Lá lốt dùng chữa bệnh phong thấp

Lá lốt Piper lolot C.DC
Lá lốt Piper lolot C.DC

Lá lốt là cây thân thảo đa niên, có tên khoa học Piper lolot C.DC thuộc Họ hồ tiêu (Piperaceae. Một số địa phương còn gọi là “nốt”, (ở Nam bộ có nơi gọi là “Lá lốp”).

Cây lá lốt cao khoảng 30-40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim ở gốc, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có gốc bẹ ôm lấy thân. Hoa mọc thành bông đơn tính. Quả mọng, chứa một hạt.

Lá Lốt thường được trồng bằng mấu thân, cắt thành từng khúc 20 – 25cm, giâm vào nơi ẩm ướt, dọc bờ nước, trồng để lấy lá làm gia vị và làm thuốc.

Lá và thân chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat.

Do lá lốt có màu xanh đậm, mặt lá láng, thích nơi ẩm mát, trong bố trí cảnh quan lá lốt được trồng dưới các dạ cầu vừa tạo mảng xanh, vừa giữ vệ sinh thẩm mỹ cho khu vực này.

 Lá lốt không chỉ là vị thuốc dân gian mà còn là món rau và gia vị ngon miệng (đặc biệt với món thịt bò cuốn lá lốt). Mâm cơm có bát canh Lá lốt nấu với thịt nạc băm nhỏ hoặc nấu với tôm khô đã kích thích dịch vị, ăn xong thấy người khoan khoái dễ chịu.

– Lá lốt còn là một vị thuốc chữa bệnh bệnh Phong thấp gây ra bởi những cơn đau khớp gối và bả vai, khớp tay, chân nhất là khi thời tiết có biến động bất thường như giông bão, áp thấp hoặc lúc chuyển mùa. Lá lốp trị bệnh phong thấp có thể mua lá tươi nấu canh ăn hàng ngày, hoặc phơi khô sao vàng và đun nước uống, lá lốt nấu với nước muối ngâm chân, tay lúc còn ấm, kết hợp với xoa bóp làm máu huyết lưu thông ,tác dụng giảm đau rõ rệt.

Điều cần lưu ý khi dùng cây Lá lốt để chữa bệnh Phong thấp là cần kiêng kỵ món rau Nhút.

– Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư): Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút, chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào âm đạo, có thể xông nhiều lần.

– Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.

– Chữa lỵ: Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước, dùng uống.

– Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.

Tổng hợp

Xem thêm

Những thực phẩm ngăn ngừa sa sút trí tuệ

Người lớn tuổi Việt Nam thường quan niệm ăn gì bổ nấy chẳng hạn như …

10 lưu ý để rau quả giữ được nhiều dinh dưỡng nhất

Nhiều bà nội trợ vì muốn giữ rau, trái cây tươi lâu mà rửa qua, …

1 bình luận