồng, 200 – 300 kg phân lân cho 1 ha. Bỏ phân đã trộn đều vào hố rồi lấp đất, sau đó đặt sả xuống rồi lấp đất sâu 8cm, nén chặt gốc và tưới nước.

Sau khoảng 10-15 ngày sả bắt đầu bén rễ, ra lá non, lúc đó nên chú ý bỏ cây chết, dặm lại cây mới. Khoảng 20 – 25 ngày bón nhẹ sunfat đạm (100 – 150 kg/ha) kết hợp với vun gốc. Sau 1-1,5 tháng tiếp tục bón phân và vun gốc lần 2.

Sả là cây phát triển nhanh lấn át được cỏ đại. Sả ít bị sâu bệnh nhưng thỉnh thoảng cũng xuất hiện một vài triệu chứng. Có những lúc phát hiện thấy bệnh nấm gây ra vàng lá, chết cây. Để tránh bệnh nàv người ta phun bằng một số loại thuốc trị nấm như Randomit, Topxin, Zincoper.

Trồng sả trên qui mô lớn
Trồng sả trên qui mô lớn

4. Thu hoạch sả.

Sả trồng được 3-4 tháng thì có thể ăn được. Người ta tỉa các củ to để ăn dần rồi lại vun gốc cho cây phát triển.
Nếu trồng để lấy dầu thì phải đợi sả già (trồng 10 – 12 tháng), lúc đó sả sẽ cho lượng dầu cao. Để chưng cất dầu, người la dùng cả củ lẫn lá (thường cắt cách gốc 8 cm để lấy lá). Sau đó vun gốc, tưới nước, bón phân để cây tiếp tục sinh sôi. Đợi khoảng 5-6 tháng thì lại thu hoạch tiếp. Cứ luân phiên như vậy sẽ có nguyên liệu để chưng cất dần quanh năm.

Xem thêm

10 lợi ích của cây sả

Sả không chỉ dùng để khiến món ăn thơm ngon mà còn rất nhiều lợi …

Các cách dùng cây sả chữa bệnh

Theo Đông y, sả có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm …

1 bình luận

  1. Bài viết Kỹ thuật trồng cây sả cho cả qui mô gia đình và nhà vườn rất hay! mình sẽ áp dụng trồng trong nhà vườn!