Trang chủ / Cách trồng rau / Cách khử trùng môi trường trồng cây

Cách khử trùng môi trường trồng cây

1.Xử lý môi trường trồng cây

Sau một hoặc hai năm trồng cây trong sỏi (cát) các vi sinh vật gây bệnh tật có thể tích tụ, dẫn đến xu hưóng làm tăng khả năng nhiễm bệnh cho các cây vụ sau. Trong các trường hợp khác các điều kiện nhiễm bệnh có thể gặp ở thời kỳ cuối vụ. Trong mọi trường hợp đều cần phải thực hiện khử trùng hóa chất. Kỹ thuật khử trùng bằng phương pháp tưới ngầm rất đơn giản, không tốn kém mà lại có hiệu quả. Khử trùng bằng hóa chất sẽ chỉ kiểm soát được các bệnh thông thường do đất sinh ra thông qua hệ thống rễ. Trong thực tế khử trùng bằng hóa chất chỉ có thể được thực hiện khi không có cây trồng nồng độ hóa chất sử dụng sẽ gây hại cho cây.

Những loại hóa chất sau đây thường được sử dụng để khử trùng: formandehyt, natri clophenat và Clo hoạt tính. Người ta thường chọn formandehyt vì luôn có sẵn và rẻ tiền. Formandehyt là chất khí có thể mua được ở ngoài thị trường hoặc từ các cơ quan dược phẩm, nó chứa 40% nước và có tên thương mại là formalin. Khí formalin rất độc do vậy phải rất cẩn thận khi tiếp xúc với loại hóa chất này. Khi làm việc với lượng lớn cần phải đeo găng tay cao su.

Dưới đây đưa ra quy trình khử trùng cho bể thủy canh:
1) Đổ 1.000 lít nước vào bể chứa có dung tích 1350 1ít.
2) Trộn vào 13,5 lít formalin và khuấy đều trong vòng 10 phút.
3) Bơm dung dịch lên tới bề mặt của lớp sỏi (cát).
4) Sau dó đóng bơm lại và để cho dung dịch qua đêm, tốt nhất phía trên đậy một tấm polyetylen.
5) Tháo dung dịch chảy trở lại bể chứa.
6) Bơm tất cả dung dịch thải ở bể ra.
7) Bơm đầy nước vào để thau rửa bể chứa.
8) Rửa đi rửa lại 8 lần hoặc nhiều lần hơn nữa để chỉ còn chút ít formandehyt sót lại trong môi trường.
Người ta phải rửa sau khi khử trùng không những chỉ có cát sỏi mà còn cả các trang thiết bị, bơm, bể chứa và các đường ống dẫn.

5.2. Xử lý môi trường đá vôi

Tuy không đặt vấn đề làm vệ sinh nhưng người ta cũng đề ra lịch trình xử lý sơ bộ sỏi có chứa đá vôi. Phần lớn cát và một số sỏi có chứa chất canxi hoặc đá vôi ở dạng canxi cacbonat. Nếu không xử lý thì độ pH sẽ tăng lên yà sẽ tạo ra kết tủa phosphat, sắt và mangan trong dung dịch. Bất kỳ loại cát hoặc sỏi mới nào khi dùng cũng phải kiểm tra xem có cacbonat hay không bằng cách cho thêm một lượng nhỏ dung dịch axit clohyđric (không dùng axit sunfuric) vào cái cốc có chứa cát thấy sủi bọt lên chứng tỏ có cacbonat. Khối lượng nhiều hay ít thể hiện bằng cường độ và thời gian sủi bọt, sỏi có chứa trên 10% cacbonat được xem như là phải có canxi cacbonat nên cần phải xử lý sơ bộ. Có khác một chút ít so với lịch trình khử trùng sỏi bằng formandehyt.
Sử dụng dung dịch supephosphat bằng cách thêm 1,5 kg supephosphat (10,5% P) vào từng 500 l nước trong bể chứa, trộn trong một giờ rưỡi và để lắng qua đêm trước khi dùng. Độ pH của dung dịch này sẽ là 5 và nồng độ phospho ít nhất là 250 ppm P. Bơm dung dịch này vào sỏi và để qua đêm, từ từ đá vôi và các chất có chứa canxi sẽ bọc bằng chất phosphat không tan và như vậy nồng độ phospho trong dung dịch sẽ giảm xuống. Sau khi làm cho ướt đẫm, tháo dung dịch ra và dùng bơm nuớc để thau rửa sỏi, rửa đi rửa lại nhiều lần. Lúc đó sỏi hoặc cát đã xử lý có thể sử dụng để trồng cây.

 

Xem thêm

Những loại khoáng chất đa lượng cần thiết trong phân bón hoa hồng

Cách bón phân hoa hồng hiệu quả nhất (phần-5-2)

Có rất nhiều tài liệu trình bày về cách bón phân hoa hồng tuy nhiên …

Kỹ thuật thu hái và phân loại đóng gói hoa hồng

I. Kỹ thuật thu hái hoa hồng Kỹ thuật thu hái không những ảnh hưởng …