Trang chủ / Cách trồng rau / Dinh dưỡng rau & kỹ thuật chế biến rau / Quả mơ- nguyên liệu của ô mai mơ, xí mụi

Quả mơ- nguyên liệu của ô mai mơ, xí mụi

Mơ chín rộ lúc hè về. Mơ  có thể ăn tươi hay chế biến thành nước quả, nước cất mơ, ô mai , xí muội…

1.Nước quả mơ

Quả của Bạch mai ( quả mơ) lúc chín -Apricots fruit
Quả của Bạch mai ( quả mơ) lúc chín -Apricots fruit

Nước ép từ quả mai mơ được rút ra bằng cách ngâm nó với đường. Tại Trung Quốc, nước quả  mơ chua được làm từ mơ hun khói ( ô mai tức mai mơ sẫm màu). Nó có màu từ cam ánh hồng nhạt tới đen ánh tía và thường có vị hơi mặn và hơi khói. Theo truyền thống nó được tăng thêm hương vị bằng hoa mộc tê (Osmanthus fragrans), và được uống ở dạng lạnh trong mùa hè. Nước quả sản xuất tại Nhật Bản và Triều Tiên, làm từ quả mai mơ còn xanh, có vị ngọt và hương thơm, được coi là đồ uống giải khát trong mùa hè. Tại Triều Tiên, nước quả maesil, được tiếp thị như là loại đồ uống bổ dưỡng, ngày càng trở nên phổ biến. Nó được sản xuất ở quy mô công nghiệp dưới dạng xi rô đậm đặc có vị ngọt chứa trong các bình thủy tinh; được hoàn nguyên để dùng bằng cách khuấy một chút xi rô trong cốc nước. Xi rô này cũng có thể làm tại gia bằng cách lưu trữ một phần maesil tươi trong bình chứa với một phần đường (nhưng không có nước). Tương tự ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, nước xi rô làm từ mơ ngâm đường là thứ đồ uống khá thông dụng trong mùa hè ở miền Bắc Việt Nam.

2.Rượu mùi

Một cốc umeshu (mai tửu) pha đá

Rượuquả  mơ, hay vang quả mơ, khá phổ biến tại Nhật Bản và Triều Tiên, Umeshu ( mai tửu) tức là rượu mai mơ, đôi khi gọi là “vang mai mơ”) là một loại đồ uống chứa cồn của người Nhật được làm bằng cách ngâm các quả  mơ còn xanh vào trong shōchū ( thiêu trữu: một dạng rượu gạo của Nhật Bản). Sau khi ngâm nó có vị ngọt và êm. Hương vị của umeshu có thể hấp dẫn cả những người mà thông thường không thích uống rượu. Loại rượu mùi tương tự ở Triều Tiên, gọi là maesil ju ( Mai thực tửu), được tiếp thị dưới nhiều tên gọi thương phẩm khác nhau như Mae Hwa Su, Mae Chui Soon, Seol Joong Mae. Các dạng rượu mai mơ của Nhật Bản và Triều Tiên đều có loại chứa nguyên quả mai mơ trong chai.

Tại Trung Quốc, rượu mai mơ được gọi là (mai tửu). Nó có màu đỏ.

Rượu mơ giúp ăn ngon, đỡ khát nước. Có thể pha nước uống giải khát. Ngày uống 30-60ml.

Vị chua của  quả Mơ có tác dụng kích thích làm tiết nước bọt. Lợi dụng phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ vị chua của mơ là hợp với khoa học. Quả mơ là thứ quả quý giải khát, sinh tân dịch, là vị thuốc Đông y nổi tiếng.

 Quả Mơ xanh được gọi là thanh mai, đem ngâm rượu gọi là rượu thanh mai, có thể chữa viêm dạ dày, nôn mửa, đau bụng, phong thấp, đau khớp xương, phòng cảm nắng, cảm nóng. Thanh mai được sấy khô có màu sẫm gọi là ô mai, là vị thuốc thường dùng trong điều trị lâm sàng của Đông y. Ô mai vị chua, tính bình, vào đường kinh can, tì phế, đại tràng, có công hiệu nhiều mặt, chữa được nhiều bệnh.

Tại Việt Nam có một số loại rượu mùi khá nổi tiếng làm từ quả  mơ như: Rượu quả  mơ Núi Tản, Rượu quả  mơ Yên Tử, Rượu  quả mơ Hương Tích…

Tại Đài Loan, sự cách tân phổ biến theo phong cách Nhật Bản của umeshu kể từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai là ô mai tửu, được sản xuất bằng cách trộn mai tửu), lí tửu ( tức rượu mận) với rượu từ trà ô long

3.Mai mơ muối và mứt mai mơ

Umeboshi

Umeboshi , hay mai mơ muối (mai mơ ngâm), là một đặc sản của người Nhật. Được tạo hương vị bằng muối với lá shiso (tía tôPerilla spp.), nó có vị khá chua và mặn, và vì thế chỉ nên ăn một cách vừa đủ. Umeboshi nói chung được ăn cùng cơm. Trong ẩm thực Trung Hoa, mai mơ ngâm dấm và muối gọi là toan mai tử , và nó có vị chua và mặn tương tự như umeboshi.

Thoại mai ,là tên gọi để chỉ chung một số loại thực phẩm của người Trung Quốc trong đó có mai mơ ngâm với đường, muối và một số loại thảo dược khác như cam thảo. Nói chung có hai dạng thoại mai: dạng khô và dạng ướt (ngâm dầm). Tuy nhiên, hương vị và cách chế biến thì có sự khác biệt lớn giữa các khu vực.

Trong ẩm thực Việt Nam,dạng mai mơ khô tương tự như vậy gọi là ô mai hay xí muội, một món mà thanh thiếu niên rất thích, đặc biệt là nữ giới. Có lẽ ô mai gắn liền với thiếu nữ nên có nhà văn đặt ra cụm từ “tuổi ô mai” để chỉ những cô gái mới lớn. Còn từ “xí muội” có nguồn gốc từ cách phát âm trong tiếng Quảng Đông của từ “toan mai” (mai chua).

Ô mai mơ

Ô mai, là vị thuốc thường dùng trong điều trị lâm sàng của Đông y. Ô mai vị chua, tính bình, vào đường kinh can, tì phế, đại tràng, có công hiệu nhiều mặt, chữa được nhiều bệnh.

Ô mai được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, khó thở, phù thũng. Ngậm hoặc sắc uống. Ngày uống từ 3-6g. Còn dùng chữa giun (phối hợp với các vị thuốc khác), đặc biệt trong trường hợp giun chui ống mật. Ô mai có tác dụng do môi trường acid làm cho giun chui khỏi ống mật trở về ruột và bị tống ra. Ô mai còn dùng chữa chai chân, làm rụng trĩ. Bị chứng ho lâu ngày làm tổn thương phổi, phế khí phù tán dẫn đến ho khan khó khỏi: Có thể dùng ô mai kết hợp với bán hạ, hạnh nhân, bách hợp, tử uyển, túc xác, hoàn phác hoa điều trị.

Tổng hợp

Xem thêm

Ô mai trừ ho

Theo Đông y, ô mai có vai trò cốt yếu trong chữa trị các chứng …